Phần 14
Sáng sớm hôm sau, tôi và nhỏ đang ngồi uống cà phê dưới sân đã nghe loa gọi chói lói từng hồi. Thiệt tình, muốn cảm ơn thì để lúc nào tiện cũng được, làm chi gấp gáp dữ vậy. Tôi thở dài, dắt nhỏ đi lên phòng giáo vụ. Bữa nay có 2 người trực – bà giáo vụ già và ông thẩy Bảo.
Ông Bảo đã để sẵn một ly cà phê đời bốc khói thơm phức trên bàn phần tôi, còn con nhỏ chắc bà giáo vụ già sẽ lo. Ổng làm bộ mặt như đón con trai đi du học Havard về, trìu mến vỗ vai tôi:
– 2 Đứa ngồi đi con. Con nhỏ Mỹ Anh qua tủ lạnh lấy trái cây ra dùm thầy.
Bà giáo vụ già cũng ỏn ẻn lại gần ngồi, cái mặt hiện rõ một tia hưng phấn. “Đừng có ý định xấu với tôi nha” – Tôi tính la lên vậy. Mặt bả phấn khích thấy gớm, chắc bữa hôm qua được nghe khen dữ lắm.
– Đêm ca nhạc hôm qua bất ngờ quá Long ha. Anh Ngọc của con có nhiều tài lẻ ghê, mà sao nói chuyện đám học viên chịu nghe quá vậy? Phải chi cô nói, tụi nó cũng nghe lời vầy thì tốt quá!
Bả chẹp chẹp miệng, nói có vẻ tiếc nuối. Tôi nghĩ bụng: “Vụ này dễ ẹt. Đề nghị lên ban quản lý cho ổng… làm giáo vụ là xong chuyện mà”. Lại thấy mắt bả chớp chớp, coi bộ đang hồi tưởng.
– Bữa hôm qua, ban quản lý trại còn gọi tụi cô ra khen hết lời luôn. Thiệt tình chưa có trại nào mà kêu được đám đó hợp tác hết trơn đó con. Chỉ có duy nhất trại mình, duy nhất cái phòng giáo vụ tụi cô làm nổi đó!
Tôi cũng tiện tay đưa bả lên cao thêm một chút. Mất gì của bọ đâu, hơn nữa cái tính bà này khoái nịnh nọt như con nít, nhưng cũng là người tốt và nhiệt tình đặc biệt với tụi tôi. Với lại, bả cũng không phải không biết điều.
– Công của 2 con lớn lắm đó. Không có con với con nhỏ Mỹ Anh, sức mấy mà đám tụi cô nói chuyện được với mấy người kia. Cô với thầy Bảo thiệt không biết làm gì để cảm ơn tụi con nữa Long à!
Mắt tôi sáng rực. Vụ cảm ơn này dễ ẹt. 2 người ông bà chịu khó ra ngoài sân bóng chuyền đi dạo cỡ 2 tiếng là được rồi, cho tụi tui mượn phòng giáo vụ nói chuyện riêng tư! Đang tính nói ra thì ông Bảo cười cười, kêu:
– Thầy với cô Mỹ dắt hai đứa đi chơi một buổi nha!
Tôi muốn té ngồi xuống đất. Lão già này biết giỡn ghê. Trại cai nghiện mà lão làm như trại mẫu giáo lớn không bằng, bộ muốn đi chơi là đi được hả? Tính chọc lão kêu cho tụi con ra công viên nước hay bay ra Hà Nội thăm con rùa bự ở Hồ Gươm hả thầy, bà Mỹ lại nói bằng một giọng hết sức nghiêm túc:
– Thực ra đi chơi cũng không đúng lắm, chỉ là tiện công việc thôi, nhưng thầy cô cũng muốn hai đứa con ra ngoài thoải mái một chút. Vài bữa nữa, trại và mấy trại khác quanh địa bàn này sẽ có buổi giao lưu về công tác giáo dục học viên, có cả thành phố tới dự. Mỗi trại sẽ cử giáo vụ và học viên tiêu biểu tới tham gia, con có muốn đi không Long!
Cái hàm tôi muốn rớt xuống đất cái bụp. Chuyện tốt như vầy mà từ chối, thiệt tình bả có nghĩ tôi là con người không hả trời! Con nhỏ Mỹ Anh mắt cũng sáng bừng, lau tau trả lời dùm tôi luôn:
– Có, có mà cô ơi!
Nói xong nó nhào ra ôm bả chặt cứng. Bả cười re, để yên cho con nhỏ ôm, quay qua bảo tôi:
– Vậy nếu Long cũng đồng ý thì quyết định vậy đi. Mà còn chuyện nữa, đi giao lưu lần này có phần học viên lên đọc báo cáo thành tích cai nghiện tại trại mình, Long giúp cô nha. Con viết dùm cô báo cáo rồi đọc luôn, được không con?
Cái lý thuyết không có bữa trưa nào miễn phí coi bộ đúng thiệt đúng à nha. Nhưng giờ, bả kêu tôi cầm dao đi giết người tôi cũng dám lắm, sá gì ba cái vụ viết lách nịnh đầm tầm bậy. Tôi quả quyết gật đầu:
– Cái chuyện nhỏ xíu đó cứ để con!
… Bạn đang đọc truyện Trại cai nghiện tại nguồn: htpss://gaigoi.city
Mấy bạn ở đây có ai từng… xui xẻo vô tù hoặc vô trại chưa? Tôi hy vọng là chưa. Nhưng cái thứ cảm giác tôi trải qua lúc đó là một thứ rất khó có thể miêu tả thành lời. Thứ cảm giác bước chân ra khỏi khung cảnh tù túng, thiếu tự do, mắt nhìn cuộc đời mà lòng thấy nghẹn ngào. Con đường vô trại xấu mù, nhưng trong mắt tôi lúc đó, nó giống hệt như đại lộ ánh sáng ở Hollywood vậy (tôi cũng tả đại chứ chưa qua bển bao giờ). Ấy là thứ cảm giác mà tôi và con nhỏ Mỹ Anh có được, ngay khi bước những bước chân đầu tiên ra ngoài cổng trại.
Từ mấy bữa trước, bên giáo vụ kêu tôi và nhỏ Mỹ Anh lên điện thoại về nhà để kêu nhà mang lên ít “quần áo đời”. Ra ngoài mà bận mấy bộ đồ trại kiểu Pyjama này dám người ta kêu cấp cứu tới hốt về viện tâm thần lắm. Con nhỏ lựa đồ qua điện thoại cỡ cả tiếng đồng hồ, tôi thì gọn lỏn: Mang con cái quần jean, đôi giày và mấy cái áo con hay mặc. Đàn ông phải phóng khoáng vậy chớ!
Tôi ở ngoài cũng không để ý lắm mấy cái vụ đồ đạc. Thường thì tôi chỉ dùng đồ tầm trung, dễ mua, dễ mặc, hỏng cũng dễ bỏ. Sáng sớm hôm đi cùng 2 ông bả ra ngoài, tụi tôi được gọi lên từ sớm, đưa đồ cho bận. Của tôi chỉ có một bọc nhỏ, còn khi nhìn qua đống đồ của con nhỏ, tôi muốn té xỉu luôn. Nó đừng có nói với tôi tính mở shop thời trang trong trại nha. Quần áo váy từa lưa, ba cái dây lưng, phụ kiện, lại còn cả túi, ví. Tôi nghi chắc ông bà già con nhỏ cũng phải đút tiền cho đám bảo vệ mới mang nguyên đám này vô đây được. Trong đống quần áo lỉnh kỉnh này, có khi giấu được cỡ 2 bánh heroin mà không ai biết à nha.
Bà già tôi gửi vô cái jean Bossini màu xanh, đôi giày thể thao tiệp màu và một cái áo thun hiệu trắng hiệu Cavalli. Tôi vẫn khoái ăn mặc bụi bặm kiểu này, nhìn vừa khỏe vừa tiện, làm gì cũng được hết trơn. Ba cái kiểu đóng thùng đóng bộ, tôi chúa ghét. (Mặc dù trong lúc type những dòng này, người đang bận sơ mi một cục). Tôi thay quần áo chỉ cỡ 5 phút là xong xuôi đâu ra đó. Ông Bảo và bà giáo vụ già ngó ngó qua, trầm trồ:
– Trời, nó bỏ cái đồ trại ra nhìn bảnh dữ ha. Cỡ này ra đường con gái không nhao theo mới lạ đó!
Tôi cũng thấy bình thường thôi. Mấy lời cỡ này tôi quen quá trời quen rồi. Làm mặt lạnh, hút điếu thuốc đời của ông Bảo mà nghe thấy mình như tăng một lúc mấy chục level. Thiệt tình, lâu lắm rồi mới có cái cảm giác thoải mái khi diện jean, có điều lúc đi tiểu tôi vẫn chưa quen lắm, không cởi cúc mà vẫn giơ tay tuột cái một như quần trại T – T.
Con nhỏ làm cái gì bên trong mà lâu lắc dữ dội. Ông Bảo chờ tới nóng ruột, mắt ngó đồng hồ lom lom. Tôi chạy vô trong, kêu con nhỏ:
– Mỹ Anh ơi, bữa nay đi hội nghị chớ đâu phải biểu diễn thời trang em!
Thấy giọng con nhỏ ỉu xìu:
– Nhưng mà em chưa kiếm được cái váy nào hợp hết! Gửi vô toàn mấy đồ em ít bận thôi nè!
Tôi cũng thấy ớn lạnh. Đống đồ ít bận của con nhỏ chắc cũng cỡ 1 tủ, vậy đồ nó hay bận chắc cỡ bằng cái shop Milano ngoài Đồng Khởi quá. Mai mốt cưới con nhỏ này, dám tôi cũng sạt nghiệp vì mua đồ cho nó lắm. Tôi bước vô trỏng, la:
– Thôi để anh lựa dùm nha!
Nghe con nhỏ “Á” lên một tiếng nhỏ xíu, cái mặt đỏ bừng bừng. Nhỏ đang bận trên người nguyên bộ đồ lót trắng, chắc mới lựa đồ xong lại thay ra. Thấy con nhỏ ngượng nghịu, làm bộ muốn đuổi tôi ra ngoài, tôi mắc cười muốn chết. Nhỏ cởi truồng tôi còn coi qua rồi, giờ lại bày đặt mắc cỡ mấy cái vụ này. Tôi kệ nhỏ, xáp lại gần. Nhỏ cũng im im, nhưng mắt dán vô bộ đồ tôi mặc, lộ ra vẻ hài lòng:
– Anh mặc bộ này đẹp ghê! Áo này của Cavalli hả? Mà sao lại đi đôi giày đế thấp vầy? Anh mặc jean và áo thun phải đi giày hầm hố hơn chút nó mới đẹp!
Tôi muốn quỳ xuống chân nhỏ luôn. Vừa làm bộ mắc cỡ, giờ lại chuyển tông sang bình luận thời trang ngay được. Thiệt đúng là cái thứ đàn bà, nhìn ba cái đồ quần áo là quên hết trơn hết trọi. Tôi làm mặt khổ, kêu nhỏ:
– Thôi được rồi mà em, thầy cô đang đợi ngoài kìa. Anh lựa váy cho em nha!
Chả cần con nhỏ trả lời, tôi làm bộ lựa lựa trong mớ đồ chất cao chót vót của con nhỏ, moi ra một cái đầm trắng. Tôi đưa lên ngắm nghía một hồi ra chiều cân nhắc, rồi quả quyết kêu nhỏ:
– Em mặc cái đầm này cho anh coi. Dáng của nó đẹp quá ha!
Tôi thề có chúa là tôi nhìn mấy cái áo đầm dù là của Versace hay D&, G cũng không khác mấy cái đầm bán vỉa hè là mấy. Cũng là vải may thành cái váy chứ có khỉ khô gì hấp dẫn đâu. Nhưng con nhỏ thì không biết vậy. Mắt nhỏ sáng lên:
– Vậy hả? Em cũng tính chọn cái đầm Chanel này, nhưng em sợ giờ bên ngoài họ không chuộng nữa. Mấy tháng rồi còn gì, giờ chắc nó ra mẫu khác hết trơn!
Té ngửa tập 2. Bộ con nhỏ nghĩ nó đi party hay liveshow hay sao trời. Tôi chịu hết nổi, năn nỉ nhỏ:
– Cái này đẹp quá trời đẹp rồi mà. Lần này tụi mình đi hội nghị toàn mấy đám trường cai nghiện, nó đâu biết gì đâu.
Nhỏ chẩu môi một cái, rồi quay lưng lại lúi húi mặc đồ. Con nhỏ thiệt tình muốn giết người nha – cái quần lót trắng nhỏ xíu che không hết nửa cái mông, tôi nhìn mà muốn xịt cả máu mồm máu mũi. Sáp lại gần nhỏ, làm bộ kéo dùm nó cái váy, đôi tay tranh thủ xoa nhẹ một cái lên mông nhỏ. Con nhỏ luống cuống quay lại, dí dí tay vô mặt tôi, la nhỏ:
– Không có làm bậy đâu nha, thầy cô ở ngoài đó!
Con nhỏ bước ra phòng khách, 2 ông bà già mặt mũi đang bức xúc vì ngóng muốn gãy cổ bỗng nhiên mặt mũi đờ đẫn hẳn. Tôi bước sau con nhỏ, gương mặt cũng ngu không kém. Thiệt tình tôi vẫn biết con nhỏ đẹp, nhưng không nghĩ nó ăn đồ tới cỡ này. Cái váy may rất khéo, ôm lấy ngực con nhỏ, phần dưới hơi bồng lên một chút, lộ ra cái bắp chân thon và trắng toát. Chân nhỏ đi đôi guốc cao màu trắng có đính hạt bé xíu, nhìn dễ thương hết sức. Con nhỏ bước ra, nguyên cái phòng giáo vụ sáng bừng như thể có nguyên dàn đèn cao áp chiếu vô. Bà giáo vụ già ngẩn người hồi lâu, mãi mới buột ra được một tiếng:
– Trời ơi, con nhỏ của tôi hôm nay đẹp như công chúa vậy. À không, đẹp hơn cả công chúa luôn!
Nhỏ sướng re, làm bộ cười ngượng nghịu. Cha Bảo cũng lấy lại bình tĩnh, giỡn một câu:
– Chị Mỹ coi chừng đám giáo vụ mấy trại kia kêu mình kiếm đám người mẫu tới dự là phiền lắm đó. Thiệt tình…
Tôi chả cần đợi lão nói hết câu đã biết thừa lão lại sắp sửa phun: “Đẹp đẽ như vầy mà nghiện, uổng quá đi”. Tôi cắt ngang xương luôn:
– Nói tới mấy trăm lần em với Mỹ Anh chỉ là nạn nhân của gia đình mà thầy cứ quên hoài. Thôi đi lẹ đi thầy.
Từ phòng giáo vụ cho tới cổng trại, đám học viên đứng nhìn tôi và nhỏ đi qua, miệng há hốc, ruồi chui vô cũng không hay biết. Con nhỏ Mỹ Anh càng ngượng ngùng, cái chân lon ton đi thật lẹ ra cổng. Lão quỷ già hét chói lói phía đằng sau:
– 2 Đứa bay đi đăng ký kết hôn sao không mời tao?
Ký vô đầu lão ấy! Tôi lẩm bẩm. Nhưng quả thật, nếu như bữa đó tôi và con nhỏ đi đăng ký kết hôn, nhỏ sẽ là cô dâu đẹp nhất ở trên đời…
Trại có một chiếc xe 4 chỗ, thường ban giám đốc hoặc quản lý trại có đi công chuyện mới dùng. Bữa nay, do đặc thù công việc là đi giao lưu và thể hiện với mấy trại khác, ban giám đốc ưu ái dành riêng cho phòng giáo vụ. Ông thầy Bảo cầm tài, bà giáo già ngồi ghế trên, tôi và nhỏ Mỹ Anh ngồi ghế sau, hệt như một cặp vợ chồng trẻ chuẩn bị đi tuần trăng mặt cùng với tay tài xế già và bà giúp việc.
Vừa nổ máy xe, con nhỏ coi bộ hồi hộp dữ, cái mắt ươn ướt, tay bíu chặt lấy tay tôi như muốn khóc nhè. Chắc nhỏ cũng xúc động khi sau gần 2 tháng trời mới được thấy bầu không khí tự do, được thấy cuộc sống tấp nập bên ngoài xã hội. Thiệt tình, có trải qua những phút giây tù túng, thiếu thốn tự do, mới cảm thấy giá trị của cuộc sống rất đỗi bình thường mà ta đang sống… Ông Bảo liếc 2 đứa tôi qua gương xe, hạ giọng:
– Mỹ Anh ngồi lại đi con. Đang ở trong trại mà, lát ra ngoài thì thoải mái!
Con nhỏ ngượng nghịu, dạ một tiếng gọn lỏn rồi ngồi xích ra một chút. Lòng tôi như có hoa đang nở. “Lát ra ngoài thì thoải mái” – cái này là thầy nói đó nha!
Con xe bon bon ra ngoài đường cái. Nhỏ hạ kiếng xe, hít hà như thể muốn cất mùi vị bầu không khí đời thường vô buồng phổi. Tôi chọc nhỏ:
– Không khí “đời” có ngon không Mỹ Anh?
Nhỏ liếc tôi một cái, nhưng không rát rạt mà lại rất đỗi dịu dàng. Tôi nghe trong lòng ngọt ngào, kéo nhỏ vô lòng. Nhỏ gối đầu lên ngực tôi, tay luồn dưới eo ôm tôi chặt cứng. Nhìn vô kiếng xe, thấy đôi mắt ông thầy già đang nở một nụ cười hiền hậu…
Xe đi qua một tiệm ăn sáng nhỏ, ông thầy đỗ lại. Bà giáo vụ già cũng nhìn tụi tôi đầy trìu mến, kêu:
– Bữa nay ăn sáng ngoài đời nha các con!
Con nhỏ dạ ran. Cái mắt nó ngó ngó lia lịa như thể Tây mới đặt chân tới Việt Nam vậy. Mấy đám khách trẻ tuổi cũng ngẩng hết đầu dậy, ngó nhỏ chằm chằm. Chủ quán thấy xe hơi đỗ lại tại cái tiệm nhỏ xíu của mình, lăng xăng chạy ra đón:
– Gia đình nhà mình ăn gì, thưa cô?
Ủa nhìn tôi và con nhỏ giống đôi giáo vụ lắm sao ta? Chỉ thấy mặt bà giáo vụ già nở ra như thể mới trúng số độc đắc, kêu con nhỏ:
– Mỹ Anh ăn gì kêu đi con? Cả Long nữa.
Mắt lão chủ quán lại đon đả hướng về “2 đứa con” của bà giáo vụ già. Con nhỏ kêu một tô bún, tôi kêu bánh canh, còn đôi già gọi mấy thứ linh tinh. Chủ quán hí hoáy ghi ghi vô sổ, rồi cười cầu tài:
– 2 Em này chắc mới về nước ha? Ngó bộ dạng là biết Việt kiều liền!
Mặt nhỏ đỏ cả lại vì nín cười. Tôi tặc lưỡi, trầm trồ:
– Chú có con mắt nhìn người đáng nể luôn đó nha!
Ăn sáng xong xuôi, đôi “Việt kiều” lại lên xe thẳng tiến, bỏ lại ánh mắt ngưỡng mộ của lão chủ quán biết nhìn người. Xe chạy qua một khu hao hao như cảnh ngoại thành ngoài Bắc, có cả ruộng lúa lúp xúp, con nhỏ coi bộ khoái chí dữ lắm, ngó cái đầu ra khỏi xe ngó nghiêng hoài. Ông thầy Bảo thấy nhỏ vậy, kêu:
– Mỹ Anh thích mấy cái cảnh này hả con?
Con nhỏ chúm chím cười:
– Dạ, con mê mấy chỗ này lắm thầy. Không có ngột ngạt như ở thành phố, mà không khí trong lành nữa. Ngày con ở nhà, con xuống ngoại ô chơi hoài!
Ông Bảo gật gật đầu, cho xe đi chậm lại. Phía bên đường, có một căn nhà nho nhỏ ốp gạch rất xinh, phía ngoài phủ bụi dây leo, bên trong có căn vườn nhỏ trồng dăm thứ cây cảnh, nhìn dễ thương hết sức. Ổng chỉ cho tôi và con nhỏ, kêu:
– Nhà thầy đó, lát về ăn trưa, thầy trổ tài cho tụi bay ăn!
Tôi dạ tới tấp luôn. Khung cảnh lãng mạn vậy, lại còn nhà riêng nữa, thiệt tình làm người ta muốn chảy nước miếng tùm lum. Mà tệ thiệt, sao bước chân ra ngoài lại nghĩ toàn chuyện xấu xa gì đâu!
Xe tới hội nghị thì vừa kịp khai mạc, mấy người chúng tôi đi sát giờ nên vô thì chỗ ngồi phía trên đã hết, đành ngồi đại vô mấy ghế cuối cùng. Thiệt tình, tôi kỳ vọng bao nhiêu thì tới nơi, lại thất vọng bấy nhiêu. Cái hội trường cũng khá to, khá đông, nhưng không khí thì khá là… khó tả.