Phần 61
Vài chục page tiếp theo khen chê lẫn lộn.
Một cô gái có nickname: Zenny – có vẻ như là kẻ thù của Nhi Cây Trâm liên tục đăng tải thông tin bất lợi cho chị.
[Zenny]: “Tưởng ai, hóa ra là con Yến Nhi nhà bên Gò Vấp. Mọi người đừng tưởng nó dễ bị thằng nhóc này dụ tình, mèo nào cắn mỉu nào còn chưa biết được đâu. Con này mình còn lạ gì. Từ hồi cấp 3 đã chuyên ngủ với trai kiếm tiền, nhà nó bán quán ở ngõ cây trâm chứ đâu.”
[Lynalonely]: “Chị Zen đã nói là chuẩn, cái thứ người gì mà như con Nhi không biết”.
“…”
Topic nóng hổi trên đã tạo được sự chú ý đặc biệt của dư luận với hàng ngàn phản hồi sau đó.
Chúng tôi bỗng nhiên trở thành bia bắn cho hàng trăm người ác mồm ác miệng.
… Bạn đang đọc truyện Yêu nữ quầy bar tại nguồn: https://gaigoi.city
Buổi tối thứ 7 rảnh rỗi, cả gia đình kéo nhau sang thăm bà ngoại Nhi Cây Trâm.
Bà tuổi đã cao, sức khỏe yếu, những lúc trái gió trở trời thường xuyên đau nhức.
Cho đến gần đây lại bị bệnh tiểu đường chuyển sang ung thư.
Mắt bà bắt đầu đục, tầm nhìn hạn chế.
Mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà giao cả cho Nhi Cây Trâm thu xếp.
Từ chuyện nấu ăn, giặt giũ, tắm em… đến làm luận án chuẩn bị tốt nghiệp… một tay chị tự xoay xở.
Bước chân vào quán tạp hóa cũ kỹ bên góc đường, tôi không kìm lòng được, phải nắm chặt lấy bàn tay Thắm.
Từ khi bà bệnh nặng, quán cũ cũng đóng cửa kín bưng, hai gốc cây xiêu xiêu trước nhà làm chứng nhân cho bao nhiêu năm tháng.
Cái chốn tối tăm ẩm thấp này, không ngờ lại là nơi Con Điếm Có Bộ Mặt Thiên Thần lớn lên.
Nhi Cây Trâm chào đón chúng tôi khá gượng gạo.
Rồi chị thở dài “mọi người làm em ngại quá, lại đến đông đủ thế này, ngồi đi, ngồi đi”.
Trong số các thành viên, chỉ có tôi và Ngố lần đầu tiên tới đây.
Cả 2 chàng khờ đều nhìn Nhi đến ngây ngốc.
Trong căn nhà cấp 4 xập xệ, nét đẹp của Nhi Cây Trâm vẫn sáng bừng như 1 đốm lửa kiêu kỳ.
Cu Tí em Nhi mới chỉ học tiểu học, ba má đẻ nó ra gửi cho bà ngoại rồi vội vã đi luôn.
Thằng nhỏ thông minh lanh lợi, có cái mặt bầu bầu với hai con mắt sáng lay láy, hệt như chị nó.
Thấy đoàn khách bước vào nhà, nó chạy lăng xăng chào hỏi, khôn đáo để.
Sau đó Nhi Cây Trâm giục nó đi ngủ sớm.
Cu cậu vẫn còn quyến luyến, cứ đứng lấp ló mãi nơi cửa phòng.
Chúng tôi tới bên chiếc giường sắt có thanh nâng, loại dành riêng cho người bệnh.
Mọi trái tim cùng chung 1 nhịp đập.
“Xin phép được gọi bà là bà ngoại” – tôi và Ngố chân thành chia sẻ.
Bà ngoại đau ốm nằm 1 chỗ, nhưng giọng nói vẫn còn khỏe lắm.
Thấy có khách quý đến thăm, bà hơi cựa người rồi nói ra rã “là bạn bé Nhi đến chơi hả? Con là con Hồng hay đứa mô đây?”
Hồng Ngựa dẫn đầu cả nhóm đến trước giường, tự thân ngồi xuống 1 bên, chị ân cần hỏi han “con đây ngoại, sao? Bữa rày ngoại đỡ nhiều hơn chưa? Con dẫn thêm mấy đứa qua nhà mình chơi nè”.
Vì mắt ngoại kém, bà phải ngồi lại gần mới trông thấy Hồng Ngựa.
“Ờ, chu cha, bữa hôm tụi bay qua thăm tao còn để nguyên mớ sữa bánh kìa, có ai ăn hết đâu, tao khỏe lắm, hổng chừng vài bữa nữa là đi đứng lại bình thường được rồi, mày đừng có lo.”
“Con hổng lo sao được, nghe bé Nhi nói ngoại hay bỏ bữa lắm đúng hông? Sao ngoại hổng ăn nhiều vô, ăn ít dậy rồi lấy ai xách chổi đánh thằng Tí lúc bé Nhi vắng nhà?”
“Làm chi có? Tao bỏ bữa bao chừ, con Nhi xàm xàm bây”.
Nhi Cây Trâm chun môi “mới vừa hồi trưa nè chớ đâu”.
“Lâu lâu ngang cái bụng khó chịu, tao ăn hổng có vô”.
Bỗng bà lên giọng gọi “ủa? Đứa mô đây bay”.
Chị Thắm, chị Sam đồng thanh đáp “hai con quỷ cháu ngoại đây”.
Nghe cái giọng không lẫn đi đâu được, bà ngoại tức thì cười hiền “con Thắm, con Sam lâu lắm hông thấy ghé tao nha bây, còn con Linh, con Ngọc nữa đâu?”
“Dạ, tại kỳ này tụi con vướng nhiều việc quá, hai đứa nó còn chưa kịp về Sài Gòn”.
“Ờ vậy hả, bữa nay tụi bây làm cái nghề chi rồi”.
Bà nhắc đến chữ ‘nghề’, tim tôi thắt lại, nhìn sang Ngố, thấy anh cũng giật mình.
Chị Thắm đáp: “Con vẫn đang bán quần áo, con Sam đi buôn nhà đất, còn tụi con Linh con Ngọc vẫn như cũ đó ngoại”.
Linh DJ nói với bà rằng chị chuyên chỉnh nhạc cho người ta nhảy đầm (phải nói thế ngoại mới hiểu).
Còn Ngọc Dao Lam nói đang mở 1 garage chuyên sửa dòng xe vespa.
“Ừa, đứa mô cũng có có nghề nghiệp đàng hoàng là ngoại mừng lắm rồi” – nói đoạn bà nắm chặt tay Thắm và Sami, đôi cẳng tay gầy liu khiu run lên bần bật.
Tôi nhận thấy ánh mắt các cô nàng vội cụp xuống, che đi nỗi xấu hổ bên trong.
Bà ngoại rời 2 cô nàng, rồi chuyển sang phía tôi và Ngố, hỏi thăm nhiệt tình.
Dường như bà bị kích động quá, ho lên từng cơn sù sụ.
Các kiều nữ xúm xít, người xoa lưng, người đưa khăn mùi soa.
Ngoại nắm tay tôi, vỗ vai Ngố thân thiên, còn luôn miệng gửi gắm các cô cháu gái thân yêu.
Chắc bà biết thừa quan hệ giữa chúng tôi.
Trong lúc trò chuyện, ngoại luôn miệng nhắc: “Hồi nớ đến chừ, có ông giáo sư dạy trường con Nhi, hay ghé đây thăm tao lắm. Tụi bây có quen ổng không? Dạo này không biết sức khỏe sao rồi? Tội nghiệp ổng, mỗi lần tới là quà cáp bánh trái đầy nhà. Con Nhi nó quen được mấy đứa đúng là phúc phận lắm”.
Căn nhà nhỏ của Nhi Cây Trâm, tuy đơn sơ mà ấm áp biết bao.
Tình cảm của ngoại dành cho chúng tôi thật chân thành.
Kiếp gái điếm như các cô nàng lại càng thấm thía.
Sami ngồi được 1 lát rồi lấy cớ đi vệ sinh trốn ra sau nhà.
Lúc đứng dậy tôi còn thấy mắt chị đỏ hoe, cô điếm này có sao bộc lộ vậy, chẳng thể giấu giếm được ai.
Ôi, nếu bà biết mấy người chúng tôi lừa dối bà, chắc bà sẽ lên cơn nhồi máu cơ tim mất.
Cả gia đình nán lại tại căn nhà nhỏ đến rất lâu.
Từng chi tiết trong nhà: Bình trà, ấm nước, bộ bàn ghế, vách tường quét vôi xanh… đều in dấu sâu đậm trong tâm trí tôi.
Không thể ngăn nổi hình ảnh 1 ngày kia ngoại qua đời.
Tôi đứng bật dậy đi lòng vòng xung quanh.
Bố mẹ Nhi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, hàng tháng gửi tiền về chỉ vừa đủ chi phí trang trải cho 3 miệng ăn, thêm vào tiền học phí cho Nhi và đứa nhỏ đành phải vay mượn nhà nước.
Bà ngoại không dám ăn uống, có bao nhiêu cũng nhường cả cho cháu.
Từ khi Nhi Cây Trâm làm điếm có tiền cũng phụ giúp ít nhiều cho gia đình.
Vì thế, đồ đạc trong nhà nhiều thứ khá mới.
Căn bếp được sửa sang tương đối gọn gàng với gạch men trắng, nổi bật 1 góc nhà.
Phòng tắm cũng đủ đáp ứng những nhu cầu cá nhân.
Tôi nghĩ: Cái nghèo đeo bám con người không phải ai cũng đủ sức vượt qua, như Nhi Cây Trâm tuy lầm đường lỡ bước, nhưng ít nhất, chị ta có 1 động lực trong sáng.