Phần 15
Buổi sáng ngày hôm sau.
Trước khi đi đến cửa hàng vật liệu theo tờ giấy mà cô Cẩm Tú ghi cho hôm qua, Nghĩa ghé qua chỗ chợ lao động để báo cho anh Ba một tiếng vì có hẹn là sáng nay mình ra làm, nếu không qua sợ anh lại nghĩ là mình nói không đúng. Trên đường đi, cậu cứ nghĩ mãi đến chuyện đêm hôm qua, chả là ở phòng của chị Mận, anh chị lại địt nhau và Nghĩa lại chứng kiến từ đầu đến cuối.
Đêm hôm qua, anh Cung không nằm trên giống đêm hôm kia nữa mà chị Mận để anh nằm ngửa rồi ngồi lên con cu của anh dập xuống. Mới 3 lần chứng kiến anh chị tí mắm tí mẻ mà kiến thức về tình dục của Nghĩa đã phong phú hơn rất nhiều, nhưng đó cũng mới chỉ là kiến thức về mặt lý thuyết thôi, còn thực hành thì cậu vẫn là một tờ giấy có dòng đầu tiên là hôn môi.
Mà nghĩ cũng lạ, thấy chị Mận trong chuyện tình dục rất phóng khoáng, vừa địt còn vừa nói chuyện, chửi bới rồi la hét um lên. Ngay cả có mặt của mình lúc ăn cơm tối hôm qua cũng thế, chị cứ ăn mặc hở hang làm thỉnh thoảng mình còn nhìn thấy rõ mồn một bầu vú chị. Hôm qua chị còn hẹn là tối nay đi làm về sớm rồi cùng chị nấu cơm, chị sẽ qua chợ mua ít mực tươi về sào cho 2 anh em.
Ra đến chợ người, cũng may anh Ba chưa nhận được việc, vẫn đang hóng khách thuê người. Nhìn thấy Nghĩa đến, anh Ba nói trước:
– Nghĩa hả, sao nay ra muộn thế, ra chậm là không có việc ngon đâu.
Thấy anh quan tâm đến mình, Nghĩa tự nghĩ bản thân mình thật may mắn, mới lên Hà Nội làm mà đã tìm được 1 việc ngon, ổn định, lại còn gặp người “đồng nghiệp” tốt bụng:
– Vâng ạ, em qua đây để báo anh là hôm nay em không làm ở đây ạ.
Anh Ba ngạc nhiên:
– Thế hả, tìm được việc gì rồi à?
Nghĩa cũng chẳng giấu anh làm gì:
– Vâng, anh có nhớ buổi đầu tiên em ra đây đứng rồi gặp anh không?
– Có, sao, có chuyện gì?
– Cái cô hôm đấy thuê em làm vườn ấy, giờ cô ấy thuê em trồng cây ở cái vườn ấy, rồi cô ấy bảo là chăm sóc cây luôn, mỗi tháng cô ấy trả cố định 2 triệu anh ạ.
Anh Ba lục lại trí nhớ của mình, anh nhớ mang máng cái người khách đi xe Spacy, ăn mặc sang trọng và có khuôn mặt rất xinh đẹp, anh mừng rỡ thay cho thằng em:
– Tươm rồi nhé. Chắc nhà chủ giàu lắm hả. Có việc đấy ổn định là tốt rồi, nhưng chú em định không làm ở đây nữa à, chỉ làm mỗi ở đấy thì lương thấp đấy, không đủ sống ở Hà Nội đâu.
– Vâng anh ạ, chủ nhà chắc là giàu, cái nhà to lắm anh ạ. Nhưng em vẫn làm ở đây, mất mấy ngày đầu trồng cây là tốn nhiều thời gian thôi, còn sau chăm sóc thì mình rảnh lúc nào thì làm lúc đấy, mỗi ngày độ 1 tiếng là được. Thôi em đi đây, chắc khoảng 2 – 3 hôm là em trồng xong, em lại ra đây.
Thấy Nghĩa toan bước đi, anh Ba gọi giật lại:
– Từ từ đã Nghĩa ơi, chiều nay có việc của khách quen. Nhẹ nhàng mà công cao lắm, cần 2 người. Chú có tranh thủ đi cùng anh được không? Mối này đều việc lắm, anh gọi người khác thì lần sau chú mất phần.
Nghĩa ngẫm nghĩ một lúc rồi tính toán trong đầu, rồi cậu gật gù:
– Vâng, thế em làm vườn buổi sáng thôi, còn chiều thì anh cho em đi cùng được không? Mà việc gì thế anh?
– Xếp gạch. Làm khoảng buổi chiều thôi, công 1 trăm.
– Vâng ạ, đầu giờ chiều em qua rồi anh chở em đi nhé.
– Ừ, thôi chú đi đi.
Nghĩa rảo bước quay đi.
… Bạn đang đọc truyện Mùa nước nổi tại nguồn: https://gaigoi.city
Hỏi thăm một hồi thì Nghĩa cũng đến được cửa hàng ghi trên tờ giấy, vì đã có cô Tú điện trước nên rất nhanh chóng Nghĩa đã đặt hàng đủ các loại vật liệu cần thiết. Từ xi măng, cát, gạch, ống sắt, ống nước, tre nứa, cuốc xẻng, vòi nước. V. V. Nói chung là đủ cả. Tất nhiên 1 cửa hàng không có đủ các loại vật liệu ấy, nhưng vì đã có sự nói trước nên những vật liệu nào mà cửa hàng không bán thì chủ cửa hàng gọi hộ những cửa hàng khác. Rồi Nghĩa theo xe chở đồ về nhà cô Tú luôn.
Cậu hì hục bắt tay luôn vào công việc. Dự định làm những việc vất vả này chắc phải mất 3 ngày mới xong. Nhưng vì đã hẹn với anh Ba buổi chiều đi bốc gạch rồi nên cậu chỉ làm liền đến 1 giờ chiều thì nghỉ tay, một nửa đường đi theo như bản vẽ đã hình thành, sáng mai lại tiếp tục công việc.
Đúng hẹn, Nghĩa ra chợ lao động đã thấy anh Ba ngồi đợi, hai anh em ngồi trên xe đạp của của anh Ba đi qua cầu Long Biên rồi đi thêm một đoạn nữa là đến một bãi tập kết vật liệu xây dựng. 1 chiếc xe tải ben chở đầy gạch đã đợi sẵn ở đấy.
Rất nhanh chóng anh Ba và Nghĩa vào việc luôn mà không cần trình bày nhiều, như anh Ba đã nói lúc sáng, việc này là của khách quen. Gạch bốc từ trên xe xuống phải xếp thành từng kiêu, mỗi kiêu gạch có 20 hàng gạch, mỗi hàng gạch có 10 viên, tổng cộng mỗi kiêu gạch có 200 viên. Anh Ba chỉ cho Nghĩa cách xếp kiêu gạch sao cho đúng, Nghĩa nhanh chóng nhận biết được.
Cứ thế, hai em hì hục làm liên tục đến khi trời khi trời chập choạng tối mới xong. Lĩnh đủ mỗi anh 1 trăm thì lên đường về. Nghĩa cũng không mệt lắm, chỉ mỏi tay tôi. Đúng là sức thanh niên có khác.
Chiếc xe đạp thồ cũ kỹ kẽo kẹt vượt dốc lên cầu Long Biên, cây cầu bằng sắt cũ kỹ có từ thời pháp Thuộc nối quận Hoàn Kiếm với huyện ngoại thành Gia Lâm. Hồi đó không như bây giờ, nối mạn phía Bắc với Hà Nội đoàn sông Hồng chảy qua chỉ có 3 cây cầu là cầu Long Biên, cầu Chương Dương và cầu Thăng Long. Đặc biệt và đẹp nhất chắc có lẽ cây cầu sắt Long Biên, cầu này trước năm 1985 là cầu duy nhất bắc qua sông Hồng, ở giữa là đường sắt còn hai bên là đường bộ cho cả xe đạp, xe máy và oto.
Khi cầu Chương Dương xây xong thì xe ôtô và xe máy đi sang bên đó, bên cầu này chỉ dành cho xe đạp và tàu hỏa. Điểm khác biệt của cầu Long Biên đấy chính là hướng lưu thông của phương tiện giao thông là ở bên trái, chắc có lẽ là do đặc điểm về cấu trúc giao thông ở hai bên đầu cầu, hoặc cũng có thể đó là đặc điểm lưu thông của người phương Tây, những người tạo ra cây cầu này.
Buổi chiều muộn mà đi từ bên Gia Lâm sang, dòng người đông nghìn nghịt không làm nghĩa chú ý bằng cảnh hoàng hôn ở phía xa, mặt trời đã lặn hết chỉ còn lại một khoảng đỏ ứng phía xa mà nhìn có cảm giác như mặt trời lặn ở phía thượng nguồn của dòng sông. Lác đác trên mặt nước là những con thuyền lớn nhỏ lững lờ như tự mình trôi trên mặt nước, vô lo vô nghĩ.
Nước chảy đến đoạn qua gầm cầu Long Biên thì bị xẻ làm đôi phân thành hai nhánh, khoảng đất ở giữa người ta gọi là đất bãi, vào mùa cạn vẫn có thể trồng một số cây ngắn ngày gì đó, nhưng có lẽ không ai trồng nên thành ra cỏ mọc cao đến ngang người.
Khi xe đi chưa được đến giữa cầu, mới chỉ khoảng ở giữa dòng chính thì Nghĩa bỗng thấy anh Ba cho chân lên dẫm vào một cao su là một nửa cái dép tông dùng làm phanh ở bánh trước, ngó nhìn thì thấy phía trước mọi cũng dừng xe, rồi giọng một người đàn bà kinh hoàng hét lên:
– Có người vừa nhảy cầu tự tử. Cứu người! Có người vừa nhảy cầu tự tử.
Rồi mọi người dựng đổ luôn xe ở giữa đường rồi cùng bám vào lan can cầu nhìn xuống phía dưới, chỉ chỉ chỏ chỏ, hình như vẫn còn kịp nhìn thấy vị trí người tự vẫn rơi xuống. Tiếng la ó, tiếng hò hét liên tục phát lên. Nghĩa cũng nhảy phắt xuống xe rồi men theo đoạn bên hông, sát lan can cầu mà chạy lên phía trước 1 đoạn, cậu ngó xuống nhìn. Đoạn nước sông rộng nhất, nếu đứng từ vị trí này mà nhìn xuống, cảm giác thật là cao, gió thổi lồng lộng. Cũng may nước mùa này cũng không cao lắm làm lộ ra các mố cầu.
Rồi tiếng hét của những người trên thành cầu nhìn xuống bên dưới chợt rộ lên to hơn nữa như phấn khích phát hiện ra một điều gì đó:
– Kia kìa, nhìn thấy rồi. Có ai đó cứu người đi.
Nhưng tuyệt nhiên không có ai nhảy xuống, trên cầu nhìn xuống thấy xa thăm thẳm, nước mênh mông nên họ sợ.
Cũng chẳng kịp suy nghĩ gì nhiều, nhìn thấy đốm đen giữa mặt nước sông màu hồng hồng, Nghĩa phán đoán vị trí rồi cậu không nhảy xuống ngay mà chạy về phía bên kia thành cầu, trèo thật nhanh qua lan can của đường bên này rồi men theo thanh xà ngang nối với đường sắt ở giữa, băng qua đường sắt rồi lại trèo lên lan can của bờ bên kia. Bên bờ bên kia mọi người cũng dừng cả lại hướng mắt tò mò sang phía bên này. Nghĩa phải lách lách thân mình mới qua đường được, sau đó cậu vứt đôi dép tổ ong ở lại, trèo lên lan can của thành cầu.
Thả mình rơi xuống.
Người ở bên này cầu lại hét lên:
– “Có người nhảy xuống nữa rồi. Có người nhảy xuống nữa rồi”, trong lúc mọi sự rối tung lên, mọi người cũng không thể phân biệt người vừa nhảy xuống là để cứu người hay là một người nữa tự tử.
Từ trên thành cầu rơi tự do đến khi chạm mặt nước cũng phải đến gần chục giây. Trên đường rơi Nghĩa hít một hơi thở thật sâu sẵn sàng cho sự va chạm với mặt nước, chỉ nghe tiếng gió ù ù rít rít bên tai. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, cậu tự nói với bản thân phải thật bình tĩnh.
– “Ùm”, tiếng Nghĩa rơi xuống nước mà người ở trên cầu còn nghe tiếng, mọi người xúm lại tranh nhau chỗ nhìn xuống bên dưới.
Rơi xuống nước, Nghĩa chìm thêm xuống đáy khoảng 2 – 3 mét gì đấy, cậu lập tức quậy tay bơi vượt lên trên mặt nước, tầng nước xoáy phía đáy sông không mạnh lắm nên chỉ vài cái quẫy tay, đạp chân là Nghĩa đã ngoi lên mặt nước rồi. Cậu lấy lại hơi khi đầu đã ở trên mặt nước, một tay vuốt nước để nhìn cho rõ nhằm tìm người vừa rơi xuống. Theo Nghĩa tính toán thì nếu người vừa nhảy xuống có trôi theo dòng chỉ cũng chỉ quanh quanh đâu đây thôi.
Nghĩa quay người bơi sải nhẹ nhàng hướng về phía thượng lưu, lực bơi của cậu và dòng nước chảy vừa đủ để cậu chỉ đứng tại một chỗ mà tìm người bị nạn.
Nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng người đó đâu, dù chỉ là một chỏm tóc nổi lên.
Nghĩa thất vọng.