Mùa nước nổi – Phần 17

Phần 17
Ngồi bên giường bệnh, Cẩm Tú cầm bàn tay con mà xoa xoa nhẹ, cô lặng im ngắm nhìn đứa con gái bé bỏng và cũng đáng thương của mình. Đã là đêm, ánh sáng của chiếc đèn tuýp trên trần phả xuống bên dưới thứ ánh sáng trắng tinh làm bóng của Cẩm Tú đổ xuống nền nhà. Chập tối hôm nay, nhận được cuộc điện thoại của bệnh viện báo con gái đang cấp cứu mà cô gần như là ngất đi.
Thủy Tiên là đứa con duy nhất của cô (tất nhiên là tính cho đến thời điểm này) với người chồng biệt xứ, nó là niềm hy vọng, niềm an ủi. Cô yêu và thương con không để đâu cho hết, nhưng không hiểu sao hai mẹ con không hợp nhau, tính cách hai người cũng giường như là mỗi người một ngả, ấy thế nên khi con lớn, mẹ con dần dần xa cách. Cứ nhìn vào mái tóc của mẹ và con là có thể hình dung ra sự khác biệt giữa hai người. Có nhiều lần cô cũng muốn tìm cách gần gũi, thân thiện với con nhưng mười lần như một đều thất bại.
Thủy Tiên vẫn liêm liếp ngủ vì lượng kháng sinh tiêm vào người, bác sĩ nói cô không có vấn đề gì, lượng nước sông trong người và trong phổi đã được lấy ra hết, giờ chỉ cần thêm ít thời gian là có thể tỉnh lại, chắc chỉ phải nằm viện thêm 1 ngày là được về nhà thôi. Đối với Cẩm Tú lúc này điều cô lo lắng nhất không phải là sức khỏe của con, mà chính là nguyên nhân con ngã xuống sông, các bác sĩ phán đoán là do tự tử, nhưng thâm tâm Cẩm Tú không cho là như vậy, chẳng lẽ con mình lại dại dột đến mức ấy hay sao? Chẳng lẽ vì cái tát của mẹ buổi chiều hôm ấy mà quyên sinh hay sao? Rồi ngày mai sẽ ra sao, nếu con đã tìm đến cái chết một lần thì cũng có thể tìm tới nó lần thứ 2, lần thứ 3. Nay có ân nhân cứu mạng nhưng những lần khác thì sao?
Giọt nước mắt nóng hổi trào ra khỏi khóe mắt Cẩm Tú, long lanh như một giọt sương mai lăn tròn qua gò má rơi xuống bên dưới. Giọt nước mắt ấy chưa kịp nguội rơi vào lòng bàn tay đang để ngửa trên tay mẹ của Thủy Tiên làm bắn ra những bọt nước li ti. Bàn tay ấy khẽ cựa quậy, nhỏ thôi nhưng cũng đủ để Cẩm Tú biết là con gái đã tỉnh lại. Cẩm Tú luống cuống nhìn vào mặt con:
– Thủy Tiên, con tỉnh rồi à?
Thủy Tiên không nói gì, đôi mắt từ từ hé ra một chút để nhìn cho rõ cảnh vật xung quanh. Căn phòng bệnh viện không có vật gì đáng để tâm cả, chỉ có ánh sáng trên trần nhà phả xuống làm đôi mắt cô lóa lóa. Hơi đánh con ngươi sang bên phía bên trái, Thủy Tiên nhìn gương mặt mẹ tiều tụy, mái tóc mẹ bù xù chứ không bồng bềnh như mọi hôm, ánh mắt mẹ lo lắng đang nhìn cô. Nhưng rồi ngay lập tức, Thủy Tiên đóng mi lại như không muốn nhìn thêm.
Thế rồi lại thêm những giọt nước mắt nữa thi nhau lã chã rơi vào lòng bàn tay Thủy Tiên, những giọt nước mắt ấy vẫn còn nóng hổi như thay cho nỗi xót xa của mẹ.
Thấy con không nói gì, mắt đóng lại hơi ngoảnh mặt về phía bên kia, Cẩm Tú đoán biết là con gái đang giận mình, nỗi lo lắng về một tương lai bất định của con gái mà vừa rồi Cẩm Tú thầm suy đoán lại trào dâng, cô khóc nấc lên thành tiếng:
– Thủy Tiên ơi, mẹ xin lỗi. Hu hu hu, mà con ơi, con dại dột quá? Sao con lại làm thế? Con mà có mệnh hệ gì thì mẹ sống làm sao nổi con ơi. Hu hu hu hu!!!
Cứ thế, Cẩm Tú buông thả bản thân để khóc tu tu ngon lành như một đứa trẻ, khóc để vơi đi nỗi sợ hãi đã xâm chiếm trong lòng cô suốt từ chiều nay đến giờ, khóc để giải thoát cho nỗi chất chứa trong lòng, khóc để thỏa nỗi thương con. Khi tiếng khóc bớt đi, Cẩm Tú vừa nấc vừa nói tiếp:
– Hức… hức… Chỉ vì mẹ tát con một cái mà con định tự sát hay sao? Hức… hức… hức… Con có biết là mẹ đánh con nhưng mẹ còn đau hơn cả con không hả? Hức… Con có biết mười năm nay mẹ thân cô thế cô bươn chải kiếm sống vì cái gì không? Vì mẹ chờ bố con ư… Không phải… Là mẹ vì con hết… Hức… Hức.
Thủy Tiên vẫn không chịu mở mắt ra, nhưng mí mắt động đậy chứng tỏ cô đang thức, ở bên khóe mi cũng bắt đầu rỉ ra giọt nước mắt đầu tiên.
– Khi con 7 tuổi, bố đã bỏ mẹ con mình mà đi. Lúc đó mẹ hoang mang lắm, mẹ sợ lắm. Nhưng rồi chính con là động lực cho mẹ cố gắng bươn chải, nỗ lực vượt lên tất cả để kiếm tiền nuôi con ăn học, để bù đắp sự thiếu vắng người cha của con, để con bằng bạn bằng bè, không thua kém tụi nó.
– Rồi khi con vào cấp III, con bắt đầu thay đổi, bắt đầu rời xa mẹ, bắt đầu theo đòi chúng bạn chơi bời. Mẹ nghĩ mình phải nghiêm khắc với con, để con tránh được những thói hư tật xấu ở đời. Nhưng có lẽ mẹ đã sai? Mẹ càng đẩy con đi xa mẹ hơn. Đã lâu lắm rồi mẹ con ta chưa từng nói chuyện nhẹ nhàng với nhau. Mẹ đã sai rồi. Thủy Tiên ơi, cho mẹ xin lỗi. Con đừng bao giờ làm như thế này với mẹ nữa. Mẹ xin con đấy. Hu hu hu hu hu hu.
Nói đến đây, Cẩm Tú không thể nói tiếp hơn được nữa, cô gục xuống vai con mà khóc.
Thủy Tiên vẫn nhất quyết không phản ứng gì? Chỉ có nước mắt đã thành giọt chảy dài lăn tròn trên má.
… Bạn đang đọc truyện Mùa nước nổi tại nguồn: https://gaigoi.city
Sáng sớm ngày hôm sau, Nghĩa đạp xe của anh Ba ra chợ người, cậu định trả anh xe rồi đến nhà cô Tú làm vườn cả ngày. Chắc vì ra sớm quá nên mới chỉ có vài người đang đứng chờ việc trong đó không có anh Ba. Nghĩa ngẫm nghĩ phân vân: “Quái lạ, mọi ngày anh Ba ra sớm thế cơ mà, sao hôm nay giờ này vẫn chưa thấy nhỉ”.
Chờ đến hơn 7 giờ vẫn chưa thấy anh Ba tới, Nghĩa sốt ruột vì muốn thật nhanh đến nhà cô Tú, phần cũng vì muốn làm việc cho sớm, phần còn lại ít thôi là muốn xem tình hình của ‘cô gái’ mà mình cứu hôm qua thế nào? Cả đêm qua Nghĩa cứ nghĩ mãi về ‘cô gái’, tại sao ‘cô gái’ lại tự tử nhỉ? Cuộc sống của cô ta có điều gì mà phải làm như vậy, cô ta sống trong nhung lụa, nhà cao cửa rộng, ăn sung mặc sướng có thiếu thứ gì đâu.
Mải mê suy nghĩ, bỗng Nghĩa thấy giật mình vì bị ai đó đập tay vào vai, ngoảnh lại thì thấy người mà mình chờ suốt từ sáng đến giờ. Nghĩa mừng như bắt được vàng:
– Ôi anh Ba, sao nay ra muộn thế, em qua trả xe cho anh rồi còn đi làm vườn đây.
Nhưng Nghĩa chợt thấy hơi hụt hẫng, anh Ba hôm nay không giống với mọi khi, anh không cười cười thân thiện nữa mà khuôn mặt hết sức nghiêm trọng:
– Nghĩa này, đi ra kia anh có chuyện muốn nói với em.
Nghĩa linh cảm như có chuyện gì đó chẳng lành, chẳng lẽ là cô gái mà cậu cứu không qua khỏi hay sao, mà chỉ có chuyện đó thôi mới làm anh Ba thay đổi như vậy.
Nghĩa dắt theo cái xe đạp của anh Ba đi về phía góc thấp nhất của gầm cầu, ở đó không có ai đứng. Vừa đứng lại Nghĩa đã hỏi ngay:
– Anh Ba, có chuyện gì vậy ạ? Có phải… cái cô gái hôm qua… đã…
Anh Ba lắc đầu nói luôn với cái giọng trầm trầm:
– Không phải, cô ấy không sao, đang nằm ở bệnh viện.
– “Thế chuyện gì ạ?”, Nghĩa thở phào, mặc dù mình chẳng thích cô ta tẹo nào, lần nào gặp nhau cũng đều lời qua tiếng lại rồi ôm tủi vào người, nhưng bảo là ghét thì Nghĩa cũng chẳng ghét gì cả.
Dòng người như dòng đời ở dưới lòng đường vẫn tấp nập qua lại, giờ đang là giờ đi làm nên đường rất đông, tiếng còi xe, tiếng xi nhan, tiếng máy nổ. V. V. Tất cả những âm thanh ấy không lọt vào trong đầu của anh Ba, bởi anh ta tập trung tìm cách… thuyết phục Nghĩa. Anh ta nói:
– “Ngồi xuống đây đi Nghĩa”, nói xong anh Ba đặt tay lên vai Nghĩa ấn xuống ngồi cùng mình, “Hoàn cảnh gia đình anh rất khó khăn Nghĩa ạ, lần này chú nhất định phải giúp anh”.
Nghe giọng anh Ba nói thật là thảm thương, Nghĩa chưa nghe thấy anh nhờ chuyện gì nhưng đã mủi lòng mất rồi:
– Em biết là ai đã phải ra đứng ở chợ người này thì đều khó khăn cả anh ạ. Nhưng thú thực với anh là em cũng không có tiền, mới đi làm được mấy hôm được có hơn 300, hay là anh cầm tạm để lo việc. Đây em đưa cho’.
Khi Nghĩa đưa tay vào túi chiếc quần thô định móc toàn bộ số tiền công mà cậu làm 3 ngày ra sau khi tiêu mất mấy chục tiền mua đồ ăn sáng và ăn trưa ra thì anh Ba giữ tay chặn lại:
– Không, không phải là anh định vay tiền chú. Là anh nhờ chú việc khác cơ.
Vẫn để bàn tay mình trong túi chạm vào vài tờ tiền là cả cơ nghiệp của Nghĩa lúc này, tay Nghĩa day day mấy tờ tiền như là đang đếm vậy:
– Thế không phải tiền thì là chuyện gì ạ? Anh nói đi nếu giúp được em nhất định sẽ giúp. Ai chẳng có lúc khó khăn, em giúp anh lúc này thì sau anh lại giúp em.
Nghĩa nói thế làm lòng anh Ba bối rối, sự ăn năn hối hận lại vừa mới trỗi dậy trong lòng nhưng chỉ trong một chốc một nhát thôi. Anh ta cúi gằm mặt xuống, nhỏ nhẹ rì rầm như rót mật vào tai người nghe:
– Chuyện là, cái cô gái mà chú cứu hôm qua ấy, cô ta là con gái của cái người mà thuê chú làm vườn, chị ta tên là gì ấy nhỉ, à… là Tú thì phải.
Nghĩa đáp lời ngay, chuyện này thì cậu đã biết, hôm qua lúc cậu mệt quá nằm sóng soài bên cạnh nạn nhân thở phì phò có nhìn sang bên cạnh và nhận ra rồi:
– “Vâng, em biết ạ. Cũng là vô tình thôi. Mà em chẳng hiểu sao cô ta lại tự tử, nhà cô ta giàu thế, có thiếu thốn cái gì đâu. Mà thôi, chuyện của người ta em cũng chẳng quan tâm nhiều làm gì, trên thành phố này phức tạp lắm, giàu chưa chắc đã sung sướng gì”, là Nghĩa liên tưởng thêm đến cô Cẩm Tú, trong vài lần tiếp xúc với cô, Nghĩa cũng phần nào đoán biết được rằng trong lòng cô có điều gì đó khổ sở.
Anh Ba tiếp tục rủ rỉ:
– Hôm qua lúc ở bệnh viện, lúc chị Tú hỏi, anh cuống quá… thành ra… thành ra anh… nhận là người đã cứu con chị ta.
Trong lời nói của Ba có một nửa là thật, một nửa là bịa. Thật thì đúng là anh ta đã nhận là người nhảy xuống sông cứu người, còn bịa là lúc đó anh ta hoàn toàn không có cuống, ngược lại còn suy nghĩ chán chê mới nói.
Nghĩa nghe rõ mồn một mặc dù anh Ba nói khá nhỏ, cậu thoáng có chút bất ngờ nhưng cũng nhanh chóng tin rằng khi đó có khi anh Ba cuống thật mới nói bừa như vậy, cậu mới 18 tuổi, mới rời khỏi ghế nhà trường, rời khỏi môi trường thuần nông thuần khiết, mới thực sự bước vào cuộc đời có vài ngày, Nghĩa như một tờ giấy trắng tinh với cuộc sống:
– Rồi sau đó thế nào ạ?
Ba khẽ nghiêng đầu thăm dò phản ứng của Nghĩa biểu hiện trên nét mặt, thấy Nghĩa vẫn bình thường chứ không có thái độ giận dữ gì, đúng như anh ta phán đoán:
– Rồi sau đó chị Tú cảm ơn anh… cho anh 500 nghìn và còn… bảo anh về làm việc cố định ở cửa hàng quần áo nữa.
Vừa nói xong, anh ba rút ra một sấp khoảng chục tờ 50 nghìn rồi dúi vào tay Nghĩa:
– Tiền này anh đưa cả cho em. Em nhận lấy, dù sao thì cũng là em cứu người, tiền này đáng ra là của em, anh chỉ nhận hộ em thôi.
Nhưng Nghĩa đỡ tay anh Ba lại, cậu chưa cho rằng mình nên cầm tiền:
– Từ từ đã anh Ba, thế anh định nhờ em việc gì?
Lúc này mới thực sự là lúc then chốt, 500 nghìn kể to thì to thật, nhưng so với công việc ổn định ở cửa hàng quần áo, nhất là làm công với tư cách là ân nhân thì chỉ nhỏ như hạt bụi. Anh Ba đã rào trước đón sau từ đầu tới giờ, đây là lúc quyết định:
– Hoàn cảnh gia đình anh rất khó khăn, vợ anh đau yếu liên miên, các cháu thì đang vào độ học hành, anh rất cần một công việc ổn định, giống… như em. Thế nên… anh nhờ em là giữ bí mật chuyện này giúp anh. Anh sợ rằng chị Tú nếu biết anh không phải là người cứu con của chị ấy, thì chị ấy không nhận anh làm nữa. Không biết em có giúp anh được việc này không? Nếu như… không được thì… cũng không sao cả. Anh em mình lại vẫn làm ở chợ người.
Ba đi một nước cờ táo bạo, đó là tấn công trực diện vào lòng trắc ẩn của đối phương. Mà đoán chừng thái độ của Nghĩa xem ra có vẻ thành công, nhưng nước cờ này có lẽ chỉ thành công đối với một con người như Nghĩa mà thôi, còn đối với người khác có thâm niên và sự trải đời thì chắc chắn thất bại 100%, thậm chí còn có tác dụng ngược, người ta tức khắc nhận ra được bản chất của sự việc ngay.
Còn trong đầu Nghĩa đang nghĩ gì? Từ lúc lên Hà Nội đến nay, người Nghĩa cảm ơn đầu tiên chính là vợ chồng anh Cung chị Mận, anh chị không những là người dẫn dắt Nghĩa lên đây, còn lo cho chỗ ở, chỗ ăn, hướng dẫn bước đầu tiên làm việc kiếm tiền, chưa kể mỗi đêm Nghĩa còn học được những bài học tình dục hết sức thú vị, thỏa mãn sự hiếu kỳ của một chàng thanh niên mới lớn. Còn người thứ 2 Nghĩa cũng phải cảm ơn chính là anh Ba, người đang có khuôn mặt ảo não nặng nề ở bên cạnh đây. Mới gặp nhau nhưng anh Ba cũng không tiếc công mà hướng dẫn Nghĩa, còn giới thiệu việc cho Nghĩa nữa, không nói ra miệng nhưng Nghĩa cũng coi anh như một người anh của mình.
Mặt khác, bản thân mình cũng đã có một công việc ổn định là làm vườn rồi, nay nếu mình nói ra sự thật này thì cái công việc làm ở shop quần áo cũng chưa chắc đến lượt mình. Theo như anh Ba kể thì anh ấy đúng là rất cần một công việc ổn định, thu nhập không biết được bao nhiêu một tháng nhưng chắc chắn là nó rất quan trọng đối với anh ấy.
Nghĩa chỉ nghĩ được có vậy, đơn giản vậy thôi, người ta đã giúp mình thì mình giúp lại người ta. Với lại Nghĩa cứu người cũng không phải vì chuyện được trả ơn sau này, chỉ là cứu thì cứu thôi. Thử hỏi vào thời điểm lúc còn ở trên cầu, nếu đặt ra một khoản tiền cực lớn để ai đó nhảy xuống cứu cô gái kia, chắc gì đã có ai làm.
Nghĩ xong xuôi, Nghĩa chốt:
– Vâng anh Ba, em nhận lời không nói ra điều này cho mẹ con cô Tú biết. Với lại em cũng chẳng cầu được người ta trả công đâu anh ạ. Lúc đó em cũng chẳng biết người ở dưới sông là ai, mẹ em vẫn thường dạy em rằng ra ngoài đời gặp hoàn cảnh hoạn nạn khó khăn, mình giúp được gì thì phải cố gắng hết sức. Vậy thôi. Anh cứ yên tâm làm việc đi, không cần phải lo lắng đâu ạ.
Ba thở phào một cái như trút được gánh nặng ngàn cân:
– Vậy hả, anh cảm ơn em. Cảm ơn em nhiều lắm.
Nghĩa nhìn anh Ba mỉm cười mà mình cũng mỉm cười theo, cậu tự bảo mình vậy là đã giúp được thêm 1 người nữa.
Anh Ba tự mình đút vào túi quần Nghĩa xấp tiền vừa rồi làm Nghĩa không kịp phản ứng. Dúi xong anh chạy biến đi mất không cho Nghĩa cơ hội trả lại, với lại Nghĩa cũng không muốn trả lại bởi vì như anh Ba nói: “500 Nghìn này chú xứng đáng được nhận”.
Thấy anh Ba chạy vội đi, Nghĩa gọi với theo:
– Anh Ba ơi, còn cái xe đạp này.
Vừa chạy, anh Ba vừa ngoảnh lại nói thật to:
– Anh cho chú cái xe đạp luôn đấy.
Nói rồi anh Ba cắm đầu cắm cổ chạy, cái xe đạp thồ ấy giá trị khoảng 500 nghìn, chỉ bằng 1/10 số tiền mặt mà anh nhận được ngày hôm qua từ tay chị Tú và nó bõ bèn gì với số tiền lương 5 triệu hàng tháng mà anh sẽ nhận được ở shop quần áo. Ba cắm đầu cắm cổ chạy, anh ta không thèm nhìn dưới chân mình, có lẽ sướng quá làm con người ta quên mất đi rằng, rất có thể mình sẽ bị vấp ngã bởi một hòn đá nhỏ vương vãi trên đường.

To top
Đóng QC