Mùa hạ đầu tiên – Phần 34

Phần 34
Năm nay trường tôi quyết định chơi lớn.
Có lẽ vì thành công của hội thi thanh lịch và văn nghệ Mừng Đảng đón xuân mà cô Ngọc quyết định tổ chức thêm ngày hội ẩm thực dân gian trước hội trại.
Buổi họp hôm đó nói chính về chủ đề này. Ngày hội ẩm thực được tổ chức nhằm kỷ niệm và tôn vinh Quốc Tế Phụ Nữ 8/3. Ngày tổ chức cũng sẽ là ngày đó. Vậy là tôi có thêm việc phải làm.
Một ngày thứ hai trung tuần của tháng, bé Phương bước vào đằng hắng vài tiếng cho lớp chú ý rồi dõng dạc nói: Lớp chúng ta hôm nay sẽ đón hai cô giáo được trường phân về thực tập là cô Hà và cô Luyến, từ hôm nay, phần lớn các tiết học sẽ có hai cô kiến tập, đề nghị các bạn vỗ tay. Vừa nói bé Phương vừa ra dấu mời hai cô vào lớp.
Theo trí nhớ của tôi thì hai cô gốc Quảng Bình, vào học tại đại học Sư Phạm Đà Nẵng và cùng với hơn 20 giáo viên trẻ khác nữa được trường phân về thực tập tại đây. Dáng người nhỏ nhắn, nụ cười hiền lành, giọng nói chất phát, nước da ngăm ngăm nắng gió của miền quê mưa bom bão đạn. Quan sát được tí xíu, bé Phương dẫn hai cô đến trước mặt tôi rồi giới thiệu: Dạ đây là bí thư của lớp, bạn V, làm công tác đâu ra đó cô nhé.
Xong lại dẫn qua bé Ngân. Tôi gật đầu cười chào lễ phép rồi nhìn theo, trong đầu xuất hiện bao suy nghĩ chợt lóe – hay sau này thi vào Sư Phạm nhỉ, xa thời học sinh nhưng không xa trường xa lớp.
Buổi sinh hoạt chủ nhiệm đầu tiên của hai cô thực tập ở lớp tôi là buổi sinh hoạt không mấy vui vẻ vì sự vắng mặt của cô Yến.
Suốt một tuần nay, các tiết dạy của cô đều được cô Thanh dạy thay. Hôm thứ năm về sớm tôi có chở bé Phương ghé thăm. Cô nhập viện được vài ngày rồi chuyển về điều trị tại nhà, sức khỏe vẫn chưa ổn lắm nên chưa lên tiết được.
Thiếu cô giáo chủ nhiệm, mấy đứa trong lớp quậy tung tăng hết cả lên, bé Phương không làm sao kiểm soát được. Hai cô thực tập lại mới vừa về, tính tình diện mạo hiền lành quá thành ra cũng không giúp được gì.
Đi họp dưới phòng thí nghiệm về, tôi thấy trên bảng có hai chữ “im lặng” to tướng, rồi bên dưới lại thêm dòng chữ “cho Phương xin lớp mình một phút”, nhưng tình hình bên dưới vẫn ồn như cái chợ, còn trên bục giảng thì bé Phương vừa hay bật khóc.
Cô bạn lớp trưởng ngày thường nhờ uy cô chủ nhiệm nên hét ra lửa, nay cô Yến vì bệnh mà vắng mặt, tụi bạn nổi loạn, kiềm không nổi, uất ức tuôn trào thành hai dòng nước mắt.
Tôi bước vào lớp hét lên to hết cỡ có thể. IM LẶNG.
Tiếng hét của tôi như mũi lao phá vỡ không gian ồn ào bên dưới. Lũ bạn bắt đầu im lặng nhìn lên. Thấy bé Phương đang khóc nức nở, tụi nó bắt đầu im lặng.
Nhìn qua Phương thấy có lẽ chưa thể nói ra điều gì nên tôi xuống giọng giải bày:
Cô Yến bị đau chưa biết khi nào mới dạy lại được. Nhưng ở đây còn có hai cô thực tập. Nếu Phương không đủ lớn để các bạn tôn trọng thì các bạn cũng phải tôn trọng giáo viên đang đứng lớp chứ.
Im lặng một chút, để lời nói thấm vào suy nghĩ của tụi bạn, nói bé Phương về chỗ, tôi tiếp tục. Thứ 7 tuần sau trường mình sẽ tổ chức Hội ẩm thực mừng ngày 8/3. Đây cũng là một hạng mục thi đua nhưng lần này lớp mình sẽ tham gia vui vẻ chứ không đặt nặng thành tích. Trước hết là dồn lực cho hội trại 26/3 sắp tới, bên cạnh đó cô Yến không tham gia chỉ đạo được với lớp, bạn Trinh và Nhân lại đi thi thuyết trình tiếng Anh dưới nhà hát Trưng Vương nên chúng ta cũng không đủ lực lượng cạnh tranh. Việc này V có lên kế hoạch rồi. Ngân và Minh đảm nhiệm việc chọn món nấu nướng. Danh và Đức thiết kế một trò chơi tại quầy. Bàn ghế và các vật dụng bày biện Phương với V sẽ lo.
Các bạn Trinh, Nhân, Sen, Thành Minh, Phước Hà, Thành, Tuyển, Minh Trang lát nữa hết tiết ở lại để V phổ biến kế hoạch tham dự và thi thuyết trình.
Nói đến đây, nhìn đồng hồ, tôi ngước mặt lên cười tươi rồi tiếp tục: Còn 10 phút nữa hết tiết, nhân buổi đầu trò chuyện, mời cô Hà và cô Luyến, mỗi cô tặng lớp một bài hát làm quen.
Cả lớp nhôn nhao vỗ tay rần rần mời hai cô, mọi thứ dần trở về quỹ đạo cũ.
Thở phào nhẹ nhõm, liếc mắt về phía Diệp, thấy em cười thật tươi và giơ tay lên ra hiệu “ok lắm rồi V”, tôi về chỗ ngồi mà nghe lòng bớt chút nặng nề.
Khi nãy đi họp, thầy Sơn có nói lớp tôi sẽ có giáo viên chủ nhiệm tạm thời. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh tình cô Yến không hề thuyên giảm, thời gian sắp tới vẫn chưa thể đứng lớp được. Bé Phương thì học hành xuất sắc nhưng nhỏ con, giọng nói cũng không to lắm, lại hay bị đau vặt, thành ra khi còn cô Yến, nó còn bảo tụi bạn được, nay cô ốm, nó cũng coi như muốn… ốm theo.
Sắp tới, ngày hội ẩm thực thì không thể “đầu tư” thi thố gì được rồi nên cứ thoải mái. Nhưng hội trại là cả một vấn đề nan giải vô cùng. Đó không chỉ là ngày hội đơn thuần mà còn là một dấu ấn khó phai nhạt trong đầu óc của tất cả lứa học sinh bọn tôi.
Ngày bình thường đi học chính khóa, rồi học thêm, rồi trau dồi anh văn, thời gian còn lại chỉ đủ cho những giấc ngủ vội hay gặp mặt đơn thuần. Để có được hai ngày một đêm bên nhau, cùng nhau ăn uống, cùng nhau ngủ nghỉ, cùng nhau vui chơi, cùng nhau lưu lại những kỷ niệm, những khoảnh khắc tuyệt vời, tất cả tập trung hết vào dịp này. Vậy nên với vai trò của mình, tôi mong muốn tất cả các thành viên trong gia đình A4 bọn tôi sẽ có một ngày hội trại tuyệt vời nhất có thể.
Trống báo hết tiết làm những suy nghĩ trong đầu tôi đột ngột dừng lại. Nhóm thuyết trình anh tới ngồi quanh bàn, tôi chia sẻ về cuộc họp cho cả bọn.
Tuần sau Trinh sẽ đại diện trường thi thuyết trình Anh Văn với các trường khác nhé, Nhân sẽ hỗ trợ trường một tiết mục văn nghệ. Không phải V mà trường chỉ định đó. Lớp mình chuyên Anh nên phải gửi quân đi thôi. Sen và Minh Trang cũng trong đội tuyển nên cũng đi. Các bạn còn lại theo cổ vũ. Thoáng thấy mặt ku Minh nhăn lên khi không được tham gia ngày hội ẩm thực với lớp, tôi chốt ngay để khỏi phát sinh – là trường chỉ định bạn ơi, phải có 5 người theo cổ vũ.
– Nhưng sao chọn ta làm gì? Ta có biết…
Tới xem chứ không phải tới thi nên không cần giỏi anh đâu. Nghe đâu được trường cho ô tô đưa đón, mỗi bạn cũng có quà của trường nữa.
Nghe nói tới quà tụi nó mới giãn cơ mặt ra chút chút. Thật ra chẳng có quà gì của trường hết. Chỉ là trong lúc bọn tôi đang vui vẻ với ngày hội thì tụi nó phải đi nghe mấy thứ tụi nó chưa chắc đã hiểu gì trong vài tiếng đồng hồ nên tôi áy náy, đành trích quỹ lớp ra rồi thêm vô ít tiền mua cho mỗi đứa cuốn sổ tay làm quà tặng an ủi.
Xong đâu đó, tôi tháo chiếc nhẫn trong tay quay lại trao cho Diệp rồi hai đứa cùng đi ra bãi xe.
Cổ nhân từ xưa vốn ca thán về nữ nhi và mức độ nguy hiểm nghiêng thành vong quốc. Nhưng thử hỏi tại sao vẫn có câu “Anh hùng nan quá Mỹ Nhân Quan” dù thiên hạ đã bật chế độ cảnh giác lên cao đến vậy? Có chăng vì họ là một phần không thể thiếu được trong bước đường lập thân của bao đấng anh tài. Một ánh mắt chia sẻ, một nụ cười đồng tình, cái nắm tay ấm áp, hay đôi khi chỉ đơn giản bên cạnh trong sự im lặng đồng cam, chúng ta đã thêm biết bao nhiêu động lực để lướt sóng đạp gió, vẫy vùng ngoài kia…
Và tôi, tôi vẫn chưa bao giờ quên, “nỗi đau sẽ trở nên dịu dàng hơn rất nhiều nếu có một người con gái bước vào và cố gắng xoa dịu nó.” Khi ta chịu quá nhiều áp lực, điều đó cũng tương tự…
… Bạn đang đọc truyện sex tại web: https://gaigoi.city
Nói tham gia ngày hội cho vui là sự thật. Nhưng để thật sự vui thì mình phải là người chiến thắng. Tôi đã từng nói với ku Liêm câu đó khi hạ tụi thằng Khánh vụ đế chế năm ngoái. Vậy nên nếu không đặt mục tiêu chiến thắng, ít nhất lớp tôi cũng phải không thua. Đại loại là không thể ra về tay trắng được.
Vậy nên tôi vẫn lên kế hoạch kỹ càng với quân số ít ỏi còn sót lại.
Vì là ngày hội thiên về ẩm thực nên không có giải toàn đoàn. Chỉ có giải từng hạng mục mà thôi. Các phần thi trong ngày hội bao gồm đẩy gậy, nhảy dây tập thể, văn nghệ dân gian, cờ tướng, gian hàng đẹp, món ăn ngon.
Phần thi đẩy gậy không ai khác ngoài thằng Mạnh phải tham gia. Nó to con nhất lớp. Lại tập tạ từ năm lớp 10 nên thân hình cơ bắp cuồn cuộn, tôi không hề đắn đo gì về việc chọn nó và đặt niềm tin nó sẽ đem giải về cho lớp, vậy nên tôi lên mạng in hẳn 2 trang giấy về kỹ thuật đẩy gậy trong thi đấu để nó đọc và luyện tập.
Nhảy dây tập thể có gồm 12 đứa. 10 Đứa nhảy và hai đứa quay dây. Trong vòng 3ph, đội nào nhảy được nhiều vòng nhất sẽ thắng. Cái này hên xui, tới lúc đó tùy cơ ứng biến, không cần đầu tư gì cho nhiều.
Văn nghệ dân gian thì thằng Nhân bị “đem đi” rồi. Lần này không phải cạnh tranh giữa các lớp mà là trường mình với trường khác nên tôi không thể từ chối khi cô Ngọc đề nghị đưa thằng Nhân lên tham gia. Lớp còn mỗi bé Ngân, Minh và Xuân Vi là hát tạm ổn, thôi cứ về luyện bài nào đó rồi lên tham gia cho vui cũng được, không cần đầu tư múa may trang phục gì thêm tốn kém, nhọc nhằn lại chẳng nên công cán gì.
Về cờ tướng thì thằng Danh nói với tôi nó muốn đăng ký. Phần này mỗi lớp chỉ được đăng ký một người. Vòng loại sẽ diễn ra chiều thứ 5 giữa tất cả các lớp theo hình thức bốc thăm, không phân chia theo khối, 36 lớp chia ra làm 4 bảng, mỗi bảng 9 người, 8 người đấu loại trực tiếp, người còn lại bốc thăm may mắn được đánh với người cuối cùng, người hay nhất mỗi bảng, đã loại tất cả những người khác sẽ được tham gia ngày hội 8/3 với 2 trận bán kết tìm người vào chung kết.
Cờ tướng tôi vốn đam mê từ nhỏ, lúc rảnh rỗi vẫn thường hay đấu cờ với ba tôi. Kẻ tám lạng, người nửa cân, thắng thua lúc này lúc khác tùy vào phong độ. Tôi dự định sẽ tham gia phần thi này. Ai dè thằng Danh lên đòi đại diện lớp đi thi nên tôi nói nó một cách hết sức dân chủ nhưng cũng đầy thách thức “đánh thắng được ta thì tham gia.” Vậy là nó hùng hổ đưa ra chiến thư:
– Mai ta đem cờ lên coi thử mi đánh thế nào. Kèo bao nước mía cả bọn nhé!
– Ờ – tôi đáp gọn lỏn.
Thật ra không phải tôi khinh địch. Chỉ là trước giờ ở tầm tuổi này, thậm chí các chú các bác trong nhà cũng hiếm khi cân cờ mà thắng được tôi. Nếu nó thắng được thì may cho lớp quá, tôi có thêm thời gian để lo cho việc khác. Còn như nó thắng không được, chẳng phải vị trí tôi trong mắt tụi bạn lại nâng thêm một bậc sao. Đằng nào cũng lợi.
Chiều hôm sau nó vác cờ lên thật. Một bàn cờ bằng gỗ gấp đôi lại được tiện và đánh bóng vô cùng bắt mắt. Quân cờ nhỏ nhắn làm bằng xà cừ khá đẹp đẽ. Tới giờ ra chơi nó chạy lên rủ tôi chiến ngay.
– Ơ, đánh cờ mà 10ph sao phân thắng bại được? – Tôi ngạc nhiên.
– Sao không? Vài nước là biết ăn thua ngay.
Lắc đầu cười trước lý luận này, tôi giúp nó bày cờ ra rồi nhường nó đi tiên. Không chút thăm dò, nó đưa pháo đầu vào triển khai thế công. Vì thời gian ít nên tôi đáp lại bằng nước thuận pháo. Không chút do dự nó nhảy lên tấn công chốt đầu. Tôi chống sỹ giữ mặt tướng nén lại đợi thời cơ. Thêm 3 nước công nữa. Tôi cười mỉm vì cách đánh của nó là dân vừa tập chơi cờ. Chỉ cố công dồn dập, nhìn được cái lợi trước mắt mà không tính được nước lâu dài. Tôi nhứ con mã lên cho xe ăn rồi dùng song pháo ép bắt trọn xe pháo của nó. Chưa đến 10ph, nước bí cũng chưa nhưng nó chỉ còn 1 xe 1 ngựa. Tôi còn hai xe 2 pháo và bầy chốt. Vậy là nó đòi đánh lại.
Không muốn mất nhiều thời gian, tôi nói thẳng cho nó hiểu:
– Mi chơi cờ chưa tới 1 năm, chính xác là mới chơi đây.
– Nghe tôi nói nó ngẩn tò te – sao mi biết?
– Phàm chơi cờ tướng, đánh với đối thủ lần đầu gặp, trước là thăm dò bằng khai cuộc vững vàng, sau là thủ kỹ đợi thời cơ trung cuộc, cuối mới đến ra đòn chí mạng lúc tàn cuộc. Cái này người ta gọi “không thua mới tính được thắng”. Mi mới ra cờ 5 nước đã công tới tấp, quân này quân kia trước sau không bảo vệ, hỗ trợ được nhau, khai cuộc lộn xộn, trung cuộc đưa mình vào thế khó. Vậy thì đợi gì đến tàn cuộc nữa mà tung đòn?
Nhìn mặt nó với mấy đứa bạn xung quanh ngẩn cả ra, tôi tiếp: Ta xem cờ từ năm 3 tuổi, 5 tuổi đã tập chơi nên có tí kinh nghiệm, không cần phải hâm mộ. Haha. Thôi hết giải lao rồi, về chỗ về chỗ.
Cuối buổi học tôi gọi Minh và Ngân lại hỏi thử đã có món ăn chưa. Hai đứa thống nhất làm cá viên và khoai tây chiên. Vừa tiện, vừa gọn, lại trúng hai món vặt tôi thích, vậy là tôi duyệt luôn. Nguyên liệu dụng cụ hai đứa tự lên kế hoạch, tự chuẩn bị. Nếu cần gì thì báo sớm để tôi giúp.
Bé Phương nói nhà nó có một cái tủ, sẽ cho lớp mượn, nhưng tới lấy giúp nó vì khá to. Bàn ghế nhựa mượn nhà bé Tú vì nhà nó bán cà – phê, 2 bộ bàn ghế cũng chẳng nhằm nhò gì.
Giáo viên chủ nhiệm mới của bọn tôi là thầy Chinh trong tổ toán tin. Cũng là một giáo viên mới về trường và đang dạy môn tin lớp tôi. Thầy có thói quen khá hài hước, hay chớp chớp mắt rồi nhắm chặt. Đang viết bảng cũng vậy, giảng bài cũng vậy, thậm chí lúc nói chuyện cũng vậy nốt. Nhắc tới nói chuyện và giảng bài thì thầy lại có vài từ mang tính chất đặc trưng không nhầm lẫn vào đâu được khi nghe: “Ba lơn” – “xí hồi”.
“Ba lơn” đại khái có thể hiểu ý thầy rằng “mấy cô cậu học sinh đừng có đùa với tôi.” Còn “xí hồi” là từ mang âm hưởng địa phương gốc miền Trung đặc, nôm na kiểu “đợi tôi chút” hay “từ từ rồi tôi làm”.
Vì là giáo viên trẻ nên nhiệt tình và nhiệt huyết vô cùng cao. Lại thêm hai cô giáo thực tập, thành ra lúc này lớp tôi cũng tạm gọi là ổn. Chỉ có một khiếm khuyết duy nhất là sự kết nối. Vì thời gian quá ngắn nên dù nhiệt tình nhiều thầy vẫn chưa thể kết nối với lớp được, và phần này, tôi với bé Phương phải cùng bắt tay nhau cố gắng tạo thành sợi dây liên kết chung. Ai dè, hai sợi dây đó tới phút cuối chỉ còn một…
Chiều thứ năm tuần đó, vòng loại cờ tướng được các thầy tổ Toán Tin phụ trách. Có lẽ phần thi này cũng từ ý của các thầy mà ra. Vì mỗi lần tôi lên phòng Hội Đồng của trường để làm gì đó đều thấy thầy Thanh, thầy Đồng hay thầy Sưu đấu cờ với nhau trong những giờ nghỉ.
Tôi nằm vào bảng B với hai đứa lớp 10, thằng Phương lớp 11/1 cùng vài anh khối 12. Ku Thành, Danh, Tuyển, Nhân, Sen, Liêm lát 17h đi học thêm nên cũng ghé qua xem tôi chơi vòng loại.
Trận đầu tiên tôi gặp thằng Phương. Từ dạo tôi hạ thằng Khánh lớp nó chỉ trong vài nốt nhạc, rồi đơn thương độc mã càn quét nhà 3 thằng với đội kỵ binh sấm sét, riêng về đấu trí, tụi A1 dè chừng tôi hẳn. Trong quân có kỳ, ra trận có tù, giáp chiến có trống… đó là những oai vật làm tăng sĩ khí của quân sĩ trong một trận chiến. Sĩ khí lên cao, cố chết mà đánh, nhớ trận Cự Lộc năm xưa, Hạng Vũ dùng kế Phá Phủ Trầm Châu, lấy một địch 10, tìm sinh trong tử cũng thắng nhờ hai chữ “sĩ khí” này. Thằng Phương vừa gặp tôi, xếp cờ đã run tay làm tôi bật cười. Cái này gọi là chưa đánh đã tự thua. Người ta gọi “binh bại như núi đổ” ý chỉ một đội quân vỡ trận mất tướng, sĩ khí tiêu tan, dẫm đạp lên nhau trốn chạy mà chết. Trận đầu tôi đi quân vừa hết khai cuộc đã phân thắng bại.
Trận sau tôi gặp một anh 12. Cũng y như thằng Phương. Mới xếp cờ thôi mà tiếng thở đã nặng trịch, ánh mắt thì không dám nhìn thẳng đối thủ, đi tiên đã chống tịnh, ý chỉ ra sức chống đỡ. Nắm bắt được tâm lý, tôi nã luôn pháo cánh vào mã. Đây là nước “thuyền cỏ mượn tên” của Gia Cát năm xưa. Đại loại phải hiểu rõ ý đồ của đối thủ. Lượng biết Tháo đa nghi nên lợi dụng sương mù mà thúc trống lấy tên. Tôi biết đối thủ lo lắng nên chơi nước “đồng quy ư tận” để giáng đòn mạnh vào tâm lý. Trận cờ diễn ra chưa đầy 10ph, đối thủ đã buông thỏng tay khi hai xe tôi vây quanh tướng.
Qua trận thứ ba, tôi đánh với Minh Thành lớp 10/2. Vì sao tôi nhớ đến vậy thì hồi sau sẽ rõ. Còn bây giờ, mục kích hai trận thấy khí thế của tôi phá thạch trầm luân, không hiểu sao nó chạy lại xin thầy Thanh đổi bảng đấu, tránh gặp tôi. Chắc là học trò ruột trong đội bồi dưỡng toán của thầy nên nó được đổi bảng thật. Vậy là tôi gặp đối thủ khác.
Trận thứ 3 và thứ 4 cũng chóng vánh. Tôi qua vòng loại cứ như ăn chuối bỏ vỏ, thật không thể dễ dàng hơn. Vậy là mọi bước chuẩn bị cho ngày hội cơ bản đã hoàn tất.
Tập trung lấy giải môn đẩy gậy và cờ tướng. Các hạng mục khác, giải trí thư giãn là chính. Vậy nên trong lúc các lớp khác ra sức quảng cáo cho gian hàng lớp mình đặng buôn bán kiếm thêm quỹ lớp, tôi đưa ra mục tiêu cho bé Minh và Ngân “bán được thì bán, không được để lớp ăn.” Tất nhiên trong chữ “lớp” có tôi trong đó, và tôi ăn thì bao nhiêu cho đủ. Kaka.
… Bạn đang đọc truyện Mùa hạ đầu tiên tại nguồn: https://gaigoi.citymua-ha-dau-tien/
Khi công việc đã ổn, tôi lại quay về với tình cảm của mình.
Hơn một học kỳ quen biết Diệp, nhận từ em những món quà vui tươi, tôi chưa tặng lại em gì cả.
Còn 2 ngày nữa đến Quốc Tế Phụ Nữ. Mặc kệ người ta phân biệt thế nào là con gái, thế nào là phụ nữ, thế nào là đàn bà, chỉ cần tôi thích và có chút lý do để vin vào là tôi làm ngay.
Xong vài trận cờ nhẹ nhàng, đầu óc tôi có dịp khởi động. Mua quà cho ai đó thật sự khá khó khăn. Biết người ta thích gì đã không dễ, nhưng khi biết người ta thích gì đó rồi, tìm món người ta thích cũng không đơn giản chút nào. Đằng này tôi… không biết Diệp thích gì cả. Đó là sự thật. Có lẽ tôi hơi vô tư hoặc do con gái vốn khó hiểu. Vậy nên việc tìm mua quà tặng cho một người “con gái” nhân kỷ niệm ngày “phụ nữ” quả thực khó khăn lắm lắm.
Nhưng 4 trận cờ kịp làm đầu óc tôi vận hành trơn tru. Ra thẳng hiệu sách, tới kệ đặt thú bông, tôi lựa bông hoa Hướng Dương được may thêu kỹ càng, phía dưới có hai chiếc lá nhỏ xinh xinh, tất nhiên chỉ nên có hai chiếc lá mà thôi. Nhờ chị chủ gói lại, tôi vớ lấy tấm thiệp có in hình bông hoa Hướng Dương được vẽ cách điệu vô cùng tươi tắn.
Đêm đó về nhà, như cảm thấy chưa đủ, tôi cố nặn óc làm thêm một bài thơ rồi bỏ vô bên trong tấm thiệp. Bài thơ năm đó, mỗi lần mở ra đọc tôi lại thấy như cả khung trời kỷ niệm ùa về:
Hướng Dương…

NGÀY hôm nay mưa nhiều hay rất nắng…
TÁM năm ròng tôi mải miết rong chơi…
THÁNG ngày qua bao cám dỗ gọi mời…
BA năm trung học tiếc một thời áo trắng…
THẬT buồn bã cho sắc màu phượng thắm…
VUI làm sao khi màu đỏ huy hoàng…
NGƯỜI xa cách để người kia chờ đợi…
BẠN không còn – nước mắt đẫm hoàng hôn…
MẾN “thương” cũ đã trôi theo thầm lặng…
YÊU làm chi cho nước mắt lưng tròng?
CỦA phù phiếm tôi đau lòng gác lại…
TÔI xin chờ “cái nửa” của ai kia…

Vâng. Chẳng chút ngại ngùng. Có lẽ sau tất cả, đã đến lúc tôi đề cập đến “một điều gì đó”. Rút kinh nghiệm sâu sắc từ những vụn vỡ trước đây, tôi không muốn để “một điều gì đó” kết thúc khi người ta có thể xem nó “chưa là gì cả”. Tôi cũng quyết không để ai đó sẽ nói với tôi rằng tất cả là “ngộ nhận”. Tôi phải đi tìm một “chứng nhận”. Và chẳng có “chứng nhận” nào tuyệt vời hơn, chính xác hơn khi nó được thốt ra từ chính đôi môi người con gái tôi muốn gửi gắm tình cảm.
Hôm sau đến lớp. Thời tiết mùa xuân dịu nhẹ như bông Bồ Công Anh đang tung tăng đùa giỡn với làn gió mơn man ngoài kia. Tiến về bàn Diệp, thấy em đã cầm sẵn chiếc nhẫn trên tay, tôi bỗng cảm thấy lòng mình dạt dào những nôn nao của tình thương mến. Đó là thứ cảm xúc đầy thi vị và thuần khiết mà với cá nhân tôi nghĩ, nếu rời xa thời học sinh, chúng ta sẽ không bao giờ được trải qua thêm một lần nào nữa. Tình yêu đôi lứa thì quá mãnh liệt còn tình cảm đơn phương thì chỉ từ một hướng. Chỉ có mến thương của tuổi học trò mới mang lại cho chúng ta những dạt dào, du dương như nghe một bản tình ca êm đềm không luyến láy đó.
Vẫn ngại ngùng những điều hơi thái quá. Tôi gửi lại em một nụ cười tình kèm lời hẹn ra về gặp nhau ở quán cũ.
– Nhưng chiều nay Diệp phải học thêm…
– 5Ph thôi, không lâu đâu. Nhé!
Chiều hôm đó là một buổi chiều tuyệt đẹp. Dưới nhánh Hoàng Yến màu vàng nhạt, tôi lấy gói quà từ trong cặp ra trao đến tay em. Thoáng chút ngại ngần, em đưa tay đón lấy. Con đường đất lặng im phía dưới như chứng nhân cho một mối tình sau bao ngày chăm bẵm bắt đầu đơm bông. Nhìn sâu vào đôi mắt lung linh tỏa nắng đó tôi thấy được chính mình đầy bản lĩnh như chàng Hercules của thần thoại La Mã xưa kia. Chỉ một cái dang tay, tôi xin được che chở, chỉ một chút đắm say, tôi xin được tôn thờ.
Và tôi đợi chờ câu trả lời từ em. Chính xác hơn là sự xác nhận. Em không cần phải đến ôm chầm lấy tôi rồi ghé tai thủ thỉ. Em cũng không cần phải đặt vào môi tôi một nụ hôn bỏng rát. Em chỉ cần gửi lại tôi câu trả lời vào một mẩu giấy nhỏ, vậy là quá đủ cho những thi vị tuyệt vời trong tương lai.
Nhưng tư duy của chúng ta vào một thời hoa đỏ chỉ có vậy. Đâu phải ai cũng có khả năng viết những dòng tâm sự của mình lên giấy. Đâu phải ai cũng thích nhận thư và gửi thư. Và nếu “ai đó” không gửi thư cho tôi, vậy làm cách nào để tôi nghe được tiếng lòng họ nói? Đó là điều thằng V của cấp 3 không thể nào nghĩ ra được. Và cho dù chúng tôi đã đầy tình thương mến, tôi vẫn cố gắng đợi chờ câu trả lời…
Khác hẳn với Thương. Đó là lần đầu tiên và mãi về sau này, cũng là lần duy nhất tôi gửi một lá thư đến Diệp. Vì ngay buổi sáng ngày hôm sau, Diệp nói với tôi rằng em không thích thư, không thích lưu bút, cũng không thích nhật ký… Còn em có thích tôi không thì em không nói…

To top
Đóng QC