Mảnh đất lắm người nhiều ma – Phần 2

Phần 2
Đúng như nhiều người nghĩ, cả đến lão Quềnh cũng dám chắc là đám tang cụ Cố chi họ Vũ Đình sẽ được tổ chức rất long trọng, quả là không ngoa. Sáng ra, ông Phúc triệu tập tất cả nội ngoại đến nhà ông. Trên bộ phản gỗ lim đen mun mà những người già vẫn quen gọi là ghế ngựa, chiếc màn tuyn màu nước biển phủ kín, thi hài cụ Cố đang ngự trên đó. Ngang người phủ một chiếc chăn đơn. Xung quanh con cháu nục nở sùi sụt. Người kêu bố người gọi ông, kẻ réo bác, réo chú cứ ời ời! Ông Phúc, với dáng cao lớn vuông vức, vẫn đi đứng đàng hoàng. Cặp mắt ba góc trầm lắng. Đầu ông thít khăn trắng, để hai dải thõng xuống gáy, đó là dấu hiệu của đại tang.
– Tất cả lý lặng! – Ông Phúc huơ tay.
Tiếng khóc, tiếng hờ đang ỉ eo bỗng ngừng bặt như những chiếc loa bị ngắt điện. Ông Phúc nói, họ nhà ta là họ lớn trong làng, nên phải làm tang cho cụ Cố thật đàng hoàng, không nề hà tốn kém. Áo quan, ông sẽ xuất gỗ dồi vẫn trữ sẵn chứ không thể dùng gỗ tạp. Rồi nhà ông sẽ ngả một con lợn hơn một tạ, còn anh em con cháu có thế nào đóng góp tùy ý. Ông sẽ mời đội kèn, mà phải là phường bát âm lớn theo đúng nghi thức cổ truyền. Đột kèn sẽ chia làm hai nhóm. Một nhóm ngồi trong nhà, gần linh cữu. Còn một nhóm ở bên ngoài với nhiệm vụ khi các đoàn thể của làng, của xã đến viếng, thì nhóm này ra tận cổng nổi kèn, nổi trống đưa đoàn vào để tăng thêm phần trọng thể. Phải có người nhà trực bên ngoài để hướng dẫn từng đoàn vào thứ tự. Phải có người ngồi ghi chép những ai mang đồ phúng viếng đến, để sau này nhà người ta có đám, mình còn nhớ phúc đáp lại Rồi thì phải dựng rạp, kê bàn ghế, mượn thêm mâm bát…
Ông Phúc nói một loạt công việc, rồi phân công luôn. Dứt khoác như mệnh lệnh. Đúng là một ông trưởng họ quyền biến và thành thạo công việc.
Khi tất cả đã túa đi, ai vào việc nấy, ông Phúc mới quay lại hỏi bà Sang, người chị cả, vẫn ngồi sụt sịt ở góc giường:
– Thằng Tùng nhà bá đi đâu mà từ hôm qua đến giờ không thấy mặt?
Bà Sang ngước nhìn người em trai như có lỗi:
– Đêm qua tận khuya nó mới đi họp về. Sáng sớm thấy nó bảo là xã phân công đi mua sắn cứu đói cho hợp tác xã, rồi nó đi luôn.
Ông Phúc dằn giọng:
– Khoai sắn gì, nó không đi thì người ta chịu nhịn đấy. Nó là nó trốn đám tang này? Đi từ lúc trời chưa mở mắt, nhưng sáng bảnh nó với thằng Điểu còn ăn phở ở quán bà Lợi. Ngồi ở nhà nhưng tôi biết hết?
Bà Sang lại tức tưởi vừa khóc bố vừa kể lể về thân phận đàn bà con gái của mình. Chồng bà mất sớm, bây giờ con trai là trụ cột gia đình. Hàng ngày bà chỉ quanh quẩn việc nhà, cơm nước, cám bã, chu còn biết đâu bàn soạn. Bà có nghe người ta bảo giữa hai cậu cháu – ông Phúc và thằng Tùng nhà bà có chuyện mâu thuẫn mâu thọt gì đấy. Một lần bà vừa hỏi, thì Tùng gạt đi U hỏi làm gì những việc ấy mặc con! Thôi thì đành con dại cái mang. Một bên em ruột, cùng một gốc một cành, một bên con đẻ, hạt máu của mình, bà còn biết trọng ai khinh ai! Sao mà càng ngày càng lắm chuyện quay quắt vậy! Gần hết đời người vẫn chả biết ăn ở thế nào cho phải!
Bà Sang cứ tỉ tê ngồi than khóc một mình, mặc xung quanh – Hay là xung quanh người ta mặc bà? Mọi người tất bật nhốn nháo sai khiến, gọi hỏi nhau ầm ầm. Tiếng đóng ván kênh kếch. Rồi một hồi trống báo tang, cứ bảy tiếng lại dứt một nhịp – Tùng tùng tùng… tùng tùng tùng… tùng! Tiếng nhạc của tứ thần như có đôi cánh màu đen bay vờn trên những ngọn tre úa lá, lan tỏa khắp đầu làng cuối xóm. Chính tiếng trống ấy đã thúc lão Quềnh thức giấc.
Khi đám thanh niên được chủ nhiệm gọi kéo nhau đi rồi, và lão Quềnh đã húp hết cả nồi rau khoai mà vẫn đói veo lão ngồi ngẩn ra không biết làm gì. Đã hàng tuần không thấy ai cần đến sức trâu lăn của lão. Làm mướn lúc này cũng không đắt! Lão Quềnh cứ ra ra vào và đi lại ù ì như voi nan. Chốc khốc lại liếc sang khu nhà ủy ban, nhưng tất cả các cửa bên ấy vẫn đóng chặt. Thế rồi suốt cả ngày lão Quềnh cứ thơ thần lờ vờ như vậy. Đến tối mịt nghe nhiều người nói đêm nay nhà ông Phúc làm lễ cầu hồn vui lắm, có trống có kèn như đêm hát đêm nhạc, chứ không giống những đám chết theo đời sống mới, cu hấp ha hấp hoảng, vất vả dụi do quá? Đám thanh niên kéo nhau đi xem như xem văn nghệ!
Khi lão Quềnh vật vờ tới nơi, thì đã thấy đến đóm nhà ông Phúc sáng trưng. Ngoài sân dựng rạp, căng phông, bàn ghế kê dàn dạt. Trong căn nhà ngói năm gian đông chật người, hương khói nghi ngút. Chiếc quan tài để mộc không sơn, chỉ bào nhẵn, màu gỗ dối vàng ươm trông còn nối hơn cả sơn, kê nằm dọc theo chiều nhà. Trên ván thiên, một bình hương tơ khói um tùm.
Tàn hương rơi lả tả xuống quả trưng luộc và bát cơm đóng theo hình oản để cạnh. Tiếng ông Phúc cất lên, nói một câu gì đó lập tức cả một nhà khăn trắng rùng rùng đứng dậy như một đàn cò. Tất cả đến xếp hàng vòng tròn quanh linh cữu. Ông trưởng phường bát âm mặt đỏ tím rịm. Ông vận bộ quần áo màu vàng, rộng thùng thình như quần áo phường tuồng. Đầu ông đội mũ giấy xanh đó không chóp, như chít khăn xếp. Trên trán và hai bên tai dắt mấy chiếc lông chim sặc sỡ ông đến bên linh cữu hắng giọng dặn dò:
– Để cụ đi được thanh thản, trong lúc chào cụ lần cuối không ai được khóc.
Rồi ông phẩy tay ra hiệu. Tức thì con trai và con rể ông Phúc thận trọng nâng ván thiên lên, rồi kéo dịch xuống phía chân để con cháu họ hàng nhìn thấy mặt cụ Cố lần cuối cùng. Mọi người đứng lặng phắc như nín thở. Ông trưởng phường bát âm đi lại phía đậu cụ ông cúi xuống nơi âm bầm như dặn riêng cụ Cố điều gì, rồi ông rút trong túi áo ra chiếc bùa xoắn bằng giấy bổi, lùa vào miệng cụ Cố.
Đó là giấy thông hành để cụ Cố đi sang thế giới bên kia. Đoạn, ông gật đầu ra hiệu. Ván thiên kéo lên, đóng chốt lại. Cụ Cố chính thức đi về nơi vĩnh viễn. Lập tức những tiếng khóc lại òa ra như vỡ đập. Ông Phúc ra hiệu tất cả đàn ông xúm tay lại, xoay quan tài ngang theo chiều nhà, đau cụ Cố quay ra ở chính cửa giữa. Một hồi chập choạng vang lên.
Đêm cầu hồn bắt đầu.
Trưởng phường bát âm mang ra một chiếc thuyền bằng chiếc diều sáo của trẻ con. Đó là thuyền đưa linh hồn người mới khuất về nơi chín suối. Tất cả chiến thuyền được dán bằng giấy đỏ, đó là màu biểu hiện điềm lành, điềm phúc của đạo Phật. Một sợi dây buộc vào mũi thuyền, và thằng cu Cần, con trai út ông Phúc, cháu đích tôn cụ Cố được cầm dây kéo thuyền đi trước.
Trưởng phường bát âm cầm một cây gậy cuốn giấy đỏ ngang người ông thắt thêm một sợi dây cũng màu đỏ. Chiếc gậy ấy là sào chèo thuyền. Một đầu sào chống phía sau cạnh thuyền. Trưởng phường bát âm hơi cúi người về phía trước, dé chân chèo hai tay cầm sào rướn lên giật xuống rất dẻo như chèo thuyền thật. Phía trước cu Cán đã được hướng dẫn dắt theo thuyền đi thật chậm, rù rì như sên bò. Đội kèn trống và nhị không cần ra hiện trường, cứ ngồi trên chiếu phía tay trái, nghe trưởng phường bát âm xướng lời mà phụ họa nhạc theo.
Trưởng phường bát âm đu đưa nửa người trên, hai tay làm động tác khoát nước bát thuyền, miệng đọc ngân nga kéo dài, bắt dầu là bài dặn dò của những người đang sống đối với linh hồn người mới khuất:
Ới ơi! Hôm nay ông đã đi rồi…
Ông đã khuất núi về nơi suối vàng…
Đất dày cách biệt dương gian…
Mấy lời nhắc nhủ ông về ngàn thu…
Ới ơi! Nơi ấy mịt mù…
Gặp người chớ hỏi trước…
Gặp sông hãy lội sau…
Thấy thuyền xanh không xuống…
Chờ thuyền đỏ qua mau…
Ông Phúc đang ngồi đứng dậy, đốt một nén hương cắm thêm vào bình hương trên ván thiên và bỏ tờ bạc một trăm vào chiếc thuyền thúng cu Cần đang kéo, rồi ông đứng phía sau trưởng phường bát âm. Thế là lần lượt những người ngồi vòng quanh phía ngoài đứng lên thi nhau bỏ tiền vào thuyền và xếp hàng tiếp phía sau ông Phúc. Hàng nối càng dài, thì tiền bỏ ra càng nhiều.
Tiền ngân hàng Quốc gia hẳn hoi, tiền của người sống đang tiêu chứ không phải tiền âm phủ chỉ là thứ tiền giả vờ! Đây chính là cách thưởng của tang chủ đối với dội kèn. Trưởng phường bát âm càng nhiều bài cầu lâm ly, giọng càng hay, sức càng dai để đi được nhiều vòng, thì tiền của con cháu tang chủ bỏ vào thuyền càng nhiều. Một đêm cầu hồn có đội kèn đã vớ hàng bị tiền, tươm bằng mấy cha con ông lại đò chèo thuyền thật ở ngoài bến sông kia!
Đêm nay khổ chủ này xem ra cũng có máu mặt. Đầu xuôi đuôi lọt Tiền đang bay như bươm bướm vào lòng thuyền, và hình như toàn những tờ bạc kha khá cả? Trưởng phường bát âm liếc nhìn lòng càng phấn chấn. Hai chân ông nhún nhảy càng dẻo để nửa người phía trên đung đưa như thuyền đang dập dềnh trôi trên sóng. Giọng ông rất vang, trường hơi lắm. Bây giờ là bài con đưa tiễn cha:
Í ơi… Bố đã đi rồi…
Lòng con đau thắt nhỏ đôi lệ sầu…
Bây giờ cách trở hai nơi…
Âm dương xa ngát muôn đời biệt ly…
Bố đi con biết dặn gì…
Thế là tiếng khóc của mấy bà con gái, con dâu đang lắng xuống vì khàn tiếng, nghe lời ca thống thiết lại khóc dào lên. Tiếng kèn, tiếng nhị cũng nỉ non như cứa vào gan ruột! Khi chiếc thuyền kéo được một vòng quanh quan tài, thì tiền đã lùm lùm trong lòng thuyền.
Trưởng phường hát ám dừng lại, hai tay chắp vào nhau nâng ngang ngực, mắt mơ màng, miệng nói véo von có vần có điệu như nói với người ở chốn tuyền đài:
– Ba hồn bảy vía, đường đi bảy chặng, con cháu gần xa, phúc lộc đầy nhà, tiễn cụ đi xa, đã qua chặng nhất. Giờ xin hồn cụ hãy tạm nghỉ chân, lấy sức đi tiếp.
Mọi người vừa tản ra ngồi theo hình vòng tròn như cũ thì bỗng dưới nhà bếp, tiếng vợ ông Phúc kêu thất thanh, rồi cứ ớ ớ như bị chịt cổ, tiếng bát đĩa loảng xoảng. Mọi người lao bổ ra, nháo nhác, tán loạn. Trưởng phường bát âm thu vội chiếc thuyền mang về chỗ phường kèn. Ông Phúc lật bật gờ cây đèn măng – sông mang xuống bếp. Mọi người vây quanh bà Phúc. Bà đã hoàn hồn. Bà hào hển kể. Bà xuống bếp để mang xôi lên cho đội kèn dùng bữa đêm. Bà vừa mở cửa thì cha mẹ ơi! Một người đứng sửng sững giữa nhà, mặt to bằng đúng cái mâm và trắng bạch như sáp. Ma! Ma! Bà định kêu lên như như vậy, nhưng lưỡi đã cứng đờ ra, miệng chỉ còn ú ớ mắt tối sầm lại, hồn xiêu phách lạc. Nhằng một cái, khi bà định thần được thì con ma đã biến mất. Mọi người soi đèn đóm xem có mất mát gì không, tất cả vẫn nguyên vẹn. Thế thì đúng ma hiện thật rồi!
Trong khi cả nhà ông Phúc đang nhớn nhác lo lắng không biết điềm báo này lành dữ thế nào thì con ma mặt bằng cái mâm kia đang chân nam đá chân chiêu vừa bá vai lão Quềnh bước thập thòm, vừa cười hí há!
Chả là khi mọi người nháo nhác chen vai, huých cả vào bụng nhau để chạy xuống bếp, thì lão Quềnh thủng thẳng ra về. Vừa ra khỏi ngõ thì bỗng một bóng người nhỏ loắt choắt từ trong vườn chuối nhà ông Phúc chui ra. Thấy người, cái bóng ấy vội thụt vào và cái bọc hắn đang ôm lù lù trên tay, đáng lẽ phải rơi văng ra vì gặp người đột ngột, nhưng hai bàn tay hắn lại ôm chặt lấy ép vào bụng, đồng thời rất nhanh một chuỗi cười hí hí rung lên và tiếng nói thì lè bè đẫm hơi men:
– Ôi dào tưởng ai, hóa ra lão Quềnh đấy hừ? Người ta bảo lão có cái thân bằng con voi, nhưng óc lại bằng con kiến, thật không oan! Đến đây mà lại chịu về không à?
Lão Quềnh dụi mắt, dù đêm cuối tháng tối mờ mờ nhưng lão cũng đã nhận ra cái người đang dở say dở tỉnh này là anh chàng Thó ở ngay cạnh nhà chú Quàng, em trai lão. Tên hắn chính là Thọ kia, nhưng vì cái tính tắt mắt, thấy ai để hở cái gì mà hắn không thuổng, không thó thì ngứa ngáy không chịu được! Một lần lão Quềnh đang đào ao cho Quàng, thì bỗng thấy một sợi cước bay vuốt từ bờ rào bên nhà Thó quăng sang.
Ở đầu sợi cước là một cái lưới câu móc vào con nhái. Sợi cước giật giật kéo con nhài như đang nhạy Thế thì chú gà trống nhanh chân hơn cả đàn đang tha thẩn tìm giun, liền lao theo nuốt mồi. Chỉ chờ có thế, sợi cước giật tung lên và chú gà trống bốc khỏi mặt đất, bay vút qua hàng rào sang nhà Thọ. Lão Quềnh bỏ cuốc, chạy sang, thì Thó đã bóp ngoéo con gà vứt vào góc bếp.
– Sao lại làm thế? – Lão Quềnh sừng sộ.
Thó vân tỉnh như tiền, nhe răng ra cười hít vào điệu cười lúc Thó thèm ăn:
– Sao với giăng cái con khẹc! Im đi! Ngồi đây rồi cùng tớ nhắm rượu! Ông làm cả ngày cho tay Quàng nhưng nó đãi ông cái gì nào? Mấy lưng cơm với tý tương chua như dấm đĩ hả?
Thế rồi Thó và Quềnh đã đánh hết cả con gà gáy với chai bố rượu. Trong lúc ngà ngà cao hứng, Thó túm lấy con chó cốm nhà hắn, bảo Quềnh giữ chân, rồi Thó đổ cả một bát rượu vào họng chó làm con vện cũng say bò bới ra, miệng cứ tru lên như chó sói, rãi sều, mắt long sòng sọc như chó điên, trong lúc hai thằng vô dụng cứ xoa bụng cười sằng sặc như hóa ngộ.
Tối nay Thó cũng chỉ chủ tâm đến nhà ông Phúc ngó đội kèn biểu diễn xem chơi. Nhưng đến khi thấy bà Phúc xuống bếp bắc chõ xôi lên bếp lò rồi không kịp khóa cửa, bà quay ngay lên nhà nhập vào đoàn con cháu đi đưa hồn cụ Cố quanh quan tài, thì cái máu nghề nghiệp của Thó nổi lên. Hắn lẻn ngay xuống. Xôi thì chưa chín, thịt thà không thấy đâu.
Lợn thì chắc ngày mai mới mổ. Thế chả nhẽ họ lại để phường kèn ăn xôi nhạt? Hóa ra nhà này cũng kiết như chẳng phải vừa! Lần mò vào cái xó xỉnh thì lập tức hai cánh mũi rất mỏng của Thó phập phồng lên. Mùi rượu thơm cay cay thoảng đâu đây. Thó nuốt nước bọt. Hai tay rờ rẫm hết chai này đến lọ khác. Này. Là chai mắm. Này là liễn muối. Này là vại dưa khú.
Đồ khỉ gió! Đến khi Thó sờ vào một cái hũ tay rút nầm lá chuối khô làm nút, thì Thó rên lên trong bụng, hai chân chỉ muốn nhảy tưng tưng. Cả một hu đầy rượu. Thó lắc lắc tiếng rượu reo óc ách mời mọc. Thó kê ngay miệng làm một hơi. Rượu mới nấu ngon chí mề! Lúc ấy trên nhà tiếng ông trưởng phường bát âm đang cất cao giọng: Ới ơi! Hôm nay ông đã đi rồi! Thó làm một ngụm nữa. Ờ rượu ngon thế này mà chết khòng kịp uống thì phí của thật! Thấy thuyền xanh không xuống, chờ thuyền đỏ qua mau… Ông trưởng phường bát âm dặn dò. Thó ngồi bệt xuống làm ngụm nữa. Ờ, thế mà người ta vẫn nói dương sao âm vậy. Vậy mà trên trần đèn xanh thì đi, đèn đỏ thì dừng. Chả nhẽ lẽ luật ở dưới ấy lại xoay ngược lại? Thó ngả người vào tường, hai tay vẫn ôm cái hũ. Rượu mạnh đang quẫy đạp trong ruột Thó. Mấy ngày nay chỉ bữa rau bứa cháo nên rượu vào thèm ăn tợn. Đã thấy mùi xôi. Thó đến mở vung chõ cào ngay một tảng bỏ vào vạt áo. Đang xít xoa vì bỏng rãy, thì chính lúc ấy bà Phúc xuống! Vừa nghe tiếng đấy cửa, Thó vớ ngay cái chậu nhôm đang dựa cạnh đống bát đĩa, đưa lên che lấy mặt, chân đứng lom khom ở tư thế vùng chạy. Bà Phúc đang xăm xăm, tý nữa đâm sầm vào con ma đúng sừng sững trước mặt. Bà kê u ớ lên, hồn xiêu phách lạc. Thó liền vút cái thau nhôm, nhưng vẫn nhớ xách hũ rượu luồn ngay ra cửa, lủi biến vào vườn chuối.
– Thế ra chú vừa lần vào bếp bà Phúc đấy? – Lão Quềnh hỏi lại cho chắc chắn.
– Thì đã sao? Túng nên phải tính! Đừng có be lên như bê nghe chửa! Vừa nói Thó vừa ngả miệng hũ vào mồm lão Quềnh. Tiếng tu rượu chun chút vang lên.
Cứ thế, hai gã một khôn một dại, một to lớn xù xì như con gấu, một bé nhỏ như con cáo, bá vai nhau đi ngã nghiêng giữa đường làng trong đêm khuya. Cái miệng hũ lúc thì dốc vào mồm người này, lúc lại đổ vào mồm người kia, đi trên đất mà cú líu ríu dập dờn như đi trên sóng. Không còn biết trời đất xung quanh là gì. Chợt một tiếng hỏi làm cả hai sững lại:
– Ai thế này? Đi đứng thế nào thế này?
Quềnh và Thó cùng khứng lại. Một người đàn ông cao, gầy, đã đứng sát bên cạnh. Người ấy dịu giọng:
– À chú Thó à? Lại bác Quềnh nữa, ôm cái gì thế này?
Thó nhìn lên, nhận ra ông Chỉnh, một trung tá về hưu, người cả xóm Giếng Chùa đều nể trọng. Ông Chỉnh cũng ở ngay gần nhà Thó, nên Thó biết lắm. Ông Chỉnh có vợ đi theo trai, nên đã lấy vợ khác. Bây giờ ông Chỉnh cha già con cọc, nhà cũng hoàn cảnh lắm.
Thó cười, giọng lè nhè:
– A bác Chỉnh đấy ư? Bác đi đâu mà khuya khoắt thế này? Hay cũng sang đám nhà ông Phúc? Thi hãy làm với em một ngụm!
Nói rồi Thó định bá vai, khiến ông Chỉnh hốt hoảng né người ra, rồi bước vội. Ông đi canh lò gạch. Thó nhìn theo cười khùng khục, rồi bỗng hát nghề ngà…
– Trung tá mà sợ rượu! Trung tá mà cũng tiên có khồng là không có tiền! Hí hí! Thế cho nên trẻ con nó mới hát láo là Đầu làng đại tá vá xe, cuối làng trung tá bán chè đỗ đen, thiếu tá thì buôn dầu đèn, để cho đại úy thổi kèn đám ma! A hà ha thổi kèn đám ma! Tò te tí te!
Vừa hát Thó vừa nhún nhảy đôi chân chữ bát như ông trưởng phường bát âm lúc nãy. Tay giơ cái hũ lên như thổi kèn, và rượu lại chảy vào họng Thó tuồn tuồn. Rồi miệng hũ lại dốc vào mồm Quềnh. Cả hai tựa vào nhau, tay cùng ôm cái hũ. Chân bước lạng quạng. Đến chỗ rẽ, Thó lè nhè bảo Quềnh:
– Xin đãi bác chầu nữa! Làm hơi thật dài vào. Rượu là cao của gạo. Nữa đi, thế! Thôi té nhá.
Thó theo lối rẽ về nhà. Nhưng chỉ được vài bước, đầu nặng chân nhẹ, Thó chỉ còn lê vào được gốc ổi bên cạnh đường là lăn khoèo xuống, rượu từ trong hũ xối ra, ướt đẫm cả ngực Thó.
Lão Quềnh còn khiếp hơn! Vì lão uống cấp tập hơn Thó, bụng cũng đói hơn Thó, nên rượu càng hành lão dữ. Khi lão khật khưỡng về được đến cửa rêu thì rượu và sương gió ban đêm đã đánh quỵ lão. Lão Quềnh vừa bíu được vào tấm cánh dại che cửa, thì miệng đã nôn phóng ra như cái vòi phun. Trong bụng lão chỉ có bát rau khoai từ sáng, còn là toàn nước và rượu, nên bây giờ lão đáng phun ra rượu! Một thứ rượu qua tiêu hoá lợm mùi đến quỷ cũng khiếp? Lão Quềnh vừa nôn đến nảy đom đóm mắt, tay vừa đẩy cánh dại đề vào nhà, nhưng đẩy không nổi. Trong lúc người đang rã rời vì say, lại thêm bộ óc vốn ù ì, nên lão không thể nhớ cánh dại lão chỉ chống hờ, mà sao bây giờ lại chắc thế này?
Chắc thế là vì bên trong có người. Một người sống và một người chết! Cả hai đang nằm trên chiếc chõng ọp ẹp của lão Quềnh.
Người chết thì cứ chết, đã đành! Còn người sống thì cũng lại ngủ như chết!
Tiếng giật cửa của lão Quềnh làm người sống choàng thức. Đó là người đàn bà tuổi dòng dòng. Cao và gầy. Hốc hác và lôi thôi. Nhưng chân tay lại rất nhanh. Vừa nghe tiếng người đẩy lịch kịch, chị ta đã vực ngay dậy, rồi nhảy một bước tới cửa. Mặc dù đã chống một cái gậy vào tấm cánh dại, nhưng chị ta vội vã đứng áp người vào thêm cho chắc. Nhưng đến khi ghé mắt nhìn qua lỗ phên, thì người đàn bà bỗng bật ra một tiếng cười khô khốc:
– Ôi dào, lại một lão cám hấp! Đồ phải gió phải dây? Nhồi nhét ở đâu về mà khố thế này!
Vừa lẩm bẩm, người đàn bà mở toang cánh dại, rồi cầm tay lôi lão Quềnh vào nhà. Tối quá, lão Quềnh sờ sẫm đi lại chiếc chõng, thì người đàn bà đã kéo giật lão lại:
– Ông không được nằm đấy! Để cho con bé nhà tôi nó được ở cõi trần một tý!
Người đàn bà ngả tấm cánh dại xuống góc nhà, rồi kéo lão Quềnh đến. Quềnh ngã ngay xuống như một bao gạo, miệng hỏi ậm ẹ trong hơi men:
– Thế nhà chị ở đâu mà lại đến đây? Những hai mẹ con à?
Người đàn bà mở hộp dầu cao dúi vào tay lão Quềnh. Bằng con mắt trải đời, không cần hỏi, chị ta cũng biết đây chính là ông chủ của chiếc lều này, một ông chủ ngơ ngơ như bò đội nón! Dạng người này chỉ câu trước câu sau là có thể sai phái được rồi! Vì thế chị ta hỏi với giọng dấm dẳn:
– Tôi ở đâu đến ấy à? Ở chỗ đói đến chứ còn ở đâu nữa? Đói thì đầu gối phải bò. Không đói thì hơi đâu đi lang thang cho nhọc. Có hai mẹ con, nhưng con bé nó chết rồi! Nó nằm kia nhưng nó chết rồi!
– Cái gì? Nhà chị bảo cái gì? – Lão Quềnh nhỏm đầu dậy, hỏi giật giọng.
Lão trương cặp mắt trong bóng tối sờ sẫm nhìn người đàn bà đang ngồi lờ mờ ở mép chõng. Lão đã tỉnh cơn say. Thở được ra là nhẹ cả người, lại thêm chất nóng của dầu cao, nên sương gió định quật lão đã phải lùi biến. Nhưng vì tỉnh nên lão biết sợ. Thế cái nhà chị này là thế nào? Người hay ma? Chả nhẽ lại có ma thật? Lão đã nghe người ta bảo chính lão đã bị ma làm, nhưng lão không tin, vì chưa bao giờ lão nhìn thấy ma. Lão chỉ tin những gì mắt lão sờ sờ nhìn thấy, chứ không thì đến rắn hai đầu, ma bốn mắt cũng chả là cái cóc khô gì đối với lão. Đêm hôm lão vẫn đi sùng sục mà có thấy gì đâu. Chả nhẽ hôm nay ma lại dám xông váo nhà lão thật? Kìa, một ma sống và một ma chết! Đói khát đến ma cũng chết!
– Con nhà chị chết thật à? – Lão Quềnh hỏi với giọng rụt rè, nhưng thật quái quỷ, người đàn bà lại như muốn chồm lên, giọng rít lại:
– Thì tôi đã bảo là nó chết? Chứ con tôi không chết mà tôi lại bảo là chết à? Ông có điên không đấy? Ông đã nghe thủng tai chưa đấy?
Vừa nói, người đàn bà vừa sấn tới, khiến lão Quềnh đang nhổm người hiên nằm ẹp xuống. Người đàn bà đứng lại, hai tay chống nạnh, giọng vẫn chao chát như đang cãi nhau với ai: Còn tôi ở đâu đến đấy à? Ở cái nơi vì đói quá mà đã có nhà bỏ thuốc sâu vào nồi cháo để ăn rồi cùng chết cho rảnh nợ! Tôi cũng bỏ thuốc sâu vào nồi cháo gà để định giết chúng nó, cái thằng chồng với con vợ thành đanh đỏ mỏ ấy! Chúng nó lấy nhau hàng chục năm mà không có con, cứ như nuốt gang nuốt sắt vào người! Thế là chúng nó nịnh tôi, hùn mẹ con tôi về ở với chúng nó cầu may. Tôi vừa đến tháng trước, thì tháng sau con vợ nó chửa. Rồi nó đẻ con trai. Thế là nó trở mặt, nó nhiếc móc tôi là đồ không cha không bố, là thứ không chồng mà chửa, sai tôi như sai con ở. Đêm hôm nó bắt tôi đi giặt tã lót cho con nó. Nó thì ăn cháo chân giò, còn mẹ con tôi thì cơm độn với sắn khô. Đã thế thì phải cho nó biết tay. Bà đã mang lộc đến cho mày, mà mày lại vong ơn bạc nghĩa với bà à? Bà phải thả thuốc sâu vào nồi cháo chim bồ câu của mày! Cho mày được bô béo một thể!
Chị ta bỗng ôm mặt bật khóc! Tiếng ngàn ngạt trong lòng bàn tay:
– Nhưng con chó nhà nó đã hại tôi! Cháo nóng thế mà con vện đánh sạch cả nồi, rồi giãy chết đành đạch. Thế là vợ chồng nó chửi tôi. Thằng chồng đã ăn nằm với tôi cũng đánh tôi. Con vợ thì xé cả áo quần tôi, đuổi mẹ con tôi, giữa lúc con tôi đang sốt, người nóng như hòn than. Chập tối nay dắt díu nhau đến đây là nó chết? May mà gặp được cái lều này. Mai tôi bọc con tôi vào cái chăn kia, rồi phải về tận nhà vợ chồng chúng nó, tôi sẽ chết giữa nhà chúng nó, để cho chúng nó biết tay bà. Con ơi, mai mẹ lại đưa con về Mẹ con ta phải chết trước mũi chúng nó? Phải móc mắt chúng nó.
Người đàn bà càng khóc nức lên. Vừa khóc chị vừa kể lể đủ thứ chuyện mà chỉ riêng chị biết. Rõ ràng không phải chị khóc, chị kể với lão Quềnh mà chị đang cần xả ra cho vơi bớt nỗi lòng.
Lão Quềnh cứ nằm co trên tấm cánh dại, giương cặp mắt ngơ ngáo nhìn người đàn bà xa lạ trong khoảng tối lờ mờ. Chị ta đang kể lể rền rĩ thì chợt có tiếng chít chít hốt hoảng phía sau nhà, rồi một con chuột cống bằng bắp tay lao thục mạng qua khe hở của bức vách, lao chồm qua chiếc chõng, đâm sầm vào chân chị, lủi biến vào xó tối. Giáp lá cà ngay phía sau, một con mèo hoang bằng con chó con, đen trũi như thiên lôi thần sét quả quyết phải nuốt tươi con mồi, cũng lao đánh roác qua phên nứa miệng kêu ngao một tiếng như kèn trận, hai mắt tròn xoe, xanh cháy lên.
Con mèo xù lông, nhảy quăng mình qua đầu chõng, ngã dúi vào bức vách bên này vì quá đà lại gặp người đàn bà cuống quít, chân tay cứ khua ngậu xị trước cửa. Bị lạc mồi, lại bị chắn, mèo ta ngoão lên cáu sườn, nhảy chồm qua mặt chõng quay lại lối cũ, phóng ra ngoài. Tức thì một cảnh kinh hoàng diễn ra. Cái bọc chăn đang nằm im lìm, tức là đứa trẻ bốn tuổi con người đàn bà đã chết từ lúc chập tối, bị luồng sóng điện tử mắt con mèo hoang dựng bật dậy?
Cả người đàn bà và lão Quềnh đứng bật dậy cùng kêu ối rụng rời khi thấy cái thi hài kia nhổm hẳn lên, gạt cả chiếc vỏ chăn rơi xuống đất. Cái xác không hồn dở đứng dở ngồi ở một tư thế rất chân lâng, chới với trong một giây, rồi ngã đánh roàng xuống mặt chõng. Người đàn bà đổ xuống ngất xỉu. Lão Quềnh thì nằm vật ra không động cựa.
Đêm vẫn lặng phắc như tờ.
Chênh chếch trên trời khuya, mảnh trăng khuyết hao gầy vàng úa bơi trong sương mù se sẽ nhát một, tiếng cú rúc thăm dò trên vòm cây trám tối đen phía sau nhà uỷ ban. Có phải sứ giả của tử thần đã đánh hơi thấy có mùi khang khác?
Một lúc lâu sau.
Người đàn bà hôm lồm bò dậy, rên rẩm:
– Ối giời cao đất dày ơi? Làm phúc cho con tôi được sống khôn thác thiêng. Khổ thân tôi, khổ con tôi!
Vừa nói, chị vừa lê tới chiếc chõng, lập cập ôm lấy thi thể đứa con lạnh ngắt. Đầu đứa bé ngất ra ngoài. Mái tóc râu ngô lơ phơ rã rượi. Chị đắp mảnh vỏ chăn nhàu nát lên người con, rồi run rẩy nằm xuống bên cạnh, vừa khóc vừa nói liên chi hồ điệp, đến chính chị cũng không biết mình nó gì.
Lão Quềnh đã hoàn hồn, nhưng mồ hôi lạnh vẫn ri ra ở sống lưng. Lão nằm trên tấm cánh dại, mắt mở trong bóng tối nhìn lom lom sang chiếc chõng. Trong bộ óc luôn luôn có màn sương bao phủ của lão chợt lờ mờ nhớ lại cũng đã có một người đàn bà đến ở với lão, và lão đã trở thành người sai kẻ khiến ngay trong nhà của mình. Đến bây giờ cả làng lão!
Ấy là ngày còn ở cạnh vợ chồng Quàng trong xóm kia. Một hôm vợ Quàng đi chợ trên phố huyện về có dắt theo một cô bụng chửa vượt mặt, vợ Quàng nói là đưa cô ấy về để làm bạn với bác Quềnh nhà em! Không biết nghe bà em dâu nỉ non thế nào, mà Quềnh cứ cười hề hề nói tô tô Tớ tậu bò mà được cả bê! Rồi Quềnh lại đi làm thuê hùng hục để nuôi cô vợ hờ suốt ngày ăn xong lại nằm ôm cái bụng chình ình như nhện ôm trứng.
Rồi chị ta đẻ. Rồi chị ta lẻn di biệt sau khi ở cử được hơn một tháng. Đêm ấy thấy đứa trẻ khóc thét lên, lão Quềnh đang ngáy pho pho ở góc bên này thức giấc, gọi sang mẹ thằng cu vẫn ngủ à? Không thấy tiếng trả lời mà thằng cu vẫn khóc ngằn ngặt. Lão Quềnh dậy châm đèn. Thì thấy mẹ thằng cu với bọc quần áo đã biến mất tăm rồi. Thằng bé đó sau cho gia đình không có con trai, và chuyện lão Quềnh lấy vợ thành một giai thoại.
Đi làm ở đâu, Quềnh cũng bị cánh đàn ông xúm vào tra hỏi: Đã biết mùi chưa? Mùi với mẽ gì! Đêm lão còn phải đi đổ cả nước giải cho nó, vậy mà không được mó đến người đó. Kể cả buổi tối nó tắm ở trong nhà. Cứ đến tối là cái gì nó cũng làm ở trong nhà! Nó bảo ra ngoài sợ gió máy, nhưng kỳ thực cô ả lười chầy thây. Lão Quềnh phải xách nước vào cho ả tắm. Người ả trần như con ếch lột. Dọc người ả đến là nhiều chỗ tôi lõm! Lão Quềnh vừa mon men như con gấu đến gần con chuột bạch, thì ả liền khoăm mặt lại, gắt: Xê ra đằng kia! Thế là lão lại chui về ổ nằm. Còn bây giờ, với mẹ con nhà chị này, một sống một chết một người một ma, rõ khiếp! Lão phải làm gì đây? Lần đầu tiên lão Quềnh phải tính xa tính gần, nghĩ tới nghĩ lui. Đang lơ mơ thức ngủ, thì bỗng có tiếng gọi váng lên ngoài ngã ba:
– Bác Quềnh đã dậy chưa đới? Hôm nay đến giúp em nhá.
Quềnh vùng ngay dậy. Thế mà đã sáng bạch. Lão lịch bịch chạy ra, nói dòng dả…
– Chu ích đấy hả? Lại đào đá ong hừ? Được rồi, về đi tớ đến ngay.
Người gọi làm thuê đi rồi, lão Quềnh quay lại. Người đàn bà thôi không nói lâm bầm một mình nữa. Chị ta nằm nghiêng, thở nặng nhọc. Một bên gò má nhô lên, trông gần như nhọn. Cạnh đấy một nốt ruồi to như hạt đậu đen làm cho tối cả khuôn mặt gầy. Hai bàn chân đen đùa co lên chõng. Bộ quần áo trên người còn lành lặn, nhưng nhàu nhỏ. Bên cạnh, cái bọc chăn kín mít nằm thẳng cứng.
Lão Quềnh chờn chợn, sẽ sàng rút cái khăn tổ ong vắt trên sợi dây cùng với mấy bộ quần áo bộ đội, cái thì tàu tàu, cái đã rách. Tất cả thấm mồ hôi muối của lão cứng như mo nang. Lão rửa mặt khan, rồi xách chiếc mai, dụng cụ kiếm cơm của lão, đang định đi, thì người đàn bà nhổm dậy, giọng tỉnh như sáo…
– Ông đi ngay à? Nấu cơm ăn đã, tôi có gạo.
– Thôi, nhà chị cứ ở đây nấu mà ăn. Bếp đấy, nồi đấy. Tôi đi làm rồi ăn ở bên này.
– Cơ mà nước nôi ở đâu? Cái vại nhà ông có mà rắn ráo nó đẻ trong ấy!
Nhìn lão Quanh nghệt mặt ra, biết là nói khôn mồm thế thì lão không hiểu, thế là người đàn bà ngồi bật dậy, đã như muốn nỗi đoá lên:
– Rằng là cái vại nước nhà ông cạn nhăn răng ra từ tám hoánh kia rồi! Ông đi xách về đây cho tôi một thùng!
Lão Quềnh nhếch cặp môi dày ra như cười, miệng khẽ à một tiếng, rồi quay vào xó nhà xách chiếc thùng cùng cục chạy sang giếng nước nhà uỷ ban. Lão vẫn ăn nước bên ấy. Khi lão xách thùng nước về, thì người đàn bà đang ngồi trên chõng rũ tóc chải bằng chiếc lược gỗ trông như lược cổ. Cả mặt cả người chị ta chìm trong mớ tóc khô cứng vì lâu không gội, nhưng rất dài, rất dày, buông lù xù bốn xung quanh, nhìn cứ như bụi cây kỳ dị. Chị vẫn cắm cúi chải tóc soạn soạt, nói với lão Quềnh bằng cái giọng chùng hẳn lại:
– Ông chờ tôi nấu cơm cho mà ăn, từ hôm qua tới giờ tôi cũng chưa có hạt nào trong bụng.
Ấy là tâm trạng của người luôn luôn bị hạch sách, sai phái, đến khi chính chị bỗng dưng được sai phái thì lòng chợt mềm lại. Nhưng lão Quềnh vẫn một hai trả lời:
– Thôi chả cần, tớ đi đây. Bên ấy người ta đang chờ cơm đấy.
Rồi lão vác mai bình bịch bước đi, mặc những gì diễn ra ở nhà lão. Khi người đàn bà rẽ tóc ra nhìn, thì chỉ thấy thấp thoáng bên bụi hóp một mảng lưng áo trăng khô mồ hôi muối, vài cái áo quần bộ đội đã rộng đã dài, mà khoác vào người lão vẫn cũn cỡn. Tới lúc người đàn bà rửa chiếc xoong cụt tay để nấu cơm, mới thấy mọi đồ đạc của lão đều nhẵn như chùi, đến bói một hạt thóc cắn chắt cũng không ra. Chị đong hẳn hai bơ gạo trong cái tay nải cho vào nồi cơm vo. Rồi chị để lại quá nửa xoong cơm trên ba hòn đá chụm làm kiềng. Đó là một lời cảm ơn của người khốn khổ dành cho một người khốn khổ.
Nhưng lão Quềnh đã không sống được đến chiều mà về nhìn thấy phần cơm của người đàn bà xa lạ dành cho mình. Có ai ngờ một sức vóc như thế, một người vô hại như thế mà bị lưỡi hái của tử thần xén ngọt như đùa! Ở hiền mà chẳng gặp lành là thế đấy ai ơi!

To top
Đóng QC