Phần 12
Trong mắt ba tôi, tôi có thể là một thằng nhóc con vô cùng nghịch ngợm, phá phách và có cá tính rất riêng. Nhưng ba tôi luôn hiểu, tôi không phải là đứa kiểu đầu đường xó chợ, thích gây gỗ, thích trốn học, thích bật lại giáo viên hay không tuân thủ nội quy nhà trường. Và thật sự, tôi đúng là không phải như vậy. Nhưng tôi tuân thủ nội quy của trường không có nghĩa là tôi tuân thủ luôn nội quy của lớp – làm bản tự đánh giá bản thân hàng tuần.
Lý do đơn giản để tôi không hoàn thành điều đó là tôi không thích! Ban đầu, 2, 3 tuần đầu tiên tôi vẫn theo khá đầy đủ, thậm chí đánh giá vô cùng trung thực và khách quan vì tôi tin nó có ích. Nhưng sau đó, thấy đứa nào cũng photo ra cả đống, tự đánh giá cho cả tháng, thậm chỉ cả một học kỳ, cứ tới giờ sinh hoạt là đem ra ghi ngày tháng rồi nộp. Vậy nên tôi dẹp, không làm nữa vì thấy ngoài việc đối phó, nó chả có ý nghĩa gì hết. Và khi tôi không làm, không nộp, thì cuối học kỳ không có bản đánh giá, và không có đồng nghĩa với điểm tự đánh giá là 0 – tôi nhận mức hạnh kiểm thấp nhất – Kém.
Cảm giác đầu tiên của ba tôi khi nghe tin này là tối sầm mặt mày. Sau đó là nộ khí xung thiên chuẩn bị lôi tôi ra tẩn cho một trận vì lời phê trong sổ lúc họp phụ huynh: “Có hành vi chống đối giáo viên.” Nhưng tất cả những điều đó đều nằm trong dự tính của tôi hết. Biết tính ba tôi vô cùng nóng nảy nên điều đầu tiên tôi nghĩ tới đó là phải tránh mặt ổng lúc ổng giận. Tiếp theo tôi phải tìm cách để dù không có mặt nhưng vẫn phải giải thích cho ba tôi hiểu được rằng, hành vi mà cô Yến gọi là “chống đối” đó thật sự như thế nào, chắc chắn, khi bình tĩnh lại, là một người cha tâm lý, ba tôi sẽ tha bổng cho tôi.
Để làm được điều đó, để có thể giải thích cho ba tôi ngay cả khi tôi không có mặt, tôi áp dụng một thế mạnh nữa của mình, đó là khả năng viết. Tôi viết một tờ giấy trình bày gọn gẽ những lời giải thích của mình vào bên trong và nhờ chị tôi gửi cho ba khi ông đi họp về, còn tôi thì tìm cách dông luôn tới tận đầu giờ chiều.
Cuối cùng, đúng như những gì tôi dự đoán, tôi được tha bổng thật. Nhưng ba tôi dặn tôi một điều mà sau này, khi ra đời, giá trị của lời căn dặn đó vẫn gần như nguyên vẹn: “Có những quy định con thấy vô lý, nhưng nếu đủ bản lĩnh để chấp nhận nó, con mới có đủ sự khiêm tốn và kiên nhẫn để trưởng thành.” Và qua học kỳ hai, tôi đã dùng bản lĩnh của mình để chấp nhận nó bằng cách mặc tất cả mọi đứa khác làm gì, trong mỗi tờ tự đánh giá của cá nhân, tôi đánh giá vô cùng đầy đủ, khách quan và trung thực.
Năm đó tôi được hạnh kiểm tốt.
… Bạn đang đọc truyện Mùa hạ đầu tiên tại nguồn: https://gaigoi.city
Sau khi kết thúc năm lớp 10 mà chẳng gặt hái được gì nhiều, tôi bắt đầu tìm cách đánh giá lại bản thân một cách thật cặn kẽ hơn nữa so với bản tự đánh giá sơ sài của cô Yến.
Ưu điểm của tôi là gì? Yếu điểm của tôi là gì? Làm sao để hạn chế tối đa những điểm yếu và phát huy mạnh mẽ những ưu điểm, tôi ghi hết ra một cuốn vở. Tôi lên kế hoạch lại cho công cuộc trở thành một thằng V bá đạo cho những năm tiếp theo. Ở giai đoạn này tôi làm việc tuyệt đối kế hoạch và máy móc. Phần lớn do ảnh hưởng của những cuốn sách tôi hay đọc mỗi đêm của First News hay Tgmbooks, nào là Hẹn bạn trên đỉnh thành công, Thành công nhờ sự tử tế… Phần còn lại do nhận thức của tôi lúc đó tương đối rõ rệch, làm việc gì cũng phải có mục tiêu, để đạt được mục tiêu phải có kế hoạch, vậy nên tôi có một cuốn vở chuyên ghi ra tất cả các kế hoạch và mục tiêu nào đó mà tôi đặt ra cho cá nhân, cho tập thể… Sau này, khi kết thúc những năm đại học, tôi có đến 7 cuốn như thế.
… Bạn đang đọc truyện sex tại web: https://gaigoi.city
Tôi khởi điểm kế hoạch của mình bằng một mùa hè cháy nắng ở nhà thằng Thành.
Không hiểu sao mỗi khi viết đến nó, trong đầu tôi lại không mấy phảng phất hình ảnh một thằng trưởng phòng của một Ngân Hàng lớn ở độ tuổi chưa đến ba mươi mà trong đầu tôi lại là hình ảnh của một chú bé còm nhom với đôi mắt tinh anh, đôi chân thoăn thoắt. Một chú bé đạp trên con xe Martin ngày ngày, cả đi và về vượt gần 30km để đến với lớp học.
Khi các bạn bè đồng lứa ở quê nó đều chọn học Phan Thành Tài để tiện đường, nhiều bạn, lại có đầu vào thấp hơn, thì nó, nó lại đơn thương độc mã theo đúng nghĩa đen, chọn cho mình trường Hòa Vang có đầu vào cao hơn hẳn để cố gắng hoàn thiện mình. Và rồi gặp tôi ở đó, kẻ đã thay đổi hoàn toàn con người nó từ một thằng nhà quê đầy tự ti lên một thằng Thành đầy bản lĩnh. Một thằng toán hóa khô khan sang một thằng Thành văn thơ bay bướm. Một thằng chỉ biết gia đình với trường lớp đến một thằng hiểu ra rằng, “nếu cháu là học trò ngoan, luôn nghe lời ba mẹ thì sau này cháu sẽ không có gì để kể ra cả.”
Sau sự kiện bị gãy tay, nó xin vô ở nhà thằng Mạnh gần trường. Sáng sáng, thằng Mạnh chở nó đi học. Chiều chiều, thằng Mạnh chở nó về. Đến khi tháo bột, nó lại tự đi trên con xe Martin đầy bền bỉ ấy. Và khi ở trong lớp, có lẽ nhìn thấy sự trượng nghĩa, khách quan, hết mình vì bạn mà tán gái cũng đầy bá đạo của tôi, nó lân la làm quen, rồi kết bạn, rồi thành thân lúc nào không hay.
Mùa hè năm đó tôi về ngoại chơi như mọi khi. Nhà thằng Thành lại cách nhà ngoại tôi có hai cây số nên sáng sớm dậy thể dục, tôi chạy bộ tới nhà nó chơi đến tận chiều mới về.
Thằng Thành của năm ấy là một thằng cực kỳ điềm tĩnh, khiêm tốn và kiên nhẫn. Bên cạnh đó, nó có đôi mắt một mí kiểu lúc nào nhắm lúc nào mở chẳng ai biết được, thân hình còm nhom còn hơn cả thằng Tuyển. Nó còm nhom tới mức đôi khi tôi nhìn nó và tự hỏi, năng lượng ở đâu trong con người này mà mỗi ngày nó có khả năng đạp gần 30km để đi và về???
Một buổi sáng đầu hè, tôi vứt xác một con chim cu cườm vừa hạ được bằng gọng ná thun của mình trước mặt nó: “Đi bắn chim không ku.”
– Ta không có ná.
– Thì dùng chung.
– Ta bắn tệ lắm.
– Vài chục phát cũng được một phát, lo gì? Với lại từ từ trình nó mới lên.
– Chim đâu mà bắn?
– Ơ cái thằng. Chim trên cây. Nhà mi cả vườn cây, xóm mi cả rừng cây, lo gì thiếu chim?
– Ta… Ta…
– Mi sao???
– Ta thấy nó tội quá mi ơi.
– Đệch. Sao không nói ngay từ đầu là không muốn bắn. Làng tôi quanh co quanh co quanh co… không có lối ra vậy.
Thấy nó không hứng thú với bắn chim vì sợ… chim chết. Tôi ngán ngẩm quay quay gọng ná: “Vậy giờ làm gì?”
– Câu cá đi. Nhà ta có trúc đây. Chặt vài cây đi câu.
– Ok. Ta thích câu cá lắm.
Nói là làm, hai thằng ra sau hè, tới bụi trúc, mỗi đứa chọn một cây ưng ý rồi đốn lấy, sau đó quấn cước, quấn lưỡi câu vào, vậy là có một cần câu ngon ơ.
Hồi đó môi trường không ô nhiễm như bây giờ. Phía mương nước ở các xóm làng khu vực Điện Bàn luôn trong veo và đầy ắp cá. Cá rô thia, rô phi, rô đồng, cá tràu, cá trê, cá chuối, cá ngạnh… đủ các loại. Tôi với nó đi bộ dọc theo con đường mòn đầy đất ra cái bàu Sen ngay trước nhà nó thả câu. Ánh nắng chói chang không lọt nổi hàng cây bạc hà to lớn vươn mình rắn rỏi trên bờ đê. Hai đứa tôi ngồi bên dưới như hai kẻ mục đồng lười biếng thả trâu đâu đó rồi buông nhẹ cần trúc xuống mặt nước đang tĩnh lặng, yên ắng.
Mùa hè năm đó và cả những mùa hè sau này nữa, khi chúng tôi đã vào đại học, tôi vẫn tìm đến nhà nó như một nơi chốn thanh bình yên ả tránh đi thị phi ngoài kia đầy sóng gió. Ở nơi đó, rất nhiều khi tôi thấy mình được trẻ lại, được thành thằng V của năm xưa, được tắm mình trên dòng sông tuổi thơ đầy êm đềm và mơ mộng. Câu cá, bắn chim, tát ao, bẻ bắp, trộm xoài… hay những trận banh ở sân hợp tác xã đầy gió và phân trâu… tôi với nó, sát cánh bên nhau, kẻ công người thủ, thật là vô phương chống đỡ.
Có những trưa hè oi ả hai thằng lội bộ trên con đường mòn bên ngoài bờ đưng (tên gọi của bàu sen trước nhà ku Thành), lúc thì bắn chim, lúc thì hái quả, đi qua nhà nào có bộ áo dài trắng treo trên giàn phơi nó cũng trình bày rõ lý lịch của bé này, bé kia. Nào là cao, da trắng, mắt đen. Nào là hơi lùn nhưng có nét, da ngăm, rắn rỏi. Còn lại nhà nào đó có cô bé nào đó ở phố về chơi, xinh lắm, duyên lắm… rồi nghêu ngao “bao giờ cho đến tháng năm… để bà hàng xóm đón em nghỉ hè”.