Phần 26
Đạp chiếc xe về mà tay cứ dụi dụi cho đã cái mắt… Thôi cũng muộn, nên sang ngoại luôn. Sang thì thấy các bác và dì với mẹ đang nấu ăn, nó dựng cái xe đi vào trong nhà…
– Cháu chào bà, chào các bác…
Bà ngoại nó vẫn vậy, già nhưng dáng người khỏe khoắn, ở nhà bà cũng không phải làm gì nhiều nên hay đi quanh xóm nói chuyện với các bà khác… Bà nhỏ người lắm, mẹ giống bà, và nó giống mẹ.
– A.. Thằng M, mẹ cha mày vào đây.
Nó đến gần bà ngồi xuống, bà cứ hỏi han.
– Sao mày gầy thế này, trên đấy khổ lắm à cháu?
– Dạ không ạ…
Hết bà rồi lại đến các bác hỏi han.. Ông ngoại nó thì mất rồi, mất từ thời nó chưa sinh ra cơ, nên nó chưa bao giờ được thấy ông, ngoài tấm hình trên bàn thờ nhà ngoại.
Anh và bố nó cũng đang ở đây.. Anh nó cũng giống bố, không tỏ vẻ gì nhiều, nhưng nó biết anh cũng vui vì nó về.. Ở nhà thì nó thân với anh nhất mà.
Sang ăn uống rồi nói chuyện với mọi người thôi, không có gì đặc biệt ngoài việc được các bác cho tiền haizz, từ chối không được.. Đành lấy vậy hehe…
Lúc về… Nó biếu bà ngoại tiền.
– Bà ơi, cháu biếu bà 2 trăm bà ăn quà.
– Thằng này biếu gì, để mà ăn.. Các bác cho thì phải giữ chứ.
– Dạ không, tiền cháu kiếm được mà không phải tiền các bác cho đâu.
– Mày kiếm kiểu gì?
– Dạ cháu đi giúp việc ngoài quán nước.
Bà rưng rưng…
– Khổ quá, vừa đi học vừa đi làm, người thì còn nhom thế này.. Thôi bà cầm hộ, sau này lấy vợ bà trả cho nhé.
– Vâng.
Nhà nó thì về trước rồi, còn mình nó với chiếc xe đạp trên con đường đất cùng không khí tươi mát đồng cỏ của làng quê. Yên bình thật, tiếng dế cứ rả rích, rồi đom đóm cứ bay loanh quanh các bụi cỏ.. Ngày xưa thì lúc nào nó chả đi bắt mấy con này về chơi cùng ông anh.. trẻ con vô lo vô nghĩ, ấy vậy mà giờ đã là sinh viên biết kiếm tiền rồi.. Thời gian đúng là không đợi một ai, nó đi qua bỏ quên biết bao nhiêu kí ức đẹp…
Về nhà nó tắm giặt rồi đi ngủ, vào cái buồng của riêng nó mà nhớ… Cái bàn học con con bố tự đóng không có đèn học, ánh sáng là từ cái đèn buồng… Thế mà bao nhiêu năm nhìn sách với cái ánh đèn mù mờ thế nó không bị sao ở mắt.. May mắn thật, không lại mất tiền đi cắt kính…
Buồng của nó mọi thứ đều sạch sẽ và nguyên vẹn vì mẹ hay dọn, nó biết vậy vì trước giờ vẫn thế, những bức tranh nó vẽ thời cấp ba được nó dính trên tường vẫn còn. Nó vẽ không đẹp nhưng được cái giống thật và có hồn, anh nó và thằng Long bảo vậy… Thường thì nó vẽ chân dung, nhìn người hoặc ảnh để vẽ, và chỉ vẽ những ai nó quý.. Bố, mẹ, ông, bà, anh, thằng Long… Chị. Bức tranh của chị nó còn tự thêm một cái cặp hình giọt nước trên mái tóc để tượng trưng cho tên chị, là Thủy.. Tất nhiên là chỉ vẽ bằng chì, không màu mè được.. Nhưng riêng giọt nước đó nó để màu xanh như sự trong sáng hồn nhiên của chị vậy.. Rồi nó lại khóc, không thể phủ nhận rằng nó quá yếu đuối.. Chán thật.. Nhớ chị quá.. Mong chị ở trên đó, luôn dõi theo nó.
Nằm trên chiếc giường con con thân quen để ngủ.. Nó cũng không thèm quạt, thời tiết tháng mười thì cần gì, mát mẻ và sảng khoái lắm.. Khéo tháng nữa lại rét cũng nên.. Thời tiết miền bắc nó dở hơi như thế đấy.. Hôm nay nắng mai gió mùa về có thể rét luôn…
Mà cũng quên mất, từ chiều cũng không sang bên nội, căn bản vì không có thời gian… Thôi thì để mai vậy giờ ngủ đã.
… Bạn đang đọc truyện Mãi mãi yêu em – Quyển 1 tại nguồn: htpss://gaigoi.city
Sáng hôm sau, đang ngủ thì ông anh gọi, mặt cau có.
– Thằng kia dậy mau đi ăn sáng…
– Ơ.. – Nó còn ngu một lúc…
– Mẹ, mày đi học trên ấy cũng như thế này à?
– Dạ không, mấy giờ rồi anh?
– Tám giờ rồi.. Đi ăn sáng, tao đói quá.
– Sao anh không ăn trước đi.. Mà bố mẹ đâu?
– Bố mẹ ăn xong đi làm rồi, mẹ bảo tao đợi mày…
– Dạ đợi em tý…
Vào vệ sinh cá nhân xong xuôi cho tỉnh ngủ, hôm qua khóc quá giờ đau hết cả mắt…
– Giờ ăn gì anh?
– Tính ăn cơm nguội mà bố mẹ ăn hết rồi, thôi ra quán bác Thể làm bát bún.
– Vâng.
Ra đến quán thì bác cứ hỏi, vì cũng là khách quen của bác rồi.. Trước kia cứ 1 nghìn một bát.. Bún với canh không là ngon.
– Mày đi đâu mà sao dạo này không tới quán bác nữa thế?
– Dạ cháu học trên Hà Nội bác ạ.
– Học đại học hả?
– Vâng.
– Cố gắng mà học để về nuôi bố mẹ mày.
– Vâng..
– Lấy cháu hai bát riêu mười nghìn bác ơi… !! – Ông anh nó kêu to.
Bố ông, làm như chết đói không bằng…
– Rồi rồi đây, cha bố mày hỏi han tý cũng không được..
– Hehe, hỏi nó chứ có hỏi cháu đâu bác.
Nhìn cái tư thế bốc bún, chần rồi bỏ cái, gạch cua, đậu… Sao mà quen thế không biết.. Vị của bát bún riêu ở quê hương luôn vậy, canh mặn nhưng luôn mang một hương vị quen thuộc, chua chua của riêu, bùi bùi của gạch… Món đó nó ăn không biết chán.. Đi rồi mới biết quý báu cái món ăn nơi quê nhà.. Ngon lắm.
Xong hai bát bún thì nó về, còn ông anh thì đi làm luôn… Về quét dọn, cho con milu ăn.. Ăn đi con chó, sau này tao thịt mày mới ngon.. Nhìn con milu vẫy đuôi, mà thè lưỡi liếm liếm nó… lại nghĩ, tao đùa đấy.
Nhà cửa xong đâu vào đấy thì nó ngồi nghỉ mệt, ngắm thành quả của mình… Nhà giờ cũng đầy đủ hơn trước nhiều rồi, tốt quá, nó cũng chỉ mong có vậy thôi… Nhân đợt này về lắp cho bố mẹ cái điện thoại bàn để tiện liên lạc.. Vì nó cũng có điện thoại rồi…
Trưa chờ bố mẹ về ăn cơm, bàn với bố mẹ thì hai người cũng đồng ý… Hỏi nó lấy điện thoại đâu ra thì nó bảo anh Cương cho, bố mẹ cũng không nói gì nữa…
Chiều ngủ dậy về nhà nội…
Bà nội và ông nội là hai người nó kính mến nhất trong nhà.. Vì bố nó là út, nhà nghèo nhất nữa, nên nó được ông bà quý lắm.. Bà đi lễ đâu cũng có quà cũng cho nó đầu tiên, rồi ngày bé đi đường mưa lội bà bế nó đi qua… Bà nội sống tình cảm hơn ông nội, ông hơi khó tính, hai ông bà nhất quyết ở cùng nhau không cho đứa con nào nuôi… Ông cũng quý nó vì nó dễ sai bảo, hôm nào đánh chắn ông cũng cho nó tiền dù thắng hay thua.. Có thể nói nó là đứa cháu gần ông bà nội nhất… Bước vào thềm cửa, thấy ông nằm một bên, bà nằm một bên giường, vì nhà ông bà có hai chiếc riêng đối nhau, ngăn cách bởi chiếc bàn thờ… Nhìn ông bà mà nó thương không tả hết.. Ông bà giờ cũng già rồi nên hay nằm nghỉ, ông thì còn khoẻ chứ bà thì nằm suốt.. Nó ghé giường bà trước.. Bà thấy nó thì nói khẽ khẽ…
– Mẹ cha mày.. Đi suốt hôm ý không về thăm bà lần nào…
– Thì bây giờ cháu ở đây rồi còn gì? Bà mệt ạ?
– Ừ, nó trở trời.. Nên mệt quá, mày pha bà cốc nước cam, người ta biếu ở trong tủ ấy.
– Vâng.. – Pha luôn cho ông một cốc để đó, qua đỡ bà dậy uống xong rồi qua bên ông..
Thấy nó ông nở nụ cười móm mém mà nắn tay nó…
– Thằng này, sao mày gầy thế hả cháu.. – Bàn tay với làn da nhăn nheo của ông.. Cầm tay nó.. Nó mời ông uống cốc nước cam.. ông bảo..
– Mai dỗ cụ, bảo bố mẹ mày sang mà làm nhé, ông bà thế này không làm được.. – Nó cũng quên khuấy mất đã tháng mười, hàng năm những ngày này, nó thường háo hức, vì sẽ được họp mặt, rồi ăn cỗ, quan trọng hơn là trong đó nó sẽ được ăn thịt.
– Vâng.
Ngồi nói chuyện với ông bà một lúc thì nó đến nhà các bác, chào hỏi gia đình, vui nhất là nó được gặp mấy ông anh cùng các cháu của nó, đông lắm.. Có đứa chỉ mới một tuổi, có đứa lại lớp mười rồi.
– A chú M về, chúng mày ơi, thằng Tú đi gọi chúng nó về đây. ! – Thằng Hoàng thằng con của ông anh lớn nhất gào lên.. thằng này này cũng là thằng to xác nhất.. Có thể nó không có bạn, nhưng với gia đình của nó thì chưa bao giờ nó thiếu người chơi cùng những đứa cháu nghịch như quỷ.. Bọn này quý nó nhất vì nó gần tuổi và hay bày trò chơi để mấy đứa đều cùng chơi được.
Sau tiếng gọi, y như rằng.. Một lũ trẻ con lúc nhúc đến.. Gào vang nhà bác cả ra…
– A chú M chú M.. !
– Chú đi đâu mà mãi mới về với chúng cháu thế.. !
– Chú ơi ra đồng thả diều đi chú.. – Thằng ngu này, tháng mười đi ra đồng thả diều để sun người à.
– Thôi, mấy đứa chơi với nhau đi.. Để lần mai, giờ muộn chú phải về.
– Eo, chán chết.. Chú M lớn, đầu to không chơi kìa anh em..
– Thằng nào nói thế, muộn tao phải về đấy chứ, mai rồi chơi.. Mà mai sang cụ làm cỗ giỗ nhé.. Bảo bố mẹ với ông bà chúng mày thế.
– Vâng.. Thích quá có cỗ chúng mày ạ… Hêhê.. Thôi bọn cháu về đây..
– Ừ…
Hôm sau ăn cỗ thì lại gặp các bác hỏi han.. Cũng không có gì đặc biệt nhiều.
Hết tuần nó lại bắt xe lên Hà Nội.. Nó mua thêm một bọc bánh giầy cả mặn với ngọt, đặc sản quê nó, cho bà cô háu ăn trên kia.
Xuống xe lại bắt xe ôm về phòng… Vì quá say xe, thành ra mệt.. Đến phòng nó ngủ luôn chả thèm ăn uống gì cả.. Chiều sang quán làm vậy, nghỉ đã rồi còn gì nữa.