Vẽ em bằng màu nỗi nhớ – Phần 34

Phần 34
Giờ nằm đây nghĩ lại, thấy ngày xưa cũng làm nhiều chuyện buồn cười thật! Nhưng đó là một phần tuổi thơ mà, tôi nhắm mắt và đi vào giấc ngủ.
Sáng hôm sau thức dậy khi nghe những tiếng gà gáy răm rang đằng sau nhà. Cũng gần 6 giờ sáng rồi. Nhìn con nhóc Ly thì vẫn ngủ ngon lành. Có lẽ hôm qua khóc nhiều quá nên hôm nay vẫn còn mệt. Lại giường kéo chăn lại cho con nhóc, nựng cái gò má phúng phính của nó một cái rồi tôi vào toilet đánh răng rửa mặt.
Xuống nhà giúp dì làm công chuyện lặt vặt trong nhà một chút rồi tôi ngồi vào bàn ăn sáng. Ăn được tí thì đã nghe tiếng dép chạy lạch bạch từ trên lầu chạy xuống. Không cần phải đoán cũng biết con nhóc Ly.
– Anh xấu nhe! Ăn sáng một mình. Sao không gọi em? – Hôm nay trong vẻ mặt có vẻ tươi tỉnh hơn hôm qua rồi.
– Thấy nhóc ngủ ngon quá nên để nhóc ngủ mà.
– Xía… Chứ không phải sợ em giành đồ ăn của anh hả? – Nó chạy lại sà vào bàn ăn luôn. Còn giành thức ăn với tôi nữa.
– Em quen nhỏ Miu lâu chưa? – Tôi vừa ăn vửa hỏi nó.
– Cũng lâu rồi anh.
– Nhỏ Miu có vẻ rành tính cách của em nhỉ?
– Kệ nó đi! Em không quan tâm.
– Hình như hôm nay Miu về quê rồi.
– Sao cứ nhắc Miu hoài vậy? Bộ thích nó rồi hả? – Nhóc Lỳ lườm tôi.
– Đâu có, thôi ăn đi. – Tôi cười trừ.
– À, có lộc ăn rồi! – Thằng Huy đi vào bếp và nói. Không biết nó đến từ lúc nào. Nó cũng sà vào bàn ăn luôn.
– Ế… người vô duyên, đồ ăn của Ly mà.
– Cho Huy ăn với.
– Không! Qua ăn chung với anh Khanh kìa!
– Thôi! Huy thích ăn với Ly thôi.
Mệt với hai đứa này ghê, tôi tranh thủ ăn nhanh rồi ra phía sau vườn cây ăn trái nằm võng hóng gió. Chú tôi trồng nhiều cây ăn trái lắm, muốn ăn gì cũng có. Năm võng há miệng ra là có trái rớt xuống để ăn, cư như há miệng chờ sung vậy. Tuy vậy mà hồi nhỏ cứ thích rủ nhóc Ly với Trinh béo đi ăn trộm vườn nhà người ta. Nằm chơi một lúc thì nhận được tin nhắn của Miu.
– Anh đang làm gì đó?
– Đang nằm há miệng chờ sung rụng nè em. – Tôi đùa.
– Là sao?
– Anh đùa thôi! Đang nằm võng ở vườn cây sau nhà. Không có làm gì hết. Em về tới quê chưa?
– Dạ rồi! Nhưng ở đây chán quá anh à! Không biết làm gì hết nên nhắn tin cho anh nè.
– Thôi ráng lên em, ở một tháng lận đó. Mới chưa đầy một ngày đã than rồi.
– Một tháng lâu thật, chắc sẽ nhớ người nào đó lắm!
– Nhớ ai vậy em?
– Đáng ghét… đáng ghét… – Một tin nhắn ngập tràng chữ đáng ghét của nhỏ.
Bỗng Linh gọi điện thoại cho tôi, em đang khóc, tiếng nói hốt hoảng.
– Anh Khanh! Đến bệnh viện gần nhà em ngay được không anh? Em sợ quá!
– Em bị làm sao mà vào bệnh viện?
– Dạ không phải em. Là mẹ bệnh, anh vào liền được không?
– Ừ! Anh đang ở quê, nhưng anh sẽ chạy lên ngay.

Nghe tin mẹ phải nhập viện, lòng tôi như lửa đốt. Tôi chạy ngay về Sài Gòn mà quên luôn việc thưa gửi dì tôi. Mẹ Hiền là một trong những người phụ nữ tôi yêu quý nhất, trước giờ tôi thấy mẹ vẫn khỏe, đây là lần đầu tiên tôi nghe tin mẹ bệnh. Sau 1 giờ đồng hồ chạy miệt mài từ quê lên, tôi đã đến được bệnh viện. Linh đang đứng trước cửa phòng với vẻ mặt âu lo.
– Linh!
– Anh Khanh! – Em ôm lấy tôi và khóc.
– Sao rồi em? Mẹ bị thế nào?
– Em không rõ nữa, lúc nãy thình lình mẹ ngất xỉu. Em gọi cấp cứu đưa mẹ vào đây luôn. Giờ bác sỹ đang kiểm tra trong đó.
– Nín đi em, mẹ sẽ không sao đâu. – Tôi ôm em chặt hơn để chia sẻ sự âu lo cùng em, nhìn vào bên trong thì thấy mẹ đang được khám và truyền nước biển.
– Không sao đâu, đừng lo nhe em! Mẹ sẽ khỏe mà! – Tôi động viên viên em, dìu em ngồi xuống ghế. Em nắm chặt tay tôi, tay em lạnh lắm. Tôi biết rằng em đang rất lo, em chỉ còn mẹ là người thân duy nhất quan tâm em lúc này thôi.
Ngồi đợi một hồi thì bác sỹ đi ra.
– Bác sỹ ơi! Mẹ em có sao không bác sỹ? – Linh vừa thấy bác sỹ ra là chạy lại hỏi ngay.
– Bác ấy bị ngất do bị hạ canxi máu. Thời gian tới cho bác ấy tịnh dưỡng, ăn uống đủ chất hơn. Chúng tôi đang truyền canxi cho bác, bác sẽ được theo dõi đến chiều, nếu không co gì nghiêm trọng thì có thể xuất viện rồi. Mọi người đừng quá lo!
– Dạ em cám ơn bác sỹ! – Tôi nói.
Hai đứa tôi đi vào phòng bệnh thì thấy sắc mặt mẹ đã khá hơn. Linh đến ngồi cạnh mẹ Hiền và khóc, nhìn cảnh tượng khiến tôi không khỏi xúc động. Trong căn nhà nhỏ ấy, suốt nhiều năm nay chỉ có hai mẹ con sống đùm bọc lẫn nhau. Không có lấy một bờ vai của người đàn ông làm điểm tựa. Nếu hôm nay tôi vẫn đang ở Mỹ, thật sự không biết Linh sẽ nương tựa vào ai.
Càng nghĩ tôi lại càng cảm thấy thường hai mẹ con hơn. Tôi tiến lại gần, ngồi xuống cạnh mẹ, nắm lấy bàn tay người phụ nữ đã từng quan tâm, dạy dỗ tôi suốt quãng thời cấp 3. Tôi hy vọng mẹ sẽ luôn khỏe mạnh và sống thật lâu hơn nữa.
– Mẹ! Mẹ cảm thấy khỏe hơn chưa? – Tôi nắm lấy tay mẹ và hỏi.
– Mẹ không sao đâu con? Lúc mẹ bệnh mà có cả hai đứa ở đây chăm sóc, mẹ vúi lắm! – Mẹ rơm rớm nước mắt.
– Để con đi mua cháo cho mẹ ăn, hồi trưa mẹ vẫn chưa ăn gì hết. – Linh nói xong bước thật nhanh đi mua thức ăn.
– Khanh! Nhiều lúc mẹ sợ lắm Khanh à! Mẹ sợ gặp phải chuyện gì, không biết con Linh nó sẽ thế nào? Ba nó đã có người đàn bà khác rồi, không có ai quan tâm nó hết. – Lúc này nước mắt mẹ đã thành dòng, tôi biết đó là cả một đại dương tình thương của một người mẹ.
– Mẹ đừng nói vậy mà! Mẹ sẽ khỏe và sống trên 100 tuổi với tụi con mà. – Tôi bắt đầu nghẹn ngào.
– Con Linh nó lớn đầu rồi mà vẫn còn khờ dại lắm! Mẹ cố gắng bù đắp cho nó nhiều lắm, nhưng ráng gấp mấy thì cũng không thể nào cho nó hơi ấm của một người cha được. Cuộc đời mẹ đã không được may mắn trong chuyện tình cảm rồi, mẹ chỉ mong nó tìm được một người con trai đàng hoàng tử tế để sau này mẹ mất đi, nó có một chỗ dựa vững chắc. – Mẹ nói và khóc nhiều lắm, tôi có thể lau hết nước mắt cho mẹ nhưng chắc khó mà lau hết được sự âu lo của mẹ lúc này.
– Khanh! Mẹ hy vọng con tha lỗi cho Linh được không con? Cho nó một cơ hội nữa thôi được không con?
– Dạ… con… con sẽ cố gắng hết sức để quan tâm Linh. Mè đừng lo mà ảnh hưởng sức khỏe!
– Mẹ đừng khóc nữa! Mẹ nằm nghĩ tí đi nhe mẹ! – Tôi dìu mẹ nằm xuống giường, dùng khăn lau mặt, lau tay cho mẹ.
Tôi đứng dậy và đi đến cửa sổ phòng, nhìn xa xăm ra ngoài và suy nghĩ về những gì mẹ nói. Tôi cảm thấy buồn vì không biết có thể quan tâm cho Linh suốt cuộc đời này không, vẫn còn đó bộn bề những thứ trước mắt mà tôi phải đối mặt. Nhìn ra phía ngoài, tôi thấy Linh đang mang thức ăn về, em bước những bước vội vã. Khuôn mặt em vẫn lộ rõ sự lo lắng, những giọt mồ hôi nhễ nhại.
Nghĩ lại thì không biết người con gái nhỏ nhắn ấy sống thế nào suốt 6 năm qua nhỉ. Tại sao em không thử tìm một người con trai nào đó để nương tựa, chờ đợi tôi để làm gì? Tuổi xuân quan trong với người con gái biết bao, vậy mà em đã uổng phí đi sáu năm qua chị vì sự dằn vặt, ân hận. Tôi qua đó, tôi vẫn sống tốt và có nhiều lúc tôi đã quên em luôn đó chứ, việc gì em phải tự làm khổ mình như vậy? Em xứng đáng được yêu thương, đùm bọc nhiều hơn Linh à!
Mẹ ăn cháo xong thì đã ngủ, tôi và em ra bên ngoài ngồi đợi, hy vọng mẹ có thể xuất viện sớm. Khuôn mặt em lúc này cũng bớt lo lắng hơn rồi.
– Anh! Mẹ sẽ không sao phải không anh?
– Tất nhiên rồi! Mẹ sẽ sống với em đến 100 tuổi. Đừng lo! – Tôi ngắt mũi em một cái.
– Hồi trưa em sợ thật đó Khanh à! Trước giờ mẹ đâu có bị như thế! – Khuôn mặt em bất an và đôi bàn tay bấu chặt vào nhau.
– Thôi em đừng lo! Khi nào về nhà mình tẩm bổ cho mẹ nhiều hơn là được mà. – Tôi kéo em vào lòng, xoa bàn tay lạnh buốt của em.
– Dạ! Mấy hôm rồi anh đi Vũng Tàu có vui không?
– Ừ! Cũng vui em à! Lâu rồi không được đi chơi với mọi người mà.
– Đi chơi vúi quá chắc quên em luôn phải không?
– Làm gì có! Anh có mua đồ ăn cho em và mẹ nhiều lắm, định vài hôm nữa ghé nhà đưa. – Tôi véo cái gò má trắng hồng trên khuôn mặt đang bí xị của em.
– Mấy hôm này, em ở nhà có ngoan không?
– Xía… làm như em con nít vậy, em vẫn đi làm bình thường thôi. Còn anh đi chơi, chắc có nhiều con gái bên cạnh lắm, đâu có thèm nhắn tin hỏi thăm em.
– Lớn rồi nhe, nhõng nhẽo là không phải Linh xinh đâu đó.
– Cho em hỏi thiệt nhe? Ngày xưa anh thích em chỉ vì em đẹp thôi hả?
– Trời! Tự tin quá nhỉ? Hôm nay tự khen mình đẹp nữa kìa.
– Thì cũng anh nói không chứ bộ. – Em làm mặt giận quay đi hướng khác.
– Anh giỡn mà! Ừ thì ngày xưa lúc đầu thích em vì em xinh, nhưng sau đó thì phát hiện ra nhiều tính tốt của em nữa. – Nhắc mà nhớ lại cái cảm giác tim đâp loạn xạ ngày xưa khi lần đầu nhìn con bé này,suốt ngày cứ mơ mộng nghĩ về em.
– Nhưng bây giờ anh đâu còn thích em nữa đúng không? – Em nhìn tôi buồn bã và hỏi.
Tôi không nói gì, chỉ cười nhẹ một cái. Ôm lấy cô gái xinh xắn nhỏ bé vào lòng như muốn cho em một cảm giác được che chở, cái mà em xứng đáng có được suốt nhiều năm qua.
Chiều hôm đó mẹ được ra viện sớm, tôi quyết định qua nhà Linh ở vài ngày để tiện việc chăm sóc mẹ khi Linh đi làm.
Mỗi ngày tôi đều giành hết những công việc năng nhọc trong nhà, tôi bắt mẹ phải tịnh dưỡng và ăn uống đầy đủ. Cho đến một buổi chiều, khi nghe có tiếng chuông cửa, tôi ra mở cửa thì giật mình vì thấy thằng Tuấn thiếu gia đứng tòng ngòng trước cửa và đang lườm tôi.
– À, cái thằng này láo lắm! Về đây lâu rồi mà không tìm tao, Linh không nói chắc mày cũng im re không gắp luôn hả?
– Tuấn! Khỏe không mạy? – Tôi hớn hở vì được gặp lại thằng bạn thân lâu năm.
– Vào nhà nói chuyện! – Tôi khoác tay nó, dẫn vào nhà.
– Em chào cô! – Thằng Tuấn lễ phép chào mẹ.
– Tuấn đó hả em, hai đứa vào nhà nói chuyện đi!
– Mẹ vào nhà nghỉ đi, để tụi con tự nhiên được rồi!
– Ngồi xuống đây nói chuyện đi mày! – Tôi và nó ngồi xuống bậc thềm trước cửa.
– Mày dạo này sao rồi? Nhìn ăn mặc bảnh bao, chắc công ăn việc làm ổn định hả?
– Tất nhiên rồi, Tuấn thiếu gia mà mày! – Nó vẫn nổ như ngày nào.
– Thực ra cũng không có gì đáng nói, tao chỉ hưởng lại cái thành quả của ông bà già thôi. Học hành cũng quãi lắm, trả nợ môn miệt mại. Ráng lết ra khỏi trường rồi về quản lý công ty cho ông già.
– Còn mày?
– Tao cũng mới tốt nghiệp gần đây, giờ đi thực tập thôi.
– Thằng Nam sao rồi mạy?
– Haizz… – Nó thở dài một cái rồi lấy điếu thuốc ra hít một hơi.
– Sao vậy?
– Tao cũng không biết nói sao, thôi thì tuần sau ba đứa mình hẹn gặp mặt rồi mày sẽ hiểu thôi. – Tôi cảm thấy hơi bất an về câu nói của thằng Tuấn, nhưng thôi, nó nói vậy có nghĩa là thằng Nam vẫn khỏe.
– Thôi vào nhà ăn uống gì đi!
– Tao ghé gặp mày chút, tạo phải đi công chuyện bây giờ, cho tao gửi lời hỏi thăm Linh luôn nhe. – Nói rồi no đứng dậy chào tạm biệt tôi.
Tôi ra đóng cổng, nhìn nó đi từ từ ra khỏi con hẻm và lên xe đã có người chở sẵn. Cái thằng bây giờ trông chững chạc hơn xưa rồi, không còn loai choai ham chơi nữa. Tôi cảm thấy mừng cho nó, ngày xưa ba mẹ nó cứ rầu rĩ vì nó tối ngày. Cứ gọi điện hỏi thăm tôi về nó riết, nhìn thấy nó được như hôm nay, ba mẹ nó chắc vui mừng lắm.
Nhưng tôi vẫn cứ cảm thấy lo lắng cho thằng Nam, không biết nó giờ thế nào. Nó là thằng hiền lành và học giỏi, thậm chí là luôn đứng nhất lớp, tôi nghĩ với khả năng của nó thì chắc chắn bây giờ cũng thành công lắm.

To top
Đóng QC