Phần 1
Bước ra cổng trường, ánh nắng chói chang, làm tôi phải nheo mắt lại, chiếc kính đen tám chục nghìn do thằng bạn cứt gán nợ ván bạch thủ hai bốn cũng chẳng ngăn được ánh nắng, tôi phải cầm cái phong bì hồ sơ vừa nhận ở phòng đào tạo lên che lấy trán, mới làm con mắt đỡ nheo hơn một chút.
– Nắng khô cmn bọng đái. U cho con ly trà đá!
Nói với u Thuận béo, bán trà đá ngay cổng trường, tôi ngồi vào trước cái quạt đang thổi hơi nóng từ ngoài đường vào trong quán hầm hập, nhưng cũng giúp chút nước cuối cùng trong người ra khỏi lỗ chân lông để bay đi tạo chút mát.
– Mày lấy bằng rồi à? Có số không, làm con lô tối nổ mấy nháy mà lấy tiền khao bạn bè.
– Thôi u. Hôm nay để cho con một ngày tịnh tâm chứ. Để mai con bước ra đời, sang năm con đánh con mẹc xì đến đón u đi ăn bún ốc.
– Xì… đi ăn bún ốc hay mày mang u đi đặt?
– U còn có giá sao? Chẳng bảo sớm, con tưởng u hết đát rồi.
– Mày mù à? Có thấy lão Quý xe ôm không? Lão vừa tặng u bài thơ, khen u còn mặn mòi đấy.
Tôi hắng giọng một phát, cảm giác có chút gợn gợn trong cổ, mịa may mà trời nóng vắt khô cmn nước, nếu không cũng phải nôn một bãi. Cụ lão Quý, mồ hôi muối của mụ béo mà lão còn làm được thơ mặn mòi. DCM lão làm phí cốc nước.
Thả tờ tiền năm nghìn nhàu nhĩ vừa moi trong túi ra, tôi thả lên bàn cho mụ, thôi coi như bo lần cuối.
– Con có việc phải đi, chúc u bớt bớt chút mặn mòi để lão Quý đỡ tốn nơ tờ rông làm thơ nhé. Sang năm con sẽ mang xe tải đến đón u đi ăn bún cốc.
Kệ u béo réo rắt chửi sau lưng tôi bước ra phía sau lấy con xe wave màu đỏ mà bố mẹ tôi phải bán không biết bao nhiêu lít rượu mới mua được cho tôi. Con xe này cũng khổ, chắc hai phần ba bình xăng han cmn rỉ hết rồi vì chẳng bao giờ xăng tràn lên phía trên. Tôi cũng cảm nhận được sự phẫn nộ của nó khi cái yên làm tôi tí thì có miếng mông quay và cái tiếng gặt gặt uể oải từ động cơ. Chiều chắc phải qua chỗ chú Sảng cho nó thêm ít dầu loại để nó đỡ cay cú.
Kẹp cẩn thận cái phong bì hồ sơ vào chỗ kẹp đồ, tôi đưa tay lên rồi chợt nhận ra cái mũ ba chục bị thằng mả mẹ nào nó lấy mất, “DCM” éo nhịn được tôi phải buột một câu chửi thề. Đéo hiểu hôm nay là cái ngày gì, từ lúc nhận được cái bằng, lại mất mịa nó ba năm nghìn. Đen đéo chịu được.
… Bạn đang đọc truyện Ra đời tại nguồn: https://gaigoi.city
Thằng Quang không có ở phòng trọ, cũng đúng phòng trọ nóng như cái lò hầm làm tôi có cảm giác như da thịt cũng đang từ từ nhũn ra như cái chân giò hầm vừa lấy ra khỏi nồi áp suất, những giọt nước trên người vừa mới tắm nhanh chóng bị cái nóng cưỡng ép rời bỏ người tôi, bao nhiêu nước trong người cũng bị ép sạch tiết ra dầm dề trên da, chiếc áo thun vừa chui qua đầu cũng nhanh chóng ướt sũng. Cái thời tiết thổ tả mùa hè, cái tấm tôn han rỉ của mái nhà trọ đã căm ghét tôi suốt bốn năm và tôi cũng căm ghét nó tương tự, nhưng chẳng thể bỏ được, vì nó vẫn cho tôi một chỗ che mưa và tương ứng với sự căm ghét của nó, nó làm tôi tốn rất ít tiền.
Nhanh chóng mặc cái quần bằng vải kaki rộng, tôi sục chân vào đôi tông và nhanh chóng ra khỏi phòng. Bộ quần áo rộng rãi cũng không làm tôi dễ chịu hơn chút nào vì cái nóng hầm hập trên mặt đường bốc lên như muốn ninh nhừ mọi thứ đang đè trên nó để phát tiết sự tức giận của nó với cái mặt trời chói chang đang hớn hở thả những hơi nóng vô tận thử sức chịu đựng của vạn vật.
Cuối cùng thì tôi cũng đến nơi Thùy ở, chỗ của các cô điều kiện tốt hơn chỗ tôi, khu nhà trọ là một căn nhà biệt lập khép kín có sáu phòng. Cô và Hạnh, một người bạn thân ở chung một phòng. Đỗ xe sát vào tường để không ảnh hưởng đến lưu thông của cái ngõ, tôi đi đến cái hộp chuông bấm vào cái nút phòng của Thùy, sau đó đứng đợi.
– Thùy có nhà không em?
Sau một lúc, có tiếng mở cửa và khuôn mặt tròn tươi cười của Hành ló ra.
– Em chào anh! Hôm nay Thùy đi thử việc, tối mới về.
Tôi hơi nhăn mặt, đã một tuần tôi chưa gặp Thùy, chỉ nói chuyện với cô qua tin nhắn, cũng không nghe nói cô đã xin được việc. Lấy cái phong bì từ túi quần, tôi đưa cho Hạnh.
– Vậy à? Em cầm cái này đưa cho Thùy dùm anh. Mà tình hình xin việc của em thế nào?
– Vẫn chưa thấy gì anh ạ. Em vẫn đang đợi. Anh nhận bằng chưa?
– Anh nhận sáng nay rồi. Bọn em mới gửi hồ sơ được mấy tuần, nhiều chỗ họ có khi còn chưa xem. Không cần sốt ruột.
– Vâng. Anh có lên phòng không?
– Thôi, anh đi có chút việc. Thùy về thì em nhắn gọi cho anh. À… mà cái máy tính của em lấy về chưa?
– Em lấy về rồi, cảm ơn anh. Hôm nào anh mời anh Khoa đi ăn nhé, để em cảm ơn, anh ấy không chịu lấy tiền sửa máy tính của em.
– Được em. Thôi anh đi đây.
Hạnh nở một nụ cười thật tươi làm tôi cũng thấy thoải mái. Không hiểu sao, nụ cười của cô luôn cho tôi cảm giác dễ chịu, có lẽ do sự lạc quan lúc nào cũng đậm đà của nó.
Hạnh có khuôn mặt tròn vành vạnh ưa nhìn, làn da trắng căng tràn, đôi mắt to tròn lúc nào cũng cười, ánh lên sự vui vẻ. Chỉ có điều, cô lại tròn trịa, có lẽ là điều tiếc nuối lớn nhất để cô trở thành một cô gái hoàn hảo. Sự dịu dàng, chu đáo, nhiệt tình và tốt bụng của cô vừa là mảnh ghép hoàn hảo bù đắp cho Thùy để hai người thành đôi bạn thân.
… Bạn đang đọc truyện Ra đời tại nguồn: https://gaigoi.city
Rời nhà Thùy, tôi chạy đến văn phòng công chứng để làm công chứng bằng và các giấy tờ tùy thân hoàn thiện các bộ hồ sơ xin việc, sau đó mang ra bưu điện để gửi đi theo những bộ hồ sơ tôi đã chuẩn bị sẵn. Rời khỏi bưu điện, tôi cũng chẳng có cảm giác gì, có chỉ là cảm giác thở phào vì ít nhất tôi cũng đã nghe lời Thùy để gửi các hồ xin việc. Từ những gì tôi chiêm nghiệm trong thời gian hai năm qua, từ những lời than vãn của các anh chị khóa trên khi mãi vẫn không xin được việc làm đúng với mong muốn, tôi cũng chẳng có hy vọng mình sẽ thành công xin được việc, ngay cả cơ hội gọi đi phỏng vấn cũng nhỏ nhoi. Không quan hệ, không chạy tiền, không hộ khẩu ở thành phố xin được việc làm đúng với chuyên môn trong thời buổi này còn thấp hơn cả tỉ lệ trúng con đề mà tôi đã nuôi suốt hai tháng nay. Đó là còn chưa nói, mỗi năm các trường đại học xuất ra hàng chục nghìn cử nhân kinh tế ra xã hội, để bổ sung cho lực lượng lao động cho ngành xe ôm, bốc vác, phục vụ bàn.
Công việc của tôi hiện tại rất tốt, thu nhập còn cao hơn vài lần so với đồng lương cử nhân mới ra trường, chỉ là Thùy vẫn chê công việc bartender mà tôi đang làm là công việc hạ đẳng, hạ thấp cái danh giá của tấm bằng cử nhân. Tôi không đồng ý, công việc là kiếm ra tiền, cử nhân không phải đi làm để kiếm tiền sao? Tiền sẽ mang lại vật chất, vật chất quyết định tinh thần đó chẳng phải là ông Marx ông Lenin phải nghĩ mãi ra chân lý để bắt chúng tôi học sao? Trong các môn học ở trường, chẳng phải là dạy các quy luật để tiền đẻ ra tiền sao? Thùy không thắng được tôi vì lý lẽ nhưng tôi lại khuất phục trước giọt nước mắt của cô, để rồi tôi phải dỗ dành sẽ đi tìm việc ngay khi nhận được bằng tốt nghiệp.
Tôi quen Thùy cũng được hơn một năm, tôi đã bị cô thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hôm đó trời cũng nóng tương tự hôm nay, tôi vừa phóng ra khỏi xóm trọ vội vã đến quán sớm để hưởng thụ không khí điều hòa tại quán bar, chiếc xe cà tàng của tôi lại kháng nghị ọc ọc dở chứng không chịu chạy nữa. Mồ hôi vã ra như tắm hết đề lại đạp, chiếc xe cũng chẳng chịu nổ máy, hết cách tôi đành phải dắt bộ đến quán sửa xe của chú Sảng rồi cũng chẳng thèm quan tâm đến chiếc xe, chạy một mạch sang quán cà phê đối diện gọi một chai nước ngọt và ly đá.
Vừa ngồi xuống ghế trước cái quạt thì nhìn thấy Thùy và Hạnh cũng vội vã dừng xe máy bước vào trong quán. Có lẽ sự tương phản béo gầy giữa cô và Hạnh, cũng có lẽ những hạt mồ hôi lóng lánh trên khuôn mặt trắng hồng của cô, cũng có lẽ cái chun mũi đáng yêu và đôi môi hồng cong lên khi giọt mồ hôi lăn qua má xuống đôi môi của cô, cũng có lẽ chiếc áo chemise trắng dính lên làn da của cô, cũng có thể vì đôi chân trắng thon thả lộ ra dưới cái váy uyển chuyển theo bước chân khi các cô tiến vào quán. Đôi mắt tôi dính theo cô không rời, tim có chút nhảy loạn lên, hơi thở có chút mất kiểm soát, trong đầu giật giật làm lóe lên những bông hoa xanh đỏ.
Cũng chẳng hiểu sao tôi lại đứng dậy, rất chuyên nghiệp đứng trước mặt hai cô khi các cô vừa ngồi xuống ghế.
– Hai chị uống gì ạ?
Ánh mắt hai cô ngỡ ngàng nhìn tôi một thoáng, sau đó cũng không nghi ngờ, vì thái độ phục vụ rất tự nhiên của tôi, thái độ mà tôi đã được rèn luyện trong thời gian hơn một năm làm tại quán bar.
– Quán mình có có đồ uống gì mát mát không anh?
Thùy vẫn nhìn tôi, Hạnh lên tiếng hỏi.
– Có nhiều đồ uống, nhưng hai chị vừa mới đi ngoài nắng vào, cơ thể đang rất nóng và bị mất nước, tốt nhất nên uống nước điện giải để vừa giảm thiểu sốc nhiệt, lại chống mất nước.
Cũng như ở quán, tôi luôn khuyên khách hàng nên uống gì để phù hợp với tâm trạng, phù hợp với điều kiện của khách, vui lòng khách đến vừa lòng khách đi, khách đến là để tiêu tiền và khách đi hài lòng với việc tiêu tiền đó. Ở đây cũng vậy, tôi muốn gây ấn tượng với hai cô. Thùy nhìn tôi có chút nghi ngờ, Hạnh thì lại có chút thú vị và gật đầu nói.
– Vậy anh đề nghị đồ uống gì?
– Nếu chị tin tôi, chỉ cần mấy phút thôi chị sẽ có một ly nước như ý. Tôi đảm bảo không ứng ý, chị sẽ không cần trả tiền.
Tôi cũng chẳng biết quán có những đồ gì, nên mạnh mồm chút. Tôi cũng không tin, quán lại không có đường và muối tinh, chỉ cần có hai thành phần này, một ly nước vừa ngon miệng, vừa chống khát chẳng thể làm khó được tôi.
Tôi quay người đi vào trong quán khi thấy Hạnh cười, cũng không để ý đến ánh mắt nghi hoặc của Thùy. Chị chủ quán cũng đang nửa đường đi ra khi tôi bước vào.
– Chị bạn em muốn uống nước, không biết chị có những đồ uống gì?
Thản nhiên nói với chị chủ quán, tôi đi tiếp vào trong nhìn một vòng những hoa quả trên quầy.
– Các cô ấy có chút mất nước cần bù điện giải, chị có biết làm không?
Chị chủ quán ngỡ ngàng nhìn tôi, có lẽ lần đầu nghe thấy loại nước uống như vậy, cũng đúng ý của tôi.
– Không sao, em biết làm, chị chỉ cần cho em chút muối tinh, đường, chanh, chai sprite và trái dừa kia là được. Em sẽ tự pha, hết bao nhiêu chị cứ tính thoải mái.
Dù đồ dùng có chút thiếu thốn, nhưng rất nhanh một bình nước điện giải đã hoàn thành, thử một thìa nhỏ tôi gật gù hài lòng, thơm ngậy của nước dừa, thanh mát vị chanh chua, lăn tăn kích thích đầu lưỡi của những bọt carbonic và tinh dầu từ vỏ chanh, vị mặn nhát nhát làm các tuyến nước bọt mở ra, mọi tế bào vị giác đều có cảm giác sảng khoái.
– Chị thử xem, trời nóng bức như thế này mà uống một ly nước như thế này sẽ có cảm giác gì.
Thả ba viên quá nhỏ vào trong ba cái cốc, bình nước đủ rót cho ba ly, đẩy một ly cho chị chủ quán.
– Chị nhớ cách em làm nhé, chị có thể đưa vào list đồ uống của quán.
Chị chủ quán uống một ngụm nhỏ, sau đó uống một hơi hết nửa ly, gật gù và nở nụ cười tươi đưa một ngón tay lên cho tôi. Tôi tự tin với ly nước kiểu mojito này. Nhấc cái khay lên, tôi đi ra chỗ Hạnh và Thùy đang ngồi.
– Đây rồi. Đảm bảo bọn em sẽ thích.
Đặt hai ly nước trước mặt hai cô, tôi cũng không gọi kiểu khách sáo nữa, gọi luôn các cô bằng em.
– Ngon… ngon anh ạ. Ngon lắm, mày uống đi. Cảm giác đã khác hẳn.
Hạnh hút một ngụm cảm thán, rồi quay sang nói với Thùy, sau đó tiếp tục hút một hơi dài mới ngừng lại. Ngẩng đầu lên hỏi tôi.
– Món này tên là món gì ạ?
– Anh cũng không biết chị chủ quán sẽ đặt tên là gì, nhưng hai em chắc chắn là người đầu tiên được thưởng thức đấy.
Thùy dè dặt uống, sau đó cũng hút một hơi, ánh mắt có chút tán thưởng. Vậy là đủ, đó là điều tôi chờ đợi.
– Sao anh biết?
Hạnh có chút tò mò.
– Vì anh vừa pha để mời hai em mà.
– Anh pha á?
Sau đó Hạnh phá lên cười.
– Anh đang tiếp cận làm quen à?
– Anh đang muốn làm quen với bọn em. Liệu anh có cơ hội không?
Tôi khá thích tính cách cởi mở, thẳng thắn của Hạnh.
– Anh tên là Huy, sinh viên năm thứ ba trường XXX. Đây là thẻ sinh viên của anh.
Tôi chủ động nói tên và lấy cái thẻ sinh viên đưa cho Hạnh, tôi đưa ra một sự tin cậy, ít nhất tên trường của tôi đã là một sự bảo đảm. Hạnh cầm cái thẻ của tôi lật lên lật xuống, sau đó đưa lại cho tôi.
– Em tên là Hạnh, cũng học năm thứ ba, trường YYY. Còn đây là…
Hạnh ngừng lại một chút, rồi nhìn sang Thùy sau đó nói tiếp khi nhận được cái gật đầu khẽ của Thùy.
– Đây là Thùy, cũng học cùng lớp với em.
Đó là buổi đầu tiên tôi quen Thùy và Hạnh, ngồi lại một chút với hai cô, trao đổi số điện thoại, tôi cũng phải rời đi vì chú Sảng sang gọi vì đã sửa xe xong.