Mùa nước nổi – Phần 45

Phần 45
Tối 26 Tết, xóm trọ tổ chức liên hoan gọi là chia tay về quê ăn Tết, tất nhiên không phải ngày mai mọi người sẽ về quê hết mà là nhúc nhắc về dần, như Nghĩa chẳng hạn, cậu dự định đến tận 29 Tết mới về.
Mọi người quây quần tại sân chơi chung, ai có gì mang ra cái đấy gọi là có tí liên hoan. Hơn 2 chục con người lam lũ ngồi thành vòng tròn quanh cái 2 cái chiếu. Anh Cung – chị Mận và Nghĩa ngồi gần nhau.
Từ ngày Nghĩa chuyển về khu trọ này cũng chưa có dịp nào được gặp mặt đông đủ như vậy, cơ bản ai ai cũng bận bịu với công việc của riêng mình, nay mới có dịp, vừa là liên hoan chờ Tết, thứ nữa nhân dịp này anh Cung cũng sẽ giới thiệu chính thức Nghĩa cho mọi người cùng biết.
Nhấp một ngụm bia cho ngọt giọng, anh nói với mọi người:
– Các anh chị em xóm trọ, hôm nay liên hoan xóm để mọi người về quê ăn Tết. Cũng chả mấy khi đông đủ thế này, tôi xin giới thiệu chú em của tôi cho mọi người. Là chú Nghĩa, con anh chị Bừng Tươi ở xóm bãi quê mình.
Có một anh cứng tuổi cười cười giơ cốc bia cỏ ra nói:
– Chả nhẵn mặt nhau giờ còn giới thiệu. Hà hà hà. Chú Nghĩa, uống với anh ngụm bia.
Nghĩa cũng giơ cốc bia ra nhưng chỉ nhấp một ngụm nhỏ xíu, cậu tiếp lời anh Cung:
– Em mới lên còn lạ nước lạ cái, có gì các anh chị chỉ bảo giúp ạ.
Anh Cung cao hứng đế vào trong khi chị Mận cứ ngồi nguyên một chỗ vừa tủm tỉm cười vừa ăn bánh phồng tôm do chính tay chị vừa rán mang ra đây. Chắc chị nghĩ đến cái bữa hôm nọ hú chết nên mới cười tủm kiểu khó hiểu như vậy:
– Thế từng người giới thiệu cho thằng em Nghĩa biết, xem có nghề nào mà nó muốn theo không nhỉ.
Mọi người hưởng ứng một lượt bằng những tiếng hô: “Phải đấy, phải đấy”. Thời gian cận Tết này cũng là lúc mọi người thả lỏng tinh thần một chút, bớt đi cái bon chen vất vả của cuộc sống thường ngày mà tìm về với con người thực của mình, ấy vậy nên ai ai cũng thoải mái hơn so với ngày thường.
Cái anh trung tuổi vừa rồi nói xung phong giới thiệu trước, giọng anh cao vút giống như một ca sĩ nhạc Opera, nghe lạ nhỉ, nhưng có lý của nó đấy:
– Anh xin tự giới thiệu với Nghĩa và bà con cô bác ngồi đây. Anh tên Quang, nhà ở xã bên nhà chú, anh cũng biết bố mẹ chú đấy. Anh lên Hà Nội được 3 năm rồi. Anh làm cái công việc mà chỉ cần một tiếng rao thôi là chú sẽ biết anh làm nghề gì.
Mọi người vừa cười, vừa ăn, vừa uống thêm lời vào cho nó hứng khởi: “Rao thử đi”.
Anh Quang ưỡn cái ngực ra phía trước, đầu hơi ngửa lên trên làm cho cuống họng anh nổi cồm lên, rồi anh rao giống như tiếng rao mà anh vẫn cất lên hàng ngày qua từng con đường, từng ngõ phố Hà Nội:
– “Loa đài amply tivi tủ lạnh nồi cơm, dùng lâu đã hỏng thành hàng bán… đê!!!”, Đố biết là nghề gì?
Mọi người được tràng cười ngặt nghẽo nhìn về phía Nghĩa, Nghĩa cười theo trả lời:
– Em lạ gì, anh thu mua đồ cũ.
Anh Quang có vẻ tự hào lắm, anh giới thiệu thêm về nghề của mình: “Nghề của anh tuy có vất vả tí vì phải đạp xe, nhưng mà này, được đi khắp hang cùng ngõ hẻm ở đất Hà Nội thú lắm nha. Rồi thỉnh thoảng gặp được món đồ tốt thì không khác gì trúng đề đâu. Nếu muốn theo nghề, cứ nói với anh một tiếng, anh truyền cho. Ha ha ha ha!”
Nghĩa suy nghĩ nhanh trong đầu, nếu theo nghề anh Quang thì cũng có cái hay của nó, nhất là rất có điều kiện để tìm gặp chị. Nếu Tết này về mà không gặp chị thì sẽ tính sâu hơn chuyện theo nghề anh Quang.
Rồi một cô nhìn khá lớn tuổi, cỡ độ hơn 50 gì đó ngồi gần anh Quang, cô cất giọng thủ thỉ:
– Cô là Biên, mọi người vẫn gọi là Biên hoa quả. Cô vẫn lấy hàng hoa quả chỗ cái Mận rồi gánh đi bán rong ở khu phố cổ. Người ta lười chạy ra chợ nên cô gánh đến bán tận nhà, lại gọt sẵn, muối ớt sẵn bán cho người ta. Cái nghề của cô thì vất vả lắm, vai cô đã trai thành cục vì gánh hàng rồi, với lại chỉ thích hợp đàn bà con gái làm thôi. Cháu muốn theo cũng không bán được đâu. Đấy, hoa quả hôm nay là hàng cô bán ế đấy.
Cô Biên không cười nhiều vì cô đã lớn tuổi, đã có cháu ngoại lên chức bà rồi. Mọi người cũng trầm mặc đi vài phần sau cái không khí sôi nổi mà anh Quang vừa mang lại. Ở xóm trọ này, cô Biên là lớn tuổi nhất nhưng cũng lại vất vả nhất. Vất vả bởi cái nghề gánh hoa quả đi bộ rong ruổi khắp các con phố. Lúc mới gánh đi bán đầu giờ sáng là nặng nhất, cái đòn gánh trĩu đi, cong vồng xuống đè lên đôi vai nhỏ bé xương xẩu. Đến tầm trưa trưa khi hàng bán vợi đi mới bớt nặng. Đầu giờ chiều lại bắt đầu một chu trình mới đến tối mịt mới về.
Cạnh cô Biên là một chị mặt đầy tàn nhang, nhìn bên ngoài không thể đoán chính xác chị bao nhiêu tuổi nữa, chỉ biết là trông chị khá là già thôi. Chị giới thiệu về bản thân:
– Chị tên là Hoa, ở trong làng, cùng xã với em. Trước chị hay bán hàng ở chợ huyện, thỉnh thoảng cũng gặp mẹ em mang ngô, sắn lên đấy bán. Chị mới chuyển lên đây làm được 1 năm. Chị đi cân sức khỏe.
Nghĩa nghe cái này hơi lạ tai, mặt cậu vểnh lên như chó hóng chủ về tỏ vẻ không hiểu. Thấy vậy mọi người kích chị Hoa: “Hoa lấy cân ra khuyến mại gói đặc biệt cho Nghĩa đi”.
Chị Hoa thật thà chân chất, chị đứng dậy luôn rồi về phòng đẩy cái cân ra cạnh chiếu tiệc, mọi người nhìn vào cái cân. Chị bấm một cái nút, từng dòng ánh đèn đỏ lấp lánh chạy lên chạy xuống nhìn cực kỳ vui mắt, rồi trong cái cân phát ra tiếng nói của người: “Xin kính chào quý khách. Hoan nghênh đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp, thử sức kéo”, “Xin kính chào quý khách. Hoan nghênh đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp, thử sức kéo”.
Mọi người ồ lên lấy lại không khí vui vẻ vừa rồi. Anh Quang nhanh mồm nói to nhất: “Nghĩa đứng lên cân đi, Hoa cho chế độ đặc biệt, anh trả tiền… Ha ha ha!”
Mọi người hối quá, Nghĩa ngượng ngùng đứng dậy rồi bước lên bàn cân, một chiếc đĩa hình tròn chạy từ trên cao chạm tới đỉnh đầu Nghĩa thì dừng lại. Sau đó tiếng nói trong cái cân điện tử lại phát lên: “Chiều cao một trăm bảy mươi hai cen ti mét, cân nặng sáu mươi lăm ki lô gam, hạ bộ nặng gấp đôi người khác. Thân hình hoàn toàn bình thường, đề nghị quan hệ điều độ”.
Cả xóm trọ phá lên cười, đặc biệt là mấy anh. Còn mấy cô thì mặt đỏ như gấc không biết là do trót uống ngụm bia cỏ hay là do ngượng khi biết thông tin “hạ bộ nặng gấp đôi người khác” do chiếc cân điện tử tiết lộ. Chỉ có Mận là tỉnh bơ thản nhiên cho một miếng phồng tôm màu trắng vào mồm cắn đến ‘rộp’ một cái, môi loáng mỡ, cô nhìn mấy người đồng giới quanh đây mà thấy tội nghiệp vì họ phải đang tưởng tượng, còn cô thì đã được nhìn, được sờ, được nắn, được bú, được liếm, được địt cái dương vật ấy rồi.
Rồi tiếp theo từng người, từng người giới thiệu, rất phong phú nhiều loại ngành nghề khác nhau. Có người đi thu mua đồng nát rồi bán lại cho các vựa phế liệu ăn chênh lệch làm lời. Có người mua các loại quần áo, giày dép nhựa rẻ tiền rồi chất lên xe đẩy đi bán. Có người đi bán bánh mì, bánh bao, xôi, bánh khúc nóng. Có người đẩy xe bán những đồ linh tinh như: Keo dính chuột, bột thông tắc vệ sinh, bấm móng tay, băng đĩa nhạc, lót giày…
Cuộc vui cứ thế diễn ra, mọi người vừa ăn vừa nói chuyện về những công việc mình đang làm. Nghe họ kể về những việc mưu sinh ấy tuy vất vả, nhiều mồ hôi và nước mắt nhưng lại kể bằng cái giọng vui tươi pha chút trào phúng để thấy rằng họ vẫn yêu đời lắm. Cho dù cuộc sống có khó khăn thế nào, chỉ cần ta chấp nhận đối mặt với nó thì cũng coi như là hạnh phúc rồi.

To top
Đóng QC