Hồi ký – Cuộc sống trong tù – Phần 16

Phần 16
Khoảng 16h…
– Tất cả cởi hết quần áo, chỉ mặc quần đùi và bước ra khỏi buồng.
Tôi lẩm bẩm, thôi chết mẹ rồi, sao lại “đập buồng” vào cái giờ này cơ chứ, tôi lo lắng… thậm chí cảm thấy hơi chột dạ… (vụ này tôi không chắc, nhưng có đến 70% cũng lại là do “rích”)
Bọn tôi, 8 thằng lần lượt cởi quần áo và bước ra ngoài. Có hai tay CA bước vào và bắt đầu “khám”.
5 phút nặng nề…
– Những cái này của thằng nào?
Mặt tôi biến sắc, xong, nó “túm” được thư của tôi mất rồi…
– Dạ, của cháu.
– Tất cả vào buồng, thằng này ra đây.
Tôi bị gọi ra ngoài buồng quản giáo. Lúc này tay đội trưởng đi vào. Hắn cầm thư của tôi lên và đọc, tôi thấy mặt hắn dần chuyển sang tức giận.
Cay là cay ở chỗ, tay đội trưởng này và tay “chức sắc” tôi “nhờ vả” lại ở hai phe cánh khác nhau, chúng như “mặt trăng với mặt trời” vậy. Trong thư gửi gia đình thì tôi lại đếch “đề cao” hắn (mẹ kiếp, “trâu bò đánh nhau mà… hổ, báo… chết” mới đau chứ.)
Hắn hét lên như một con chó dại
– Cầm cái dùi cui dài ra đây.
(Ở quận có hai loại dùi cui, một loại ngắn và một loại dài, loại dài đánh “đã” lắm, đó chính là “cặc ngựa” đấy…)
Một thằng trung uý khá trẻ tên P… cầm “cặc ngựa” vào
– Mày đập cho thằng này một trận cho tao, Đụ mẹ, láo quá. – tay đội trưởng ra lệnh
Thằng trung uý tên P… bắt tôi nằm xuống đất. Tôi mắm môi chờ đơi. Cũng đếch dám xin vì lờ mờ nhận ra “vấn đề”…
Bụp
Ẹc, tôi oằn mông sau cú “thẳng cánh cò bay” của thằng chó con. Mẹ, cái mông đít của mình nó quen ngồi ghế êm, nó éo quen thế này đâu… hít hít…
Bụp… bụp… Hai phát liên tiếp nữa. Tôi oằn người. Đau…
Một tay quản giáo ra “khuyên can” tay đội trưởng, nhưng nó mặc, nó chỉ cho dừng lại khi tôi đã bị “phang” đến phát thứ 9.
Tôi cay lắm mà không làm gì được. Nhưng cũng may là cái bọn ở quận… éo biết “tra khớp” nên nó cũng đỡ, nó chỉ đánh vào mông thôi, mà mông là chỗ… thịt dày nhất. Tuy nhiên, nói là để an ủi mình thế thôi, chứ cái mông của tôi sau đó chả khác mẹ nào cái mâm xôi gấc cả.
Buối tối, có mấy người (là công an) xuống cho thuốc lá và an ủi tôi. Đó là một trong số những người muốn bênh tôi mà chẳng làm gì được.
Sau này tôi biết tay đội trưởng đã bị trưởng quận chửi cho một trận vì cái “tội” đánh tôi (có lẽ cũng là một cách dằn mặt thì phải?).
Nỗi đau tinh thần đang quá lớn, giờ công thêm nỗi đau về thể xác làm tôi chán. Cả đêm tôi không thể chợp mắt, cái mông đau đếch “hạ” xuống được, cứ phải nằm nghiêng. Nghĩ mà ức. Tôi không khóc nhưng nước mắt tự nhiên chảy dài trên má…
Tôi cứ miên man, cũng nghĩ nhiều đến cái thời gian ở quận này. Nhưng nếu xét theo khía cạnh tinh thần, thì lúc bắt đầu lên Hoả Lò mới là lúc mà sự khổ sở dày vò tôi một cách kinh khủng nhất, lúc đó luôn là những cảm giác lo âu, giật mình, là những triền miên ăn không ngon, ngủ không yên. Ngày nào tôi cũng chờ đợi, chỉ mong ngóng và hy vọng có người đến đọc tên và mở cửa cho tôi về. Chính anh T… thụ lý vụ của tôi nói rằng hiện hai gia đình đang thương lượng, nếu thoả thuận được thì vụ việc của tôi sẽ không khởi tố. Tôi níu kéo lấy những niềm tin từ đó để mà mong, để mà chờ, để mà thấp thỏm.
Thời gian trong tù thì dài đằng đẵng. Mỗi ngày chôn mình trong cái hố sâu tăm tối này là mỗi ngày tôi gồng mình để mà sống. Đôi lúc tôi bất mãn đến cùng cực.
Nhớ lại khi ở quận, những hình ảnh “ấn tượng” ngày đầu vẫn khiến tôi cảm thấy rùng mình. Ở quận nó “khét” theo cái kiểu ở quận. Có những thứ khi “va” rồi thì mới hiểu, khi “thấy” rồi thì mới tin.
Trước đây khi còn ở ngoài xã hội, tôi hiểu rằng cứ thằng nào phạm tội khi vào đến công an là kiểu gì cũng bị công an đánh, dù vụ việc xảy ra là gì đi chăng nữa thì tôi vẫn tin như thế. Nhưng “đến trực tiếp” với công an như tôi thì “kiến thức” trước đây của tôi đã được “bổ xung” thêm rất nhiều, cứ hiểu nôm na như là chơi game ấy, đang ở cấp độ 1 nó vọt một phát lên cấp độ 5 luôn.
Ngoài cái vụ bị ăn “cặc ngựa” của tôi ra thì tôi nhớ nhất một vụ khác, dù vụ này nó chẳng liên quan đến tôi, nhưng tôi thấy thật là kinh khủng, từ cái vụ việc này mà tôi vô cùng mất thiện cảm với lực lượng công an (dù rằng tôi có rất nhiều người thân và bạn bè làm trong ngành này).
Ở quận, cứ mỗi lần có thằng nào trong buồng đi lấy cung là anh em đều “hồi hộp” và mong nó như “mong mẹ về chợ”, chỉ mong khi đi lấy cung về nó sẽ mang về vài điếu thuốc lá, thậm chí là cả một gói thuốc lào. Những trường hợp mà đã “bôi trơn” cho điều tra rồi thì nhìn chung là khá thoải mái, mỗi khi đi lấy cung có thể dễ dàng xin được thuốc lá hay thuốc lào để mang về buồng.
Kể cũng khôi hài, mỗi lần đi cung về thế này, bao giờ can phạm cũng phải qua một “cửa” khám người, do những đứa làm “tự giác” khám. Đa phần thì “tự giác” nó sờ thấy được hết, nhưng nó sẽ bơ đi cho, chỉ có điều sau đó phải “lại quả” cho nó một phần. Hồi tôi làm “tự giác” ở quận cũng thế, nhưng tôi không “đòi hỏi” chuyện “lại quả” bởi lúc đó tôi cũng chẳng thiếu thốn gì mấy thứ đó. Đấy, mẹ kiếp, đến cả cái thằng “tự giác” mà nó còn ăn “hối lộ” thì nói gì đến bọn quản giáo. Thằng nào lỡ vào đây rồi thì phải xác định thôi (“chết” là nó “thịt”, “chết” là nó “thịt”).
Buổi sáng, thằng Q… tội trộm cắp tài sản bị gọi đi lấy cung, nó mới vào đây hai ngày nay, mấy thằng trong buồng nhao nhao:
– Đi nhớ mang “quà” về nhé, không có “quà” thì đừng vào buồng nữa
Thằng Q… là một trong số 6 thằng nằm trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh mới bị công an quận triệt phá. Cả 6 thằng đều là không trình độ gì cả và đều là người quê Thanh Hoá. Khi nó vừa đi khuất tôi quay lại nói với anh em ngay:
– Các ông “ngóng” gì nó, đến quần áo còn không có mà mặc kia kìa.
Thằng V…, thằng lớn tuổi nhất trong buồng lúc bấy giờ thì tặc lưỡi
– Loại này vào đây rồi đến khổ thôi.
3 tiếng đồng hồ trôi qua, thằng Q… được đưa trở lại buồng. Tay điều tra trẻ măng trước khi quay ra còn “an ủi”:
– Trưa nay cố mà ăn nhiều nghe chưa. Lấy sức khoẻ để chiều nay “làm việc” tiếp.
Thằng Q… mặt tái dại, nó nằm vật ra nền nhà, khuôn mặt còn lộ rõ vẻ đau đớn, sợ hãi. Câu chuyện nó kể sau đó chẳng khác nào một bộ phim hành động mà tôi đã từng xem trên kênh HBO về sự “phũ phàng” mà bọn “cớm” đối xử với tù nhân.
Nó bị dẫn đưa vào một cái phòng kín trên tầng 2, đây là khu lấy cung “đặc biệt” dành cho các loại “án mờ”, tức là án còn cần phải có sự điều tra mở rộng để tìm ra tình tiết mới, là nơi để “bắt” bọn tội phạm phải khai hết những gì chúng biết, thậm chí là phải khai và nhận hết cả những điều chúng… không làm. (Có lẽ ở trụ sở công an nơi nào cũng có một nơi “bí hiểm” như nơi này thì phải?)
Vừa vào phòng, lập tức nó bị còng tay lên cửa sắt, tư thế bị còng của nó cực kỳ khó chịu, tay nó bị treo lên cao khiến cho chân nó chỉ đứng được bằng mười đầu ngón dưới đất, nếu nó cố vít xuống, hai cổ tay nó sẽ bị chiếc còng số 8 xiết lại vô cùng đau đớn. Trong phòng lúc này là hai tay điều tra còn khá trẻ, một trung uý và một thượng uý (thường thì các vụ “án mờ” hay được giao cho những thằng trẻ thế này, bởi chúng “dám” đánh người không ghê tay). Có thể nói một cách dễ hiểu thế này, bọn điều tra “án mờ” bao giờ cũng dùng phương châm “độc trị độc”, mấy thằng tội phạm lưu manh thì bọn này nó còn lưu manh gấp bội.
Hai thằng điều tra, một thằng đứng, một thằng ngồi. Trên mặt bàn để sẵn một bộ “đồ chơi”, bao gồm dùi cui điện, kẹp sắt (giống như kẹp dùng để kẹp hạt lạc ấy, nhưng nó dài hơn), một mớ dây dù có các nút thắt kỳ lạ… Sau câu hỏi đầu tiên về lý lịch, tay điều tra đang đứng dùng hết sức mạnh bình sinh đấm một quả vào giữa bụng nó, nó hự lên một tiếng, cổ họng nghẹn lại, nó không thở được vì cú đấm vừa rồi nhằm giữa ức nó (chấn thuỷ).
– Cho mày nếm thử một tí cảm giác mạnh. Khôn hồn thì khai hết ra, đừng để bọn tao phải mạnh tay – thằng trung uý trẻ đang ngồi giờ lên tiếng.
– Cháu… cháu… áu… khai hết lúc mới bị bắt rồi… Cháu chỉ lấy một cái xe Viva thôi…
Câu nói còn chưa dứt, nó nhận tiếp một cú đá ngang người. Mỗi câu hỏi sau đó luôn được kèm bởi những cú đánh chí tử (mà cái bọn “có võ” này nó đánh người cũng giỏi thật, rất ít khi để lại dấu vết bên ngoài, có nhiều thằng khi được thả về, chưa kịp “ăn bữa cơm thân mật” nào với gia đình đã phát bệnh từ nội tạng ra mà chết).
Nó chỉ được trả lời là “có” hay “không” thôi. Đại loại cái kiểu câu hỏi như: Cái xe dream, cái ti vi, cái máy bơm… ở khu A, B, C mày có lấy không? Hay mày có biết thằng nào lấy không? Cứ mỗi cái lắc đầu lại tương ứng với một cú “séc vít” kinh hồn, hết đấm đá, bọn điều tra chuyển sang dùng dùi cui điện, nó bị dí từ ngón chân trở lên, mỗi phát rúm người vì bị dí điện nó bị cái còng số 8 vít thắt vào tay đau đớn, đến phát dí cuối cùng, nó bị “chơi” thẳng vào giữa chym, nó gào lên một tiếng rồi ngất lịm.
Nó mở mắt ra và thấy mình đã được “hạ” xuống đất (không biết là bọn này có “võ” gì mà khiến nó tỉnh lại nhanh thế?), tay nó bây giờ bị xích quặt ra phía sau. Bọn điều tra mang ra “món” mới, một thằng dùng cuộn dây ngáng ngang mồm nó (chắc là để khi đau nó đỡ kêu và cắn vào lưỡi?), một thằng mang kẹp sắt ra kẹp vào mười đầu ngón chân nó. Mỗi một câu : “Mày có khai không?” nó lại thấy cái kẹp ép vào ngón chân nó một tí, theo như nó tả, kẹp như thế… không đau, nhưng mà… buốt lắm. Cuối cùng thì nó cũng “lòi” luôn ra hai cái xe máy nữa và một cái TV. Ác thật, bọn điều tra này nó đánh cho “lòi” cả tội ra, nó rên rỉ: Em có lấy nhiều thế đâu, nhưng không nhận thì nó còn đánh em chết.
Thằng lớn tuổi nhất buồng chửi:
– Đụ mẹ mày ngu lắm. Đã chịu đau rồi thì cố mà chịu, mày đã khai thêm một rồi thì nó sẽ bắt mày khai ra thêm 10. Nói cho mày biết, riêng cái tôi ăn cắp, cướp giật thì có bao nhiêu vụ trên địa bàn này nó sẽ bắt mày nhận hết, kể cả mày đéo “làm”.
Thì ra là thế. Cái bọn điều tra “án mờ” này muốn có “thành tích” hoá ra chỉ có cách là bắt tội phạm nhận hết thế này đây.
Theo tôi được biết thì công an có “chỉ tiêu” bắt tội phạm hẳn hoi, đại loại mỗi tháng phải bắt được bao nhiêu vụ, chưa bắt đủ thì phải tìm cho bằng đủ, còn nếu đủ rồi thì “chơi”. Bọn nó thích soi, thích đập thằng nào (dạng kinh doanh có điều kiện như karaoke, gội đầu thư giãn hay mại dâm, ma tuý…) thì chúng nó đập, và thích tha cho thằng nào thì chúng nó tha (quan trọng là tha với “điều kiện” như thế nào thôi)
Tôi thở dài quay sang thằng Q…
– Thôi, mày thay quần ra đi, đái mẹ mày cả ra quần rồi kia kìa…
Tôi “điện” sang buồng bên cạnh
– Còn “rơm” không ông ơi, cho tôi xin một “đồi”?
– Còn, ông chờ tôi một tí.
– Ừ, mẹ nó, mấy hôm nay “khét” quá, bên tôi đã mua được đéo đâu. Còn “nghé” đấy, ông có “chăn” không tôi gửi cho một “con”? (tù gọi chè là “nghé”).
– OK, cho tôi xin một “con”.
Ở Hoả Lò, đôi khi giữa các buồng cũng sống với nhau rất tình nghĩa như thế, quan trong nhất là do quan hệ của những người đứng đầu trong buồng. Nếu tốt, đôi khi có thể chia sẻ cả thức ăn cho nhau.
Ở đây, mỗi can phạm được tiêu chuẩn nhận quà tắc tế 1 lần mỗi tuần, chia thứ tự ngày theo khu vực, ví dụ khu vực Thanh Xuân, Đống Đa thì được nhận quà vào thứ 3 chẳng hạn… Và khi đi gửi quà nhất thiết phải mang theo sổ do trại cấp.
Quà ở đây là những thứ do trại “kinh doanh”, gia đình chỉ được gửi những thứ mua tại đây, trừ quần áo, khăn mặt. Những thứ “truyền thống” do trại bán cho tù gồm: bánh chưng (loại nhỏ), bánh mì, bánh quy, lương khô, sữa túi, thịt kho, rau muống xào… Mỗi buồng trung bình một ngày nhận được 5 – 6 túi quà. Chủ yếu quà ở đây được gửi từ những gia đình có quan tâm (từ “xe” trở lên), còn lại thì hầu như không có.
Theo như lời của bố tôi thì việc đi gửi quà cũng công phu lắm, mà nhiều khi còn ức chế kinh khủng nữa, bọn quản giáo phụ trách quà nó cũng chẳng coi người nhà can phạm ra cái gì, có luôn mồm cáu gắt, quát mắng, thậm chí là văng bậy với người nhà can phạm.
Quy trình gửi quà của bố tôi như sau, sáng 7 giờ bố tôi đến, xếp sổ và chờ đợi gửi phiếu đăng ký mua quà (có phiếu cho mình điền những thứ sẽ mua), chờ gọi tên và nộp tiền. Có lần bố tôi nán lại xem việc gửi quà ra sao, bố tôi thấy chúng nhặt những gói đồ có sẵn cho vào bao tải dứa (có ghi tên và số giam của can phạm), sau đó buộc túm lại và vứt thành đống trên xe bò, những thứ quà quăng quật ấy phải đến tận chiều mới vào được đến nơi, khối lần thịt thà thiu ủm không ăn nổi, mà các gói quà thì hầu như gòi nào cũng bị vỡ bét nhè (do quăng quật). Chưa hết đâu, những thứ gửi vào còn bị thay đổi, ăn bớt, hoặc đánh tráo nữa, kiểu như mua bánh kem xốp thì nó cho bánh quy gia công vào, mua 10 túi sữa thì nó chỉ đưa 8 túi, mua hai túi thịt đến tay tù thì chỉ còn một túi…
Không khí trong buồng giam hôm nay khác hẳn so với mọi khi, anh em nói chuyện râm ran, thỉnh thoảng lại ngước nhìn ra bầu trời bên ngoài, mỗi người một tâm trạng, tâm trạng của những người ông, người cha, người chồng, người con… đang hướng về những người thân yêu nhất của mình, trên khoé mắt mỗi người đều thường trực những miên man vô định, họ nói, họ cười, nhưng trái tim của họ không yên lặng.
Chỉ còn 3 giờ đồng hồ nữa sẽ là thời khắc giao thừa…
Tôi bải hoải, trĩu nặng, cảm giác nhớ, nhớ cồn cào, nhớ da diết… Tôi nhớ tới giờ khắc cả nhà bật sâm panh, nâng cốc để chào năm mới… Tôi nhớ những cái bắt tay, những cái phong bao lì xì cả nhà mừng tuổi lẫn nhau để lấy hên, tôi nhớ thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thời khắc ngồi ngắm những cánh hoa đào, ngắm những chiếc bánh chưng xanh, mơ ước một năm mới cả gia đình mạnh khoẻ, công việc làm ăn phát đạt, thuận lợi… Ôi, tôi đang ở đâu giữa cuộc đời thế này? Có ai hiểu những điều từ trong tâm can của tôi không? Có nỗi buồn xa vắng nào chông chênh và khắc khoải như nỗi buồn này của tôi không? Có nỗi buồn nào lớn hơn nỗi buồn đón Tết trong tù như thế này không???…
Không khí đón Tết trong tù chẳng khác nào không khí của một đám ma. Hôm nay tất cả được thức, được nói chuyện, được chờ đợi… Những hỡi ôi, cái sự chờ đợi của năm mới như thế này nó chả khác nào chờ đợi một nhát dao cứa vào da vào thịt, đau lắm…
– Chúng mày mở “đĩa” đi, xua tan cái không khí ảm đạm này đi, kể cho nhau nghe về Tết ở gia đình chúng mày đi? Mọi khi giờ này chúng mày làm gì? Đi chơi với người yêu? Đi chơi với bạn? Đi ăn? Đi hát? Hay làm gì?…
Im lặng. Chẳng ai trả lời câu hỏi của tôi. Tôi hiểu, nếu họ nói ra, nỗi buồn của họ sẽ nhân lên gấp bội.
Thằng Thăng xin phép được “mở đĩa”, nó xin được hát tặng cả buồng bài hát “Xuân này con không về”. Cả buồng hướng mắt về phía nó, sự chờ đợi hôm nay cũng thật khác, thật lạ, mỗi sự chờ đợi hôm nay đều tê tái…
Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
khi thấy mai đào nở vàng bên nương
Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về
nay én bay đầy trước ngõ
mà tin con vẫn xa ngàn xa…
… Bạn đang đọc truyện Hồi ký – Cuộc sống trong tù tại nguồn: https://gaigoi.city
Tiếng hát ngừng nghẹn trong cổ họng nó, nó suýt bật khóc. Có một vài khuôn mặt hốc hác, đờ đẫn, ngác ngơ… Tất cả đều cố kìm nén lòng mình lại…
Ôi nhớ xuân nào thuở trời yên vui
nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi
bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hồng
trông bánh chưng chờ trời sáng
đỏ hây hây những đôi má đào
Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm,
mái tranh nghèo không người sửa sang
Khu vườn thiếu hoa đào mừng xuân
Đàn trẻ thơ ngây chờ mong
anh trai sẽ đem về cho tà áo mới
ba ngày xuân đi khoe xóm giềng…
… Bạn đang đọc truyện Hồi ký – Cuộc sống trong tù tại nguồn: https://gaigoi.city
Tôi lặng người, những kỷ niệm cứ ùa về, tôi cắn chặt răng, những ngụm nước dù là rất to nhưng cũng không làm cho cổ họng tôi hết đắng, tôi buột miệng hát theo lời bài hát, chưa bao giờ cảm xúc được dồn nén và vỡ oà với một bài hát trong tôi như thế này…
Con biết bây giờ mẹ chờ em trông
nhưng nếu con về bạn bè thương mong
bao lứa trai cùng nằm đây – Hoả Lò
không lẽ riêng mình êm ấm
Mẹ ơi con xuân này vắng nhà
Mẹ thương con xin đợi ngày mai…
… Bạn đang đọc truyện Hồi ký – Cuộc sống trong tù tại nguồn: https://gaigoi.city
Thằng Thăng đã kết thúc bài hát, nhưng hôm nay chẳng có ai “vỗ tay”, cũng chẳng có ai thắc mắc về điều đó. Bánh chưng, mứt Tết, hoa quả và cả những cành hoa đào do tôi xé dán được bày ra… Không khí ảm đạm càng thêm ảm đạm. Cứ nửa tiếng bọn tôi cho “xe” chạy một lần, hôm nay anh em được “xoã” thuốc lào khá thoải mái.
Ngày Tết, cán bộ quản giáo cũng “tình cảm” hơn, “thoải mái” hơn với tù, bọn tôi được thoải mái hơn về giờ giấc, được hát khe khẽ ở trong buồng… Trại quan tâm đến tù bằng “tiêu chuẩn Tết” là một bát miến nấu với xu hào và “mều” chia cho tù mỗi ngày một lần (trong 3 ngày 30, mùng 1 và mùng 2 Tết), ngoài ra buồng còn được lĩnh tiêu chuẩn bánh chưng và mứt, tuy cũng chẳng phải là đồ ngon đồ xịn và cũng chẳng nhiều nhặn gì, thế nhưng như thế cũng là quý lắm rồi. Ngoài ra thì mỗi gia đình cũng được trại tạo điều kiện cho gửi nhiều đồ tắc tế hơn ngày bình thường một chút. Về vật chất thì coi như “tạm ổn” nhưng về tinh thần thì…
Mỗi tâm hồn con người nơi đây và lúc này như đang bị vò xé, nhàu nhĩ. Vẫn những con người mọi khi, vẫn cái ánh đèn vàng đục nhớp nhúa… Nhưng hôm nay trời lạnh. Lạnh lắm.
Sau khi cho anh em “xoã” thêm một lượt thuốc lào, tôi ngóng ra ngoài, tín hiệu “điện” từ “cột đồng hồ” báo về, chỉ còn 45 phút nữa là đến giờ “G”. Tôi quay vào buồng, thông báo chính thức về một “live show” chào năm mới. Tôi là người lĩnh xướng và hát đầu tiên. Tôi không nói được nhiều, tôi lặng lẽ cất tiếng hát, à không, đúng hơn là tôi lặng lẽ… rên rỉ…
Mẹ ơi hoa cúc hoa mai nở rồi
Giờ đây đời con đang còn lênh đênh
Đèo cao gió lộng ngày đêm bạt ngàn
… Bạn đang đọc truyện Hồi ký – Cuộc sống trong tù tại nguồn: https://gaigoi.city
Nhìn xuân về lòng buồn mênh mang
… Bạn đang đọc truyện Hồi ký – Cuộc sống trong tù tại nguồn: https://gaigoi.city
Giờ đây chắc Mẹ già tóc bạc nhiều
Sớm chiều vườn rau vườn cà
Mẹ biết nhờ cậy vào tay ai?
… Bạn đang đọc truyện Hồi ký – Cuộc sống trong tù tại nguồn: https://gaigoi.city
Tôi cố gắng để có thể hát trơn tru, nhưng tiếng hát của tôi cứ liên tục đứt quãng. Anh em dựa hết lưng vào tường, chẳng biết ở nhà tôi, ở nhà những anh em ở đây, mọi người trong gia đình đang thế nào? nhìn cảnh tượng tù thế này mà xót xa, thương cảm cho cuộc đời quá.
… Bạn đang đọc truyện Hồi ký – Cuộc sống trong tù tại nguồn: https://gaigoi.city
Đêm nay núi rừng gió nhẹ sang xuân
Thoáng mùi mai nở đâu đây
Nghe lòng lạc loài chơi vơi
… Bạn đang đọc truyện Hồi ký – Cuộc sống trong tù tại nguồn: https://gaigoi.city
Mẹ ơi con hứa con sẽ trở về
Dù cho, dù cho xuân đã đi qua
Dù cho én từng bầy bay về ngàn
Dẫu gì rồi con cũng về
Chỉ bên Mẹ là mùa xuân thôi…
Cứ như thế, hết bài hát này đến bài hát nọ, hết giai điệu này đến giai điệu kia. Ở buồng án này, cơ chế thiết lập cho tù cũng đã thoáng hơn bên buồng chung (giam cứu) rất nhiều, tư tưởng anh em thằng nào cũng đã xác định cả vì thằng nào cũng đã được đưa ra xét xử và có án. Bản án của toà án, bản án của lương tâm, bản án của chính cuộc đời… đã được tuyên.
Tôi chuyển vào buồng A sau khi đi xử về. Ra toà, nhận mức án 5 năm phang vào mặt, tôi suy sụp hoàn toàn, tôi đón nhận một cú “đánh” kinh hoàng, thì ra cô của “nó” là viện phó viện kiểm sát, nhà “nó” bằng mọi cách đã quyết tâm “dìm tôi chết”, tôi bị viện kiểm sát truy tố ở khoản 2 của tội “cố ý gây thương tích” với khung hình phạt từ 2 đến 7 năm. Đây có lẽ là cú ra đòn cuối cùng khiến tôi “sống dở chết dở” hàng tuần liền, lá đơn kháng án là liệu pháp, là hy vọng cuối cùng được tôi gửi đi từ Hoả Lò. Tôi chờ đợi lần phúc thẩm trong đắng cay và nước mắt. Bữa ăn và giấc ngủ hàng ngày của tôi không một lần được yên bình trong khi chờ ra toà xử phúc thẩm.
Một tháng sau, án phúc thẩm giảm cho tôi 6 tháng. Vậy là tôi vẫn phải thi hành bản án 4,5 năm. Bản án có thể giết chết tôi bất cứ lúc nào. Đó là một thời gian quá dài mà có lẽ với sức của tôi tôi sẽ chẳng thể nào chịu nổi. Xa xôi hơn là cơ hội để làm lại của tôi sẽ rất nhạt nhoà, ai biết được mấy năm sau xã hội sẽ thế nào? Tôi sẽ bắt đầu lại từ đâu???… Tôi quyết tâm gửi đơn đề nghị “giám đốc thẩm” lên toà án ND tối cao, nhưng gia đình tôi đã khuyên tôi thôi và động viên tôi “cứ yên tâm”.
Tổng cộng tất cả thời gian “cách ly” khỏi xã hội của tôi là 18 tháng, tôi đã trở về bình an sau khi “nuốt” hết hơn một phần ba số án phạt mà toà đã tuyên. Tôi đã rất hận gia đình những kẻ đã “chơi” tôi đến cạn tình cạn nghĩa, nhưng tôi cũng đã kìm nén được tất cả. Tôi vẫn ngẩng cao đầu để bước về phía trước, trong khi đó những kẻ hại tôi đã phải cúi gằm mặt khi vô tình gặp tôi trên đường, thậm chí có lần họ còn phải vòng xe quay lại để tránh tôi và đi đường khác. Tôi nghĩ, lương tâm họ sẽ phải cắn rứt vì sự khốn nạn của chính họ, quá đủ rồi để có thêm một sự thù hận mới.

To top
Đóng QC