Mùa nước nổi – Phần 38

Phần 38
Thời gian cứ thế trôi thêm một ít ngày nữa, sắp Tết rồi. Hôm nay đã là ngày hăm ba tháng Chạp, ngày Tết ông Công – bà Táo. Trời vẫn còn lạnh nhưng chưa đến 6 giờ Nghĩa đã tươm tất dắt xe đạp ra khỏi cửa phòng, hôm nay cậu vẫn ra làm ở chợ người, cuối năm việc nhiều, công lại cao nên Nghĩa không dám bỏ buổi nào.
Vừa khóa cửa phòng xong thì thấy anh Cung như đã chờ sẵn từ khi nào, anh chuẩn bị về quê, hôm qua Nghĩa đã gom gần hết tiền làm ở chợ người của mình với tiền công làm vườn hàng tháng, lại có thêm 2 túi quà Tết gửi anh Cung mang về đưa cho mẹ rồi.
– Ơ anh, em tưởng anh chờ chị Mận đi làm về rồi mới về quê cơ mà, giờ vẫn còn sớm anh dậy làm gì?
Anh Cung thở dài:
– Chị mày về rồi, đang nằm trong nhà kia kìa.
– Sao hôm nay chị về sớm vậy anh, mọi ngày chắc phải 9 – 10 giờ mới về cơ mà.
– Chị mày kêu ốm nên xin nghỉ sớm. Cũng định về quê cùng anh nhưng xem ra không về được rồi. Anh về một mình rồi mai lại lên đây luôn, tranh thủ làm nốt mấy công cuối năm còn lĩnh tiền.
Làm thợ hồ như anh Cung không phải lĩnh tiền mặt theo ngày mà lĩnh theo những lần tạm ứng và quyết toán công trình của chủ thầu. Thường thì ngày công cuối năm sẽ tổng kết, chủ thầu sẽ thanh toán hết tiền công cho thợ về quê ăn Tết. Thế nên không thể nghỉ làm những ngày cuối năm được.
– Vâng, anh về nhớ mang giúp em quà về cho mẹ. Anh bảo với mẹ em là độ 28, 29 tết em về. Cuối năm em cũng tranh thủ kiếm thêm được đồng nào hay đồng ấy anh ạ.
Xem ra được về quê nhưng anh Cung không vui tẹo nào, cũng phải thôi, vợ ốm mà:
– Ừ, yên tâm. Về cái anh sang nhà chú luôn. Mà chú ở lại có gì để ý chị giúp anh. Anh về quê mà cứ thấy lo lo, chị mày ít khi ốm, nhưng mỗi lần ốm là nặng lắm. Anh cũng muốn ở lại nhưng tết ông Công không về không được.
Nghe anh Cung nói mà Nghĩa cũng lo lo, nhìn tướng chị Mận như vậy, người đậm đậm chắc nịch, lúc nào cũng ngùn ngụt ra thì ít người nghĩ là chị lại ốm được:
– Vâng, anh yên tâm. Chị có bị làm sao em gọi điện cho anh luôn. Thôi em đi làm đây.
– “Chú đi đi”, anh Cung cũng định về quê luôn, tranh thủ về sớm được tí nào hay tí ấy, còn phải ra tảo mộ ông bà tổ tiên, mời ông các cụ về nhà ăn Tết. Tục là thế.
Vậy là Nghĩa đi làm cả ngày đến 9 giờ tối mới về đến nhà, hôm nay cậu làm 3 cuốc liền, một cuốc sáng, một chiều chiều, buổi tối còn đi bốc hàng ở cảng Phà Đen. Trưa có tranh thủ qua nhà cô Cẩm Tú chăm cây nhưng lúc đó không ai có nhà.
Chưa mở cửa phòng mình thì Nghĩa đã nhìn sang phòng của chị Mận, thấy cửa phòng chị đóng, điện tối om, chắc là chị đã đi ngủ rồi. Nhớ lời của anh Cung dặn là chị đang ốm nên Nghĩa cũng muốn hỏi thăm xem tình hình của chị như thế nào, cậu gõ vào cửa phòng chị:
– Chị Mận ơi, em Nghĩa đây! Chị ngủ chưa ạ?
Tiếng chị Mận yếu ớt từ trong phòng vọng ra, nghe giọng thì có vẻ như chị đang mệt lắm:
– Chị vừa ngủ rồi, Em đi làm về muộn thế. Đã ăn gì chưa? Chị vẫn phần cơm đây này.
– Em ăn ở chỗ làm rồi chị ạ, làm thêm nên người ta bồi dưỡng cho gói xôi giò rồi. Chị thấy trong người thế nào? Em nghe giọng chị mệt lắm, có cần đi khám không ạ.
Trong nhà điện vẫn tối om, mà cả xóm trọ cũng vậy, mặc dù người trọ cũng còn ở trên này nhiều, chắc phải vài ba hôm nữa mới lác đác có người về quê ăn Tết, nhưng do trời lạnh nên ai cũng đóng cửa đi ngủ sớm. Tiếng chị Mận thều thào:
– Chị không sao đâu. Ăn rồi thì về ngủ đi. Mai có phải đi làm không?
Đấy, anh Cung – chị Mận vẫn quan tâm Nghĩa như vậy đấy, hằng mấy tháng nay rồi, từ ngày Nghĩa lên đây, anh chị vẫn một lòng coi Nghĩa như đứa em út trong nhà, mặc dù không nói ra, nhưng người có ơn nhất với Nghĩa chính là anh chị:
– Mai em có chị ạ. Thôi chị nghỉ đi. Nếu bị làm sao thì chị ới em luôn nhé.
– Uh. Có gì chị gọi.
Nghĩa về phòng, rửa chim lau mặt thôi chứ không tắm vì trời lạnh, muốn tắm một là phải đun nước hai là phải chạy vài vòng quanh sân khu trọ cho rã mồ hôi mới tắm được.
Lên giường ngủ lúc 9 rưỡi nhưng Nghĩa nào có ngủ được ngay. Cậu nghĩ linh tinh đủ thứ chuyện, trong đó chuyện cậu nghĩ nhiều nhất chính là mẹ, hôm nay chắc mẹ vui lắm, anh Cung mang gần 20 triệu tiền Nghĩa làm nửa năm nay về cho mẹ. Đây là một số tiền rất lớn đối với gia đình Nghĩa, số tiền này sẽ đỡ mẹ được rất nhiều việc, nhất là việc chữa bệnh cho bố.
Chuyện của chị Nhài, chị vẫn bặt vô âm tín kệ cho Nghĩa cứ ngơi việc cái là đi tìm. Chị ở nơi đâu sao mà tìm chị như mò kim đáy bể vậy. Giống như mọi năm, cứ vào dịp cuối năm là chị sẽ về đầu xóm đưa quà cho Nghĩa, không biết năm nay chị có về không, mà nếu có về thì có gặp được Nghĩa không? Năm nay Nghĩa phải cận Tết mới về, không biết có kịp mà gặp chị không? Nếu lần này mà Nghĩa gặp chị, cậu nhất định sẽ không để cho chị đi ngay mà sẽ hỏi bằng được địa chỉ để chị em ở trên này gặp nhau mà tương trợ.
Còn Cẩm Tú nữa, mối quan hệ hai người thì bên ngoài vẫn là cô cháu, vẫn là chủ – thợ, nhưng thực ra bên trong đã coi nhau như vợ chồng, ít ra là những lúc hai người ở trên giường hoặc lén lút bên hông nhà mỗi lần Nghĩa làm vườn muộn. Cứ độ vài ba hôm thì thể nào không Cẩm Tú sẽ là Nghĩa sẽ chủ động hẹn hò để hai người có thể đến với nhau, cái khách sạn New World giờ đây đã trở thành điểm hẹn hò, mặc dù giá thuê phòng một buổi không rẻ nhưng đối với Cẩm Tú thì chẳng có gì nhiều ngoài tiền. Mà nghe đâu, Cẩm Tú đã uống thuốc ngừa thai hàng ngày rồi. Cô nhiều lúc cũng trộm nghĩ hay là mình đẻ thêm một đứa nữa cho vui cửa vui nhà, nhưng nghĩ đến Thủy Tiên lại thôi.
Thủy Tiên bây giờ khác với Thủy Tiên khi xưa nhiều lắm. Từ sau cái đêm hai đứa đi sinh nhật, Thủy Tiên chuyển luôn gọi Nghĩa là anh, xưng em ngọt xớt. Nói chuyện với Nghĩa cũng nhẹ nhàng, tình cảm chứ không kiểu cộc cằn, cộc lốc như hồi đầu. Có hôm Nghĩa đến tưới cây thì đã thấy Thủy Tiên đang ngồi chồm hổm ở vườn tỉa hoa rồi. Thủy Tiên đang nuôi tóc dài trở lại, việc này mất khá nhiều thời gian và phải vượt qua cái giai đoạn đầu tiên, tóc trước kia thì cạo gáy vuốt mai giống như đàn ông, thành ra giờ để dài trông nó lởm cha lởm chởm chẳng đâu vào mới bờ.
Nghĩa cũng dự định tối ngày mai sẽ lên ký túc xá trường Kinh tế thăm Trang, vì sinh viên thường được nghỉ học sớm hơn so với người lao động. Cậu muốn lên thăm xem tình hình Trang thế nào, cậu cũng muốn cho Trang ít tiền gọi là để Trang mua cái gì đó về làm quà cho gia đình. Gia cảnh Trang thế nào Nghĩa là người hiểu nhất, khó đâu kém gì nhà Nghĩa đâu, chỉ là Trang là con gái nên bố mẹ không cho cô bươn chải giống như Nghĩa mà thôi.
Còn về tương lai, năm nay không tính, nhưng sang đầu năm mới, ngoài việc vẫn làm vườn cho Cẩm Tú và làm ở chợ người giống năm nay, Nghĩa nhất định sẽ phải sang bên trường Nông nghiệp để tìm người dạy mình trồng cây. Nghe nói bên ấy có cả một Viện nghiên cứu về cây trồng, lại có rất nhiều gia đình làm nghề trồng cây giống, ở đó nhất định Nghĩa sẽ học được cách trồng cây, ươm lớn cho cái ước mơ và hoài bão của mình.
Cứ nghĩ vẩn, nghĩ vơ, nghĩ lung, nghĩ tung như vậy mà cũng đến nửa đêm.
Trời tối đen như mực, không gian im ắng như tờ, Nghĩa kéo chiếc chăn bông lên đắp ngang ngực, cũng đã khuya rồi, cậu thôi không nghĩ nữa để tìm giấc ngủ cho buổi đi làm ngày mai. Nhưng sự đời thường trớ trêu, tiếng động bên phòng chị Mận đến tai cậu:
– Khó chịu quá… Khó chịu quá!!!
Kèm với đó là tiếng đập giường đập chiếu, giống như kiểu người ta bứt rứt trong người mà phải làm một cái gì đó vậy.
Nghĩa ghé mắt qua lỗ đinh nhìn sang bên phòng chị, cậu đang lo lắng chị gặp chuyện gì, không cần anh Cung phải nhờ thì cậu cũng không thể làm ngơ trước sức khỏe của chị được. Nhưng bên phòng kia tối om, chị đã tắt điện từ lúc Nghĩa về đến giờ, chỉ là một màu đen kịt của màn đêm thôi.
Nhưng Nghĩa nghe rõ tiếng chị thở phì phò, tiếng chị rên rỉ trong cổ họng, đây không phải là tiếng rên sung sướng lúc chị làm tình, mà tiếng rên của một người ốm, khó chịu trong người.
Nghĩa không thể yên tâm được, cậu đạp tung chăn rồi bước xuống giường, mở cửa phòng bước ra ngoài. Trời tối om đến nỗi giơ bàn tay ra xa còn không nhìn thấy, gió thổi vù vù làm các tấm tôn không khít lại với nhau phát ra tiếng kêu ken két.
Nghĩa bước vài bước nhỏ là đã đến cửa phòng của chị Mận, cậu gọi vào bên trong nhưng tiếng nói khá nhỏ, chỉ đủ vừa chị Mận nghe tiếng thôi vì cậu sợ sẽ đánh thức hàng xóm:
– Chị Mận ơi! Chị ốm lắm hả?
Một lúc sau Nghĩa mới nghe được tiếng nói như rên của chị vọng ra yếu ớt:
– Uh, chị mệt lắm. Sao không ngủ đi, mai còn đi làm mà.
Nghĩa ghé sát miệng mình vào cửa phòng:
– Hay em đưa chị đi bệnh viện nhé?
– Không… đừng… chị chịu được… chỉ cần… đánh gió thôi.
Cái này thì Nghĩa biết, hồi còn ở nhà, mỗi lần cậu ốm hay là bố say rượu đi mưa về là mẹ lại lấy dầu gió bôi lên khắp người rồi xoa bóp một hồi là đỡ luôn. Cậu buột miệng không nghĩ nhiều vì rất lo lắng cho chị:
– Để em đánh gió cho chị nhé?
Phải đến một lúc khá lâu sau, Nghĩa mới nghe thấy tiếng chị nói hổn hển sau một tiếng thở rất dài:
– Uh, em vào đây, cửa không khóa đâu.
Nghĩa đẩy cửa thật nhẹ bước vào, cửa không khóa thật. Trong phòng tối đen như mực, ngoài trời gió vẫn rít lên từng cơn.

To top
Đóng QC