Phần 51
Ra đến mép Sông cũng đã khoảng 10 giờ đêm, trời tối đen như mực, trước mặt Nghĩa là cái túp lều của chú Lãm, ở dưới sông, con thuyền gỗ nhỏ đang lênh đênh dập dềnh theo nhịp nước, một đầu buộc vào chân cột của túp lều. Thuyền ở đây, có nghĩa là chú Lãm không đi đăng cá đêm, vậy chắc chắn chú đang ở trong lều rồi.
Nghĩa muốn dành cho chú một sự bất ngờ, vì vậy cậu không gọi chú mà để dép bên dưới, chân trần bước lên bậc cầu thang đi lên lều.
Mặc dù cố gắng không phát ra tiếng động, nhưng lều làm bằng những cây tre, cây nứa, cây gỗ ghép lại nên vẫn rung rung, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để Lãm biết được có người đang đến, Lãm hồi hộp đến lạ, bởi trong đầu Lãm lúc này khẳng định chắc như đinh đóng cột người đang bước nhẹ lên lều không ai khác vào giờ này chính là… Tươi.
Nghĩa đẩy cánh cửa gỗ tạo ra tiếng kêu “cọt kẹt”, bên trong tối om, chắc là điện lưới chưa kịp kéo ra đến đây, mà cũng chẳng ai cho chú kéo điện bởi trong con mắt của chính quyền địa phương, túp lều chú Lãm không phải là nơi sinh sống của một hộ gia đình, nó chỉ là một nơi ở tạm của người đánh cá mà thôi.
Bước cả hai chân lên sàn lều thì một người lao đến ôm chầm lấy Nghĩa rồi nhanh như lúc ôm lại buông tay ra ngay, Nghĩa bất ngờ vì hành động của chú:
– “Chú Lãm!”, Rồi Nghĩa nghĩ nhanh trong đầu: “Chẳng lẽ chú nhớ mình đến thế sao?”
Lãm biết mình đã ôm nhầm người, vừa rồi Lãm theo thói quen từ đằng sau vòng tay lên phía trước bóp vào hai bên ngực, nhưng không tìm thấy bầu vú quen thuộc mà phẳng lì nên mới phát hiện ra là mình đã nhầm, nghe tiếng hô thì nhận ra là Nghĩa:
– Nghĩa hả, vậy mà chú cứ tưởng…
– Tưởng gì hả chú?
– “À… không… Chú tưởng kẻ trộm!”, Không lẽ chú lại nói: “Tưởng là mẹ cháu”.
Thấy trong nhà tối om, Nghĩa dò dẫm đi sâu vào phía bên trong:
– Sao chú không thắp đèn lên. Mà chú chưa kéo điện lưới ra đây à?
Thực ra nếu muốn có điện không khó, Lãm chỉ việc đấu dây nhờ một gia đình nào gần nhất là được, nhưng Lãm cố tình không muốn túp lều mình có điện, bởi bóng đêm chính là thứ mà Lãm cần nhất, bóng đêm là điều tối quan trọng cho một mối tình vụng trộm:
– Để chú thắp đèn, người ta không cho kéo. Mà thây kệ, chú thì cần điện làm gì chứ.
Rồi ánh lửa lóe lên trong bàn tay Lãm, mùi diêm sinh tỏa nồng nồng, Lãm châm lửa vào cái đèn dầu để ở đầu manh chiếu vẫn hay dùng để nằm ngủ.
Khi ánh đèn vừa lóe sáng, cả Lãm và Nghĩa đều nhìn thấy một vật vô cùng tế nhị nằm gọn gàng ngay trên chiếc gối đầu, đó là một chiếc quần lót màu trắng. Lãm nhanh tay vo viên cái quần lót và dúi vào túi quần mình, anh cầu trời khấn phật cho Nghĩa không nhìn thấy cái quần lót ấy. Đó chính là cái quần lót của Tươi, hôm nọ Tươi qua đây, khi địt xong thì vội quá quên không mặc lại quần lót. Lãm cũng chưa gặp lại để trả, mà thực ra anh cũng không có ý định trả, cứ coi như đó là vật thay người. Cả tuần nay, chiếc quần lót luôn luôn ở chỗ cái gối đầu này.
Nghĩa thấy chú giấu giấu giếm cái quần lót thì cũng không tiện nói thêm, nhưng cậu hiểu rằng có một sự gì đó thay đổi ở chú. Bao nhiêu năm cùng chú đánh cá, chưa bao giờ cậu thấy chú nói về một người phụ nữ nào. Nay có cái quần lót phụ nữ ở trên gối, nhất định là chú đã có người thương rồi, chỉ không biết người đó là ai thôi.
Lãm phá tan im lặng và cũng để lái suy nghĩ sang một chuyện khác nên hỏi:
– Về bao giờ?
Nghĩa ngồi cạnh chú, nhìn ngắm một hồi trong túp lều, ánh sáng đèn dầu mờ mờ nhưng cũng đủ để nhìn thấy những vật dụng đơn sơ trong đây. Chẳng khác gì so với ngày cậu còn ở nhà cả, có khác duy nhất chính là vật đang nằm trong túi quần chú:
– Cháu vừa về nhà được một lúc rồi ra thăm chú luôn. Chú dạo này khỏe không?
Không cần chú trả lời thì Nghĩa cũng biết chú khỏe, chỉ là thuận miệng mà hỏi cho có chuyện thôi. Chú beo béo ra, người phây phây hồng hào, ánh mắt cũng sáng long lanh càng làm chú thêm nét phong trần. Nói gì thì nói, chú cũng chỉ mới hơn bốn mươi một chút, cái tuổi đẹp nhất, chín nhất của một người đàn ông.
– Uh, chú khỏe, cháu thế nào, làm ăn trên đấy có được không? Nghe mẹ cháu nói cũng kiếm được hả. Vừa rồi còn gửi tiền về cho mẹ.
Cái đêm hăm ba tháng Chạp ấy chính là cái đêm mà Tươi lén ra đây, hai người đã địt nhau ở ngay chỗ này. Có một sự trùng hợp không hề nhẹ, cũng cái đêm ấy, ở trên Hà Nội, Nghĩa đã chọc buồi vào lồn của Mận.
– Vâng, tuy có hơi vất vả nhưng cũng kiếm được chú ạ.
Trầm trầm một lúc rồi chú Lãm tế nhị nói:
– Ở trên thành phố nhiều thị phi, người ta không lành và thật thà giống người quê mình đâu. Lựa mà sống biết chưa.
Nghĩa hiểu ý chú đang muốn nói đến chuyện gì, chú Lãm và Nghĩa thân nhau từ lúc Nghĩa còn là bé con cơ, ở một khía cạnh nào đó, Nghĩa coi chú như một người cha thứ hai của mình:
– Chú biết chuyện của cháu rồi ạ?
– Cả làng cả tổng này người ta đồn ầm lên rồi, sao chú không biết.
Nghĩa vừa về nên chưa thể biết được những lời đồn thổi của dân làng dành cho mình nó ghê gớm như thế nào. Vừa rồi mẹ cũng nói, giờ đến chú Lãm cũng nói, cậu bắt đầu thấy run run vì sợ:
– Họ nói sao hả chú?
Lãm ấp úng không muốn nói hết ra những lời đồn thổi, bởi anh không muốn Nghĩa nghe thấy:
– Thì… thì… Mà thôi. Họ nói gì kệ họ.
– “Chú nghĩ thế nào?”, Đó mới là điều mà Nghĩa quan tâm nhất lúc này, bởi cậu trước nay vẫn coi chú như một người thân của mình.
Lãm đứng dậy, đi ra mép của lều đẩy cánh cửa bằng liếp ra phía sông, chống một thanh gỗ nhỏ để cánh cửa không bị sập trở lại, gió ở sông Hồng vi vu thổi vào:
– Chú biết cháu từ lúc cháu còn chưa biết đi. Giờ cháu đã mười tám mười chín tuổi rồi. Chú tin cháu không bao giờ làm chuyện ấy. Kệ người ta nói gì thì nói đi cháu, nói chán rồi họ thôi ấy mà. Tâm mình sáng thì mình không sợ một điều gì cả, cháu biết chưa.
Đúng, “tâm mình sáng” thì mình không sợ một điều gì cả. Nghĩa đã nghĩ như vậy kể từ khi gặp chuyện, nay một lần nữa lại được chú Lãm khẳng định càng làm cho Nghĩa nghĩ rằng hành động của mình là đúng.
Thế rồi hai chú cháu cứ mải miết nói hết chuyện này đến chuyện khác. Nghĩa kể cho chú nghe những ngày tháng ở trên Hà Nội của mình, những công việc mình đã làm, những con người mình đã gặp, và cả những dự định của mình trong tương lai nữa.
Chú Lãm cũng lần lượt kể cho Nghĩa về những chuyện của làng quê, những thăng trầm của xóm làng trong thời gian Nghĩa đi xa.
Cứ thế thời gian chẳng mấy mà trôi đi, đã quá nửa đêm mới dứt ra được. Khi Nghĩa ra về, Lãm mới rút trong túi quần mình ra chiếc quần lót màu trắng của Tươi rồi úp lên mặt mình hít một hơi thật sâu vào trong lồng ngực, mùi bướm của Tươi vẫn còn phảng phất, bởi chiếc quần lót từ bấy đến giờ chưa được giặt.
… Bạn đang đọc truyện Mùa nước nổi tại nguồn: https://gaigoi.city
Về đến nhà thì đã thấy mẹ vớt bánh xong, đang rửa ở sân giếng, có hơn chục đồng bánh được Tươi xếp gọn gàng vào trong một cái nia.
– Mẹ vớt bánh rồi à?
Tay nhanh thoăn thoắt rửa từng chiếc bánh, nhìn Tươi làm việc gì cũng nhanh nhẹn và khéo léo. Ở quê, Tươi đã nức tiếng là một người phụ nữ vừa xinh đẹp vừa đảm đang:
– Gớm, chờ anh về thì có mà nát hết bánh. Có đói không, mẹ bóc cho một cái mà ăn.
– “Thôi con không ăn đâu mẹ, con chả đói”, Nghĩa cũng sắn tay áo phụ giúp mẹ. Vừa làm cậu vừa nói: “Mẹ này, chú Lãm hình như có người yêu rồi thì phải?”
Tươi giật mình đánh thót một cái vì lo lắng hình như Nghĩa đã phát hiện ra chuyện gì:
– Sao con biết?
– Thì con… con thấy ở trong lều của chú ấy có… có… quần lót của phụ nữ.
Đến lúc này Tươi chỉ lo lắng là không biết Nghĩa có phát hiện ra chiếc quần lót ấy là của mình không. Hôm hăm ba vừa rồi, cô vội quá nên không kịp mặc quần lót vào, về đến nhà mới phát hiện ra là mình đã để quên, cũng định lần sau ra đấy thì lấy về luôn. Ai dè chưa kịp thì đã bị Nghĩa phát hiện ra rồi.
– Gớm… người đấy thì có mà… ma nó rước.
Nói xong Tươi tủm tỉm cười, trong lòng cô đang nghĩ gì thì Nghĩa không tài nào mà biết được.
– Mẹ nói vậy. Con thấy chú ấy cũng được mà, phong trần này, nói năng dễ nghe này. Nói chung… chú ấy mà không lấy vợ con thấy là lạ làm sao ấy.
– Biết gì mà nói, thôi bưng bánh vào trong bếp cho mẹ rồi đi ngủ đi.
Tối đó, hai mẹ con ngủ chung một giường ở gian ngoài vì cái giường trong buồng là dành cho ông Bừng. Mọi người đừng nghĩ và đừng phán đoán là có chuyện gì đó giữa hai mẹ con nhé. Nghĩa không nghĩ như vậy mà Tươi thì cũng thế. Chỉ có ngủ và ngủ thôi, đương nhiên trong lúc ngủ thì họ cũng nghĩ về tình dục, nhưng không phải là nghĩ về nhau, Tươi nghĩ về Lãm, còn Nghĩa thì nghĩ về Cẩm Tú, và thỉnh thoảng là Mận nữa.
… Bạn đang đọc truyện Mùa nước nổi tại nguồn: https://gaigoi.city
Mới đầu giờ sáng ba mươi Nghĩa đã mò ra đứng ở trên đê, chỗ rẽ vào xóm bãi để chờ chị Nhài về, mọi năm cứ khoảng hai nhăm hai sáu là chị sẽ về, nay đã ba mươi rồi mà không thấy chị đâu. Cả hai mẹ con đều sốt ruột lo lắng không biết có chuyện gì xảy ra.
Nghĩa đứng đó cứ đi đi lại lại để chờ, nhưng càng chờ càng không thấy đâu. Có một điều khác so với hồi xưa, đó là những người dân làng không còn nhìn cậu vừa cười vừa chào nữa. Nếu Nghĩa chào trước thì cũng chỉ nhận được cái gật đầu hờ hững của họ rồi quay đi mà thôi. Nghĩa cảm nhận thấy rất rõ thái độ của những người làng đối với mình, họ nhìn mình giống như là nhìn một tên tội phạm vừa mới được tha tù về, hoặc là giống như một kẻ nghiện ma túy bị nhiễm Sida. Có lẽ họ đã quá thất vọng, bởi trước giờ họ vẫn lấy Nghĩa ra làm hình mẫu để dậy con cái họ, nhưng nay họ lại phải dậy lại rằng: “Đừng có thành thằng ăn cắp giống thằng Nghĩa ở trong xóm Bãi”.
Nghĩa mới ở nhà có một chút ít thời gian như vậy thôi mà đã cảm nhận được cái sự ghẻ lạnh, khinh miệt của mọi người nó ghê gớm như vậy rồi. Không hiểu mẹ ở nhà sẽ phải chịu đựng như thế nào nữa, họ đương nhiên sẽ nói: “Mẹ nào con nấy”, “không dậy được con”. V. V. Và. V. V.
Chờ đến trưa vẫn không thấy chị, Nghĩa lủi thủi về nhà, đến cái ngã tư đường, Nghĩa không rẽ phải về nhà mình mà rẽ trái. Cậu muốn đến thăm Trang. Đêm hôm qua về muộn quá cậu không sang được, sáng nay thì lại phải đi chờ chị nên cũng không có dịp sang. Với Trang, Nghĩa vẫn còn rất nhiều tình cảm và hy vọng vào mối tình đầu này, dẫu biết rằng thời gian vừa qua ở trên trường, Trang ít nhiều đã có sự thay đổi về mặt tình cảm khi ở bên cạnh luôn luôn có Toàn quan tâm, lo lắng. Đúng như lời của Tuyết tiểu thư đã từng nói với Nghĩa hôm ở ghế đá dưới gốc cây xà cừ, nếu Nghĩa cứ không chịu quan tâm đến Trang nhiều thì sẽ mất Trang lúc nào không hay.
Đứng ở cổng, Nghĩa gọi với vào bên trong:
– Trang ơi! Trang ơi!
Vừa mới gọi dứt câu thì ở bên trong, cô Thắm là mẹ Trang lạnh lùng bước ra, ánh mắt cô khác hẳn so với ngày xưa mà hờ hững, nghi ngại nhìn Nghĩa giống như những người dân khác ở làng. Cô Thắm đứng ở phía trong chiếc cổng đan thưa bằng các nan gỗ:
– Trang nó không có nhà. Cháu về đi.
Nếu bình thường là trước đây, mỗi lần Nghĩa sang chơi với Trang, thì cô Thắm sẽ đon đả mở cửa mời Nghĩa vào, nhưng nay, ở bên trong cô trả lời hờ hững vô cảm thì đã đành, còn hành động của cô đã nói lên tất cả, cô đứng im mà không mở cổng, có lẽ cô không muốn rước một kẻ ăn cắp vào trong nhà, cô đuổi khéo.
– Cháu vừa về hôm qua, Trang đi đâu hả cô?
Cô Thắm chưa kịp trả lời thì tiếng nói quen thuộc ở bên trong vọng ra, vừa chạy ra cổng đón Nghĩa, Trang vừa nói:
– Nghĩa à! Tớ đây. Cậu vào nhà đi.
Ra đến nơi, Trang vừa mở cửa cho Nghĩa vừa nhìn mẹ nói: “Ơ, sao mẹ không mở cửa cho Nghĩa?”
Cô Thắm biết là không thể cản được con nên đành quay mông bước vào trong. Nhưng cô không quên kèm theo một câu nói bâng quơ không chủ đích cụ thể là nói ai: “Thời buổi này chả biết thế nào mà lần, ăn cắp nhan nhản ra đấy”.
Nghĩa bước vào bên trong cánh cổng, nhìn Trang một lượt, Trang xinh đẹp ra rất nhiều, mọi thứ hình như đã lớn hết rồi thì phải, vùng ngực mặc dù có cái áo khoác nhưng lùm lên trông thấy. Chiếc quần vải dài đến tận gót chân hình như hơi chật so với cô thì phải làm cho bộ mông căng phồng ra. Mái tóc tết đuôi sam lủng lẳng hai bím tóc sau lưng. Vừa định hỏi là Trang về quê từ bao giờ thì cô Thắm vào đến sân nhà nói rất to vọng xuống gian bếp:
– Toàn ơi, xong chưa, bưng mâm cơm lên đây.
Nghĩa sững người, Trang cũng ái ngại không kém. Toàn đến đây từ sớm, mà không chỉ có hôm nay đâu, từ hôm hai đứa trên Hà Nội về đến nay, không ngày nào là Toàn không có mặt ở nhà Trang, lúc thì phụ cái này, lúc thì giúp cái kia, mà không có việc gì thì cũng cứ ở lì đấy không chịu về. Được cái bố mẹ Trang lại quý hóa nên nằng nặc giữ lại, chả gì Toàn cũng là con một cán bộ ủy ban có uy, có quyền ở cái làng quê này. Cậu ấm nhà họ đi đến đâu đương nhiên cũng được đón tiếp chu đáo rồi.
Còn Trang thì muốn đuổi cũng chẳng dám, thứ nhất là vì bố mẹ muốn giữ lại, thứ hai là bản thân mình cũng manh nha có một chút gì đó gọi là tình cảm với Toàn. Những ngày tháng đầu tiên nhập học đến nay, Toàn luôn luôn ở bên cạnh cô, lo lắng và quan tâm san sẻ với cô những khó khăn của buổi đầu làm quen với vùng đất mới. Ấy vậy nên thực sự Trang cũng phân vân nhiều, nếu không vì mối tình tuổi thơ đã có với Nghĩa thì có lẽ Trang đã nhận lời làm bạn gái của Toàn rồi.
– “Toàn cũng ở đây à?”, Nghĩa buồn rầu nhìn vào mắt Trang.
Trang lảng tránh nhìn đi chỗ khác, cô không dám đối diện với ánh mắt trực tiếp của Nghĩa. Cái hôm trước ngày nghỉ Tết cô đi chơi với Toàn đến tận mười giờ đêm, lúc ký túc sắp đóng cửa mới về. Vừa vào phòng, cô và Tuyết đã cãi nhau một trận nảy lửa tại phòng trước sự chứng kiến của mọi người luôn. Tuyết nói là Nghĩa đến tìm Trang và biết được rằng Trang đang đi chơi với Toàn. Tuyết chỉ thẳng mặt Trang nói: “Mày là đứa bắt cá hai tay, nếu mày không muốn tiếp tục với Nghĩa nữa thì nên dứt khoát đi”. Lúc đó Trang không nói được câu gì, bởi chính bản thân cô cũng bắt đầu nhận ra những lời Tuyết nói là sự thật.
– Bạn ấy vừa mới tới chơi thôi. Cậu về từ bao giờ?
Nghĩa thấy Trang khác xa quá so với cách đây nửa năm, Trang không còn dám đối diện trực tiếp với mình nữa, cô lảng tránh ánh mắt mình, lảng tránh câu hỏi của mình. Đã buồn Nghĩa càng buồn hơn, cậu dần xác định Trang không còn là Trang của ngày xưa nữa nữa:
– Tớ về đêm hôm qua.
Đúng lúc đó thì Toàn bưng mâm cơm đầy ở trong bếp đi lên đến sân, hắn đứng như trời chồng ở giữa sân với mâm cơm trên tay, xuýt chút nữa thì làm rơi. Nhưng nhanh chóng hắn lấy lại bình tĩnh, đặt mâm cơm xuống dưới cái chiếu mà cô Thắm vừa rải ra ở hiên nhà. Hắn đi ra cổng, đứng sát rịt vào Trang như đúng rồi:
– Nghĩa à? Mày về khi nào? Thôi đến rồi thì vào ăn cơm đi.
Toàn cứ làm như nó là chủ nhà không bằng, mời như thật luôn. Trang cũng đế vào mặc dù cô biết sự có mặt của Nghĩa vào lúc này chỉ làm cho cô khó xử và Nghĩa cũng thế. Nhất là bây giờ, bố mẹ cô đã cấm cô không được đi lại với Nghĩa nữa, cô có hỏi lý do thì được bố mẹ đầu đuôi kể lại những lời đồn ăn cắp của dân làng dành cho Nghĩa. Nhưng lý do thực sự chính là họ muốn vun Trang cho Toàn, chứ không phải là Nghĩa, một kẻ ăn cắp, lao động chân tay tương lai mù mịt:
– Cậu vào nhà ăn cơm với tớ.
Nghĩa chỉ muốn chạy thật nhanh, thật nhanh rời khỏi đây, khung cảnh ngày, con người này, những lời nói này thực sự làm cậu như một quả bóng bay bị bơm hơi liên tục đến nỗi căng phồng sắp nổ:
– Thôi, tớ phải về ăn cơm với mẹ. Cậu và Toàn vào ăn đi. Có gì chiều tớ lại qua.
Nói xong Nghĩa quay đi, nhưng cậu khựng lại bấu chặt tay vào một nan của cánh cổng gỗ, vì ở đằng sau, Toàn nói:
– Nghĩa này, có khó khăn gì thì mày kêu lên một tiếng với bạn bè, đừng làm như thế mất mặt người ở quê mình lắm.
Nghĩa không thể nói lại với Toàn nửa câu, bởi thực sự cậu không có gì để nói, không thể thanh minh, không thể giải thích. Cậu từ từ quay người lại, nhìn thẳng vào mắt Trang, cậu nói chậm, giọng hơi lên một chút.
– Trang, cậu cũng nghĩ tớ là người như vậy sao? Hả Trang???
Trang ấp úng:
– Tớ… tớ… tớ…
Nghĩa cắt lời:
– Tớ hiểu rồi. Tớ về đây.
Nói xong Nghĩa đi thẳng về nhà không ngoảnh đầu lại lấy nửa cái. Bỏ lại Trang với câu nói bỏ lửng trong họng chưa kịp phát ra: “Tớ… tớ… không nghĩ như vậy”, nhưng chỉ một thoáng ấp úng thôi đã làm cho Trang thực sự mất Nghĩa.
Toàn ranh ma tủm tỉm cười.