Phần 21
Tại một shop hàng quần áo trong chợ Đồng Xuân.
Nếu nói về chợ, có lẽ chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam ta, chợ được hình thành từ thời Pháp thuộc vào thế kỷ 18. Chợ là trái tim kinh doanh của toàn bộ khu phố cổ 36 phố phường, là đầu mối phân phối hàng hóa đi hầu hết các tỉnh phía Bắc.
Nhưng quãng thời gian mà tôi đang miêu tả cho các bạn nghe ở trong truyện không còn là chợ cổ ngày xưa nữa, năm 1994 có một vụ cháy cực lớn đã thiêu rụi toàn bộ các gian hàng và người ta phải xây dựng lại hoàn toàn, đến nay, đây vẫn là vụ cháy chợ lớn nhất Hà Nội.
Chợ được xây mới nhưng vẫn còn giữ lại được phần lớn hồn phách của chợ cũ từ cách bố trí các gian hàng đến không gian kiến trúc kiểu Pháp. Tầng 1 ngay từ phía cửa chính đi vào là các loại đồ hàng quần áo, kính râm, giày dép, thắt lưng, ví da, vali. V. V. Cho đến đồ điện tử. Tầng 2: Là khu vực bán buôn bán lẻ quần áo cho người lớn và các loại vải vóc, gấm, lụa. Tầng 3: Chủ yếu người ta bán đồ dành cho trẻ sơ sinh… Phía Bắc của chợ là các hàng ăn, phục vụ khách ăn cả ngày lẫn đêm. Xung quanh chợ lúc nào cũng đông đúc nhộn nhịp. Hàng hóa từ đây vận chuyển đi khắp các tỉnh phía Bắc.
Tại một shop hàng quần áo, vải vóc rất lớn ngay chỗ đón cầu thang đi lên của tầng 2, đó là nơi mưu sinh của Cẩm Tú. Đây đang thời gian bán hàng cao điểm trong ngày, mọi người làm việc hết sức khẩn trương, người nào việc nấy. Từ ngày hôm qua đổ về trước, ngoài Cẩm Tú là bà chủ ra còn có 4 người làm nữa là Đào, một người phụ nữ trạc tuổi 30, dáng người mập mạp nhưng nhìn cô ta làm việc thì cực kỳ nhanh nhẹn, Tuyển chàng thanh niên chắc chỉ khoảng 25 – 26 tuổi có khuôn mặt đầy trứng cá, Hồng có khuôn mặt non choẹt kiểu học sinh nhưng đã 20 tuổi chứ không ít, cuối cùng là Hùng, một người đàn ông cỡ khoảng 50 tuổi có khuôn mặt hiền lành, thật thà chất phát.
Nhưng hôm nay thì có thêm một người nữa, chính là anh chàng “ân nhân” của gia đình Cẩm Tú, tên là Ba. Hôm nay là buổi đầu tiên Ba đi làm việc ở shop quần áo, lúc này Ba đang đứng gần Cẩm Tú nhìn mọi người làm việc. Cẩm Tú buông bỏ tai nghe điện thoại ghi hàng đặt xuống thì xé tờ giấy rồi gọi:
– Hồng, đơn hàng của chị Thảo Hải Dương này. Cháu nhặt hàng rồi bảo chú Hùng giao luôn đi. Người ta đang cần.
Rồi Cẩm Tú luôn miệng chỉ đạo công việc:
– Anh Hùng giao hàng đi Thanh Hóa chưa?
Anh Hùng đang lấy dây dứa buộc túm một bao nilon quần áo, ngẩng mặt về phía bà chủ nói nhanh rồi quay lại luôn như sợ mất thời gian:
– Giao rồi, nhưng không thấy tiền lên.
– Nhà đấy tiền lấy qua Hàng Bạc.
Tiếng điện thoại lại đổ, Đào đứng gần đó nhấc ống nghe lên vào tai, nhưng tiếng cô nhận được từ đầu dây bên kia là tiếng “tít tít tít” báo hiệu là fax chứ không phải điện thoại. Đào đặt ống nghe xuống và bấm vào nút nhận Fax, sau đó chạy ra đằng sau điện thoại một tờ giấy ghi đơn hàng của khách đặt.
Khi máy chạy hết, Đào nói với bà chủ:
– Chị Tú, nhà Dũng Loan Hải Phòng đặt hàng, em cho xếp luôn nhé.
Cẩm Tú nói nhanh, cơ bản mọi thứ ở đây không có thời gian để suy nghĩ:
– Uh, chuyển luôn đi. Nhà đấy tiền nong sòng phẳng lắm.
Đào vừa cầm tờ giấy nhẩm đơn hàng, vừa bước trèo lên các đống quần áo, bỗng cô đứng khựng lại quay đầu nói với bà chủ:
– Chị Tú, mã 02347, quần gió vừa hết sáng nay rồi, giờ làm thế nào, để em gọi bảo nhà Dũng Loan chuyển mã khác nhé?
Chỉ dành khoảng 3 giây để suy nghĩ, Cẩm Tú nói luôn:
– Không, em xuống tầng 1 vay chị Hằng đi, chiều nay hàng về mình trả luôn.
– ‘Vâng’, nói xong Đào đánh mạnh quả mông tất tả xuống tầng 1.
Đấy, không khí làm việc liên tục từ sáng đến giờ đã gần trưa rồi luôn luôn là như vậy. Anh Ba nhìn hoa hết cả mắt. Nhưng đó là buổi đầu tiên chưa biết việc thì như vậy thôi, chứ nếu tinh ý thì buổi sáng chủ yếu là giai đoạn bán hàng, gồm 4 công đoạn chính: Nhận đơn hàng (bằng điện thoại hoặc fax), đóng hàng, chuyển đi, thu tiền. Buổi chiều chủ yếu là để nhập hàng.
Vãn việc một chút, Cẩm Tú nói với anh Ba vẫn đang chăm chú nhìn mọi người:
– Em thấy thế nào?
– “Em hoa hết cả mắt”, Ba đưa tay thô ráp lên gãi gãi đầu, khuôn mặt đen nhẻm cười cười kiểu cầu hòa:
Cẩm Tú động viên:
– Vài ngày là quen ngay ấy mà, em thấy mấy người làm ở đây, lúc đầu cũng lỡ nga lỡ ngỡ, nhưng chỉ vài ngày là quen việc hết, người chậm lắm chỉ mất 1 tuần.
Khi nhận anh Ba vào làm, Cẩm Tú cũng có dự định rất sâu xa trong đầu, trước tiên là để trả ơn cho anh Ba đã cứu Thủy Tiền, việc này đương nhiên là quan trọng nhất rồi, nhưng thứ nữa, cô muốn đào tạo một người thật là tin tưởng, thân tín để có thể giao việc quản lý cửa hàng, lúc đó cô sẽ có nhiều thời gian hơn để ở bên Thủy Tiên. Sau biến cố vừa rồi và sau buổi nói chuyện lúc sẩm tối chiều qua với Nghĩa, cô đã tự ra bản thân mình thực sự là cũng có nhiều khiếm khuyết trong cách nuôi và dạy con, tất nhiên có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là bởi cô quá mải mê với công việc kinh doanh, không có thời gian ở bên con.
Tuy nhiên, ngay lúc này Cẩm Tú không có hé lộ ra cho anh Ba biết mục đích của mình, cô cũng đủ trí tuệ để biết rằng, một người có thể thay cô quản lý công việc kinh doanh tại shop không hề dễ tìm kiếm, người đó phải hội tụ đủ nhiều yếu tố: Ngoài bản chất thật thà trung thực ra còn phải là người nhanh nhẹn, nhạy bén và biết xử lý những tình huống phát sinh, ngoài ra còn phải biết quản lý nhân viên nữa. Anh Ba có là gì đi chăng nữa cũng chỉ mới quen biết có vài ngày, cần phải có thời gian để chứng minh năng lực.
Thôi chuyện tương lai tạm gác lại, trở lại với anh Ba lúc này, thấy bà chủ động viên, anh Ba như thêm quyết tâm hơn nữa:
– Chị Tú yên tâm, tôi nhất định sẽ làm tốt.
– Anh Ba đừng khách sáo như vậy, anh là người có ơn đối với gia đình tôi, tôi cũng chẳng biết trả ơn anh thế nào cho phải. Chỉ có công việc của gia đình như thế này, cũng mong anh ổn định cuộc sống mà kiếm tiền nuôi vợ nuôi con.
– Vâng.
– Trước mắt, anh hãy làm công việc đơn giản nhất là đóng hàng vào giao hàng giống như công việc của anh Hùng đang làm. Sau đó thế nào thì ta tính tiếp nhỉ.
Vậy là công việc đầu tiên của anh Ba tại shop quần áo của Cẩm Tú là đóng hàng và giao hàng. Không biết anh ta thể hiện nào? Có lọt vào tầm ngắm của bà chủ hay không? Có thể trở thành một cánh tay phải thay bà chủ quản lý cửa hàng không? Điều đó phụ thuộc vào chính anh Ba, và một phần nào đó, phụ thuộc vào Nghĩa.
… Bạn đang đọc truyện Mùa nước nổi tại nguồn: https://gaigoi.city
Nghĩa làm đến khoảng 4 giờ chiều thì cái giàn hoa đã được dựng xong, cũng định làm thêm sang phần nước tưới nhưng nghĩ thế nào lại thôi, hôm nay cậu muốn nghỉ sớm hơn một chút để làm một việc. Từ lúc Thủy Tiên xuống nhà nói chuyện với Nghĩa lúc sáng đến giờ vẫn chưa thấy cô ta xuống thêm lần nào nữa. Nhưng mỗi lần Nghĩa nghỉ tay ngồi trên bậc thềm thì đều thấy một chai nước mát đầy để sẵn ở bên ngoài cánh cửa rồi.
Giờ này cô Cẩm Tú vẫn chưa về, chắc độ 5 giờ hơn cô mới về nhà cơ, Nghĩa mơ hồ như muốn gặp lại cô, rõ ràng đối với một thanh niên vừa mới dậy thì như Nghĩa, cô Cẩm Tú có sự thu hút nhất định nào đó nhưng không rõ ràng. Bản thân Nghĩa cũng không thể hình dung rõ trong thâm tâm mình muốn gặp cô vì lý do gì? Vì cô hấp dẫn tình dục ư? Có thể đúng cũng có thể không đúng. Vì sự quan tâm, ân cần, dịu dàng của cô ư? Cái đó cũng có thể đúng có thể không đúng. Tóm lại là Nghĩa không thể rõ bản thân đang nghĩ gì.
Đóng cánh cổng lại, Nghĩa đạp xe đi. Nghĩa không trở về nhà, giờ vẫn còn rất sớm, nắng chưa tắt hẳn nhưng không còn gay gắt nữa, trời đã đổ về chiều. Cậu hòa mình vào dòng người tấp nập, cũng chẳng biết mình sẽ đi đâu nữa, cậu không biết đường vì mới lên Hà Nội chưa được bao ngày. Nghĩa cứ đi thôi, tiện chỗ nào thì rẽ chỗ ấy, đi hết phố này sang phố khác. Có khi đi một lúc lại thấy mình ở chính chỗ mình vừa đi. Nhìn cậu thật lạc lõng so với đa số những người đang lưu thông trên đường. Không phải vì chiếc xe đạp thồ, bộ quần áo bộ đội, đôi dép tổ ong, mà vì cậu vừa đi vừa nhìn hết người này đến người nọ, cậu như tìm kiếm một ai đó.
Đúng rồi, Nghĩa đi tìm chị.
Lên Hà Nội mới được mấy hôm, mục đích của lần tha hương này ngoài kiếm tiền nuôi thân, giúp mẹ chăm bố còn có một mục đích khác nữa, đấy là tìm chị? Xem chị đang ở đâu? Chị đang làm công việc gì? Chị sống có tốt không? Kể từ hồi giáp Tết năm ngoái gặp chị có chưa đầy 1 phút đến nay đã gần 1 năm rồi Nghĩa chưa gặp lại, không biết chị có béo lên không hay lại gầy đi, chị có còn xinh đẹp như một cô tiên trong tâm tưởng của Nghĩa không?
Vòng bánh xe cứ lăn đều, lăn đều chầm chậm bởi chủ nhân của nó cứ vừa đi vừa nhìn người, nhìn cả người đang đi ôtô, xe máy, xe đạp, nhìn cả những người đang đi bộ ở hai bên vỉa hè. Đặc biệt chú ý vào những người con gái có mái tóc dài còn trẻ.
Hà Nội giờ tan tầm đông người lắm, ai cũng hối hả để trở về với gia đình sau một ngày làm việc, chắc cũng chẳng ai chú ý đến một thanh niên đang đạp chiếc xe đạp thồ vừa đi vừa ngoảnh hết bên này đến bên kia giống như một chú khỉ trong rạp xiếc nhìn khán giả.
Nghĩa cứ đi, cứ đi như không cần biết đích đến. Cứ đi và cứ nhìn, cũng may trời chớm thu nên buổi chiều khá mát mẻ, gió thổi hiu hiu như thổi bớt nỗi buồn trong lòng cậu.
Ấy thế mà trời cũng đã tối mịt rồi đấy, đèn cao áp hai bên đường đã sáng cả, không biết đi kiểu gì mà Nghĩa đến được một con đường có hàng cây ở giữa, hai bên đường là đều có hồ nước rất rộng, nhìn cái bảng tên đường mới biết mình đang đứng ở đường Thanh Niên.
Gió ở mé hồ bé thổi vào lồng lộng, xa xa là những con thiên nga nhựa to tướng đang lững lờ trôi. Nghĩa tạt vào đấy nghỉ ngơi, cậu bám vào lan can bờ hồ rồi nghiêng mình soi xuống nước, chỉ thấy bóng của chính bản thân mình ở dưới lòng hồ, Nghĩa ước lúc này đây, dưới bóng nước kia hiện thêm hình chị gái của mình nữa. Nhưng chờ mãi, chờ mãi chẳng thấy có ai. Nghĩa ngẩng mặt lên trời, ánh trăng đã mắt đầu lên, lo ló hình bán nguyệt, rồi Nghĩa nói khá to:
– Chị ơi! Giờ này chị đang ở đâu?