Phần 18
Sáng thứ bảy, nó ra bến xe và quê hương “ thành phố dệt” thẳng tiến. Quê hương em là một làng nhỏ đặc trưng của những làng quê đồng bằng bắc bộ, ven bờ sông Đáy. Em bảo nó đến nơi cứ đợi ở gần bến đò, em đi làm về qua gặp nhau xong sẽ đưa về nhà.
“ Chờ đợi mãi cuối cùng em cũng tới… ” nhìn dáng em tất tả đạp xe mà thấy thương đến lạ, định chạy đến ôm em nhưng mà đông người quá nên ngại, mãi sau ra chỗ quãng đường vắng, nó mới dừng xe lại quay ra thơm trộm một cái :
– Người ta nhìn thấy bây giờ…. xấu hổ chết.
– Sao đâu… anh thơm một cái, nhớ quá rồi…
– Người ta cười cho đấy…. tí nữa về nhà nhớ….
Em liều thật, còn hẹn nó về nhà hôn nhau nữa chứ, nó thì cho kẹo cũng không dám, sợ bố em thiến dái, mà hôm nay còn có anh trai em nữa cơ mà. Anh trai em tên Tuấn, học Hàng Hải ra trường, hiện là bộ đội Hải quân đang đóng trong Quy Nhơn, đợt này hình như nghỉ phép về mấy hôm. Em cho nó về thăm nhà đợt này có khi để anh trai thử lửa luôn, ghê đây…
… Bạn đang đọc truyện Một thời để nhớ tại nguồn: htpss://gaigoi.city
Đèo em trên con đường quê gập gềnh loáng cái đã đến nhà, thấy đông đông như nhà có cỗ, người ra người vào, em dẫn nó đi thẳng vào trong nhà chỗ bố em đang ở gian giữa ngồi hút thuốc lào, nhìn cái tướng hệt kiểu ông già nó, mấy ông như này gia trưởng phải biết:
– Bố… đây là anh Hoàng bạn con ah.
– Dạ… cháu chào bác ah. – Giọng nó nhẹ nhàng.
– Ừ.. chào anh
Em bỏ nó lơ ngơ đứng giữa nhà rồi chui tọt vào trong buồng, chắc để thay quần áo. Bố em lại rít một hơi thuốc lào, vừa nhả khói mù mịt như hun chuột vừa nói :
– Ngồi đi cháu…
Nó vừa đặt đít xuống ghế thì có hai người phụ nữ vào nhà, một người đứng tuổi lam lũ nó đoán mẹ em, còn người kia chắc chắn là chị gái em, nó cười tươi như mùa thu tỏa nắng, chào to đến nỗi bố em phải liếc sang đánh tiếng, hình như ông muốn nói “ Nhà tao có ai bị điếc đâu mà mày gào lên thế”
– Cháu là bạn Mai trên Hà Nội, hôm nay có chút việc về dưới này cháu cầm giúp Mai tập hồ sơ ở trường gửi, tiện qua thăm nhà, thăm hai bác và các anh chị…
Nó trình bày đúng những gì em đã dặn dò, thật thà y như trình bày trên phường, điệu bộ rất thành khẩn. Bố ẹm em thì gật gù, chỉ có chị gái em là cười tủm, chắc chả lạ gì mấy cái trò này nữa, thấy bà cứ nhìn nó cười, chắc thấy nó đẹp trai… lại ngoan…
Bố em lại bắn thuốc lào sòng sọc :
– Cháu về chơi nhà thế này rất quý, tính bác cứ hay nói thật…. cứ là phải vô tư… vô tư nghe chưa???
Nó nghĩ bụng “ cháu chỉ đợi có thế thôi mà”, gì chứ cháu vô tư lắm, nhưng mồm lại lí nhí:
– Vâng ạ.
Em thay quần áo xong dẫn nó ra sân để chào mọi người, nó đi sát em thì thầm :
– Bố em vừa bảo vô tư đi đấy.
Em lườm yêu nó rồi cấu nhẹ phát vào tay, mồm nghiến lại :
– Này thì vô tư…
Nó đau điếng nhưng mồm vẫn toe toét, ngoài sân giếng có 3 người đàn ông đang đứng hình như chuẩn bị làm cỗ hay sao. Có anh trai em là cái người cao to mặc áo đúng phong cách bộ đội cụ Hồ, một anh già hơn tí là anh rể, còn một ông già nhất trong số đó là ông chú em nhà ngay sát bên.
Sau màn chào hỏi, nó quán triệt đúng tư tưởng bố em, nó vô tư xung phong nhận việc đi bắt gà, một công việc nó chưa từng làm, trước đây ở nhà nó chỉ ngồi vào mâm là có thịt gà nhai mỏi răng, chả biết cầm chân con gà nó thú vị như nào. Em dẫn nó ra sau vườn, nó tranh thủ kéo em lại chỗ gốc cây ổi định hôn, em ngó nghiêng rồi giãy giụa:
– Mẹ nhìn thấy bây giờ… giới thiệu bạn mà thế ah.
Nó cười tít mắt nói nhỏ với em:
– Chị em biết thừa rồi.
– Eo ôi thế á, ngại chết đi được.
– Cho anh thơm anh lên còn đi bắt gà nào.
– Đây…
Em giơ đôi má đang ửng hồng lên rồi chạy thật nhanh ra phía chuồng gà.
Nó nhằm con to nhất em chỉ mà túm, vớ ngay con gà sống thiến, hai tay nó giữ chặt thành quả hùng dũng đi vào, bị nó ỉa đầy tay nhưng nhất quyết không buông…
– Hoàng biết cắt tiết gà không?
Đéo mẹ anh trai nàng chơi quả này khó quá, từ bé nó chỉ quen ăn là nhanh, chỉ nhìn ông bà già nó hoặc anh chị cắt tiết gà thôi chứ nó có cắt đéo bao giờ, nghe lỏm được ở đâu câu “ gái cắt tai, giai cắt cổ”, nó dõng dạc tuyên bố :
– Em cắt được…. anh cứ để em…
Nhờ nàng giữ chân hộ, nó cầm con dao làm một phát ngang cổ con gà, tiết chảy ra có một tia bé xíu, gà giẫy đành đạch, em kêu lên :
– Anh ơi nó giẫy mạnh quá, anh cắt tiết nó chưa?
– Rồi.
Hình như thấy mình còn vương vấn chưa dứt khoát, nó cứa thêm cho phát nữa, tiết lại phun ra được một phần tư bát con. Thôi thế là xong, vứt toạch con gà xuống đất thế đéo nào nó lại đứng lên chạy… đuổi bở hơi tai ra tận góc vườn mới bắt được, mặt đỏ tía tai vì xấu hổ trong tiếng cười khúc khích của em, tức mình nó làm một đường gần đứt cổ con gà, mồm lầm bẩm “Phát này xem mày còn sống không? Bố mày muốn nhân đạo nhưng không được, cứ phải ra tay tàn ác…”
Nghe nó lẩm bẩm chửi con gà em hỏi :
– Anh bảo gì cơ.
– Không, nhìn con này thấy thương không nỡ giết… tính anh yêu thương động vât từ bé mà…
… Bạn đang đọc truyện Một thời để nhớ tại nguồn: htpss://gaigoi.city
Bữa cơm chiều hôm đấy có bố em, chú em, anh rể, anh trai và nó ngồi một mâm đàn ông, còn lại là mâm đàn bà. Bố em tuyên bố :
– Hôm nay nhân dịp thằng Tuấn về phép, lại có bạn con Mai trên HN công việc ghé qua, tôi làm mâm cơm thắp hương các cụ… abc, xyz nói chung là rất dài dòng… Tóm lại là “ đã về đây rồi cứ coi như ở nhà… phải thật vô tư.. thật vô tư”
Cỗ thì không thể thiếu rượu, nhất là lại là cỗ khách quý thế này, hôm đấy ngoài mấy món rau ngoài vườn, món nem, còn có món dê Ninh Bình, và không thể thiếu là món thịt gà do chính tay nó cắt tiết, nhấp chén rượu bố em lật lật miếng cổ rồi hỏi :
– Hôm nay thằng Tuấn cắt tiết gà ah, hay con Mai?
Anh trai nàng chưa kịp thanh minh, nàng thì đang ấp úng bố nàng đã nói :
– Cắt được đấy… hôm sau cho đi cắt tiết dê, cắt như này dê cũng chết chứ chẳng nói đến gà..
Nghe thế em nhìn nó cười tủm, còn nó thì mặt vẫn đơ ra chưa hiểu ông già khen hay là chê nữa.
Đến cái tiết mục uống rượu mới vui, em đã quán triệt nó rồi, bố em hay uống rượu lắm, có mời cũng không được uống, phải từ chối khéo không là say đấy. Ban đầu nó cũng từ chối ghê lắm “ Cháu không uống được …. ” “ Uống mấy chén là say ngay”. Bố em bảo “ Tao đã nói là phải vô tư cơ mà.. đúng không? Uống mấy chén mà say thì uống 1 chén 1, ai bắt uống mấy chén đâu”
Nó đang định bảo thôi bác cho cháu xin cái ống hút, trên cháu uống ống hút quen rồi thì ông chú em hỏi:
– Thế cháu quê đâu nhỉ ?
– Dạ cháu quê Hòa Bình ạ.
– Ờ đấy…. cái đận chú đi thăm thủy điện Hòa Bình, dân trên đấy toàn uống rượu cần bằng ống hút thôi… uống được…
– Dạ vâng ạ
– Trên đấy là rượu gì ý nhỉ?
– Dạ, rượu lá ạ.
– Đây là rượu Kim sơn… uống không đau đầu đâu…
– Dạ vâng ạ.
… Bạn đang đọc truyện Một thời để nhớ tại nguồn: htpss://gaigoi.city
Chẳng biết nó bắt đầu vô tư từ khi nào mà quên béng mất là đang ngồi nhà bố vợ tương lai, hết chén này đến chén khác, cứ thùm thụp như uống nước dâu ý, bố em khoái lắm… Nghe có vẻ ưng ý ghê cơ. Mâm đàn bà đã xong, mọi người xuống bếp ngồi nói chuyện thì thầm, nó đoán đang nói về nó là chắc, trên này thì bố em và ông chú đã thấm mệt do tuổi cao, ông anh rể thì say hẳn, sắp li vơ phun rồi nên xin kiếu, còn mỗi ông anh bộ đội vẫn ngồi gặm chân gà đối ẩm. Nó cũng biết giữ phép không để quá đà, biết là uống thêm một chén đầy nữa thì kiểu gì anh nàng cũng gục, nó xin phép :
– Cháu đủ rồi, cháu không uống được nữa, xin phép bác cháu mời anh Tuấn một chén rồi thôi ạ
Thằng em mời chẳng lẽ ông anh lại từ chối, mặc dù ngán lắm rồi. Hai anh em làm nốt chén nữa thế là anh Tuấn đi ngủ. Bố em ngồi ghế bắn thuốc lào nhả khói :
– Cháu có bị say không?
Vài bát nữa rót ra nó cũng uống được chứ như này sao mà say được, nó nghĩ bụng thế, nhưng vẫn phải lễ phép :
– Cháu cũng hơi say 1 tí, hôm nay uống hơi nhiều bác ạ.
– Tốt… phải vô tư thế chứ… tao là tao quý những thằng vô tư.
– Vâng.
– Còn đi được thì dìu chú mày về bên nhà hộ bác…
Nó dìu ông chú đang mệt lử về nhà, miệng ông vẫn lảm nhảm “ Để yên…. chú đi được mà”, chân đá liêu xiêu. Em chạy lại dìu cùng mắt lườm nó cháy bỏng, thò tay sang nhéo cho nó một phát vào hông.
Lúc đi tắt qua vườn từ nhà chú về, em nói nhỏ bên tai nó :
– Chết nhớ… về nhà bố vợ mà uống nhiều thế này mất điểm…
– Bố em bảo phải vô tư mà.
– Này thì vô tư… – vừa nói em vừa cấu cho nó thêm cái nữa.
Đến đúng chỗ khuất tối om, nó lôi em lại ôm chặt rồi hôn, em giãy ra :
– Ui toàn mùi rượu.
– Uống có mấy chén thôi mà…
– Lần sau cấm.. không cho về nữa.
– Cứ về đấy… nhớ lắm rồi đây này.
– Không thèm….
– Hôm nay nhìn em xinh lắm nhớ…
– Hứ… không nói chuyện với người say rượu.
– Người say rượu nói thật mà…
Em cười, nó thơm em một cái rồi ôm chặt :
– Lúc tối mấy mẹ con dưới bếp nói gì anh đấy?
– Mẹ bảo anh ngoan, chị bảo anh nhìn cũng được….
– Tối nay anh ngủ đâu?
– Cho ngủ chuồng lợn…
– Nhớ nhá… anh đợi em ở chuồng lợn đấy….