Hồi ký – Cuộc sống trong tù – Phần 14

Phần 14
Bữa tối của tù được dọn ra, khi ấy là 20h30
Như một lũ “tằm ăn rỗi”, chúng ào ào “bem” rất nhanh, nhanh nhất là lũ “vệ sinh”. Thật ra gọi là ăn cho nó oách, chứ bọn bên dưới thì cũng có cái đếch gì để mà ăn đâu, có chăng chỉ là mấy miếng bánh mì khô (tù gọi là “bít – cốt”) chấm với nước bể pha đường, sang lắm thì được 1/3 thanh lương khô. Cũng bởi đa phần những thằng tù ở đây lúc nào cũng là đói là khát cho nên hôm nào có được cái gì ăn “là lạ” là chúng khoái lắm.
Tù có mấy câu miêu tả về cái cảm giác “sướng” của mình như sau: “Thứ nhất là có lệnh tha, thứ nhì tại ngoại, thứ ba ra toà, thứ tư là gặp người nhà, thứ năm tắc tế, sáu là ăn tươi…”
Quả là đời thằng tù, lúc nhận lệnh tha thì chẳng gì sung sướng hơn, lúc đó con người ta cái cảm giác như là vừa bước từ “địa ngục” để lên “thiên đàng” vậy, cảm giác lâng lâng khó tả lắm. Còn được tại ngoại, tức là cũng được tự do (nhưng có điều kiện), cảm giác như là được thoát tội (thực tế khi được tại ngoại, tức là cơ bản tội đã nhẹ đi và khả năng có cơ “chạy” lấy án treo là rất sáng). Còn vấn đề ra toà, tại sao lại được xếp thứ ba?
Cũng dễ hiểu, cảm giác lâu ngày bị giam cầm, kìm hãm, chẳng nhìn thấy bên ngoài xã hội ra sao (mà XH thì thay đổi từng ngày), giờ được nhìn thấy tất cả, được ngấu nghiến cái không khí của sự tự do (tự do muôn năm), được gặp người nhà, được tranh thủ ăn những thứ mà trong tù là mơ ước, được có tiền mang về buồng (nếu có điều kiện). Cái “sướng” thứ tư đó là khi gặp người nhà đến thăm, được hàn huyên tâm sự (chính thức, bởi ra toà thực tế không được phép gặp). Còn thứ năm, “tắc tế” tức là cái cảm giác khi nhận được gói quà gia đình gửi vào (mỗi tuần được phép gửi một lần). Và cuối cùng là ăn tươi…
Nghe đến chuyện ăn tươi, cứ có cảm giác xa xỉ, cứ có cảm giác như được ăn cỗ ấy, nhưng thực ra thì…
Trong trại tạm giam, trung bình mỗi tuần các buồng giam được trại phát cho một ít thịt lợn (do trại nuôi và mổ), vào đến tay tù, tức là về được đến buồng giam thì mỗi buồng (trên dưới 50 người) nhận được khoảng 2 kg thịt và hai bát nước luộc lợn có cho muối (mặn chát, để rưới với cơm)…
Hai kilogam thịt ấy thực tế là hai kg thịt mỡ bèo nhèo (tù gọi là “mều”), gỡ khéo lắm thì được chừng khoảng 1 lạng thịt nạc (phần này dành cho “các anh”), số “mều” còn lại chia cho cả buồng, chia từ trên xuống dưới, chia từ to đến nhỏ… Túm lại gọi là chia, thế nhưng đến tay “dân” cũng chỉ còn gọi là… có được chia, miếng “mều” đến bát của “dân” có thể tả thế này: Khi cầm lên thổi phù một cái là sẽ bay vèo vèo…
Dù sao cũng là cơ hội duy nhất trong tuần “dân” được ăn cơm… có thức ăn (mỗi buồng luôn có trung bình 20 – 30 “dân” – Nếu là buồng có nhiều tiền án tiền sự thì số “dân” còn đông hơn nữa…)
Cảm giác thèm thuồng khiến cho bát nước “mều” của dân trở thành “đặc sản” để tranh nhau, thằng nào cũng muốn được “thưởng thức” nhiều nhất… Lâu không được đánh chén “ngon lành” như thế nên thằng nào cũng cố, cả tuần ăn cơm với muối trại nó cũng quen, giờ bỗng dưng… “thừa chất”, cái dạ dày nó đếch chịu nổi, thế nên số “dân” bị đi ỉa sau khi… “sướng” là rất nhiều.
Quay lại với bữa ăn tối của tù, chúng ăn rất nhanh và dọn cũng rất nhanh, một lý do nữa để hôm nay chúng dọn nhanh hơn bình thường là do tay “trực buồng” thông báo hôm nay sẽ có “đại nhạc hội” với sự xuất hiện của hai “ca sĩ”, “diễn viên múa” mang tên : “hiếp dâm” và “cưỡng đoạt”… Có phần phụ diễn của “vũ đoàn” “dân cu đen”… (lũ “dân” cũng rất thích được văn nghệ, bởi mỗi lần hát chúng thường được thưởng… một hơi thuốc lào).
… Bạn đang đọc truyện Hồi ký – Cuộc sống trong tù tại nguồn: https://gaigoi.city
Sau khi cả buồng ổn định vị trí, “đại nhạc hội” được chính thức công diễn, sau khi “MC” công bố lý do, hai ca sĩ “hiếp dâm” và “cưỡng đoạt” được “mời” lên “sân khấu”…
Một thằng “xe” dõng dạc:
– Kính thưa quý vị, để mở đầu cho chương trình “đại nhạc hội” xin trân trọng giới thiệu nhạc phẩm “cuộc đời vẫn đẹp sao” do “ca sĩ” “hiếp dâm” trình bày, với phần “múa phụ đạo” của “diễn viên múa” “cưỡng đoạt” và “vũ đoàn” “dân cu đenn..nnnnnn”…
Những “tràng pháo tay” nồng nhiệt… (tù chỉ được phép “vỗ tay” bằng… hai ngón, đồng thời “vỗ” không được có… tiếng kêu) và phải kèm theo câu khen ngợi quen thuộc sau mỗi phần trình diễn: “Hay quá”. (hạn chế tối đa việc làm ồn, bởi nếu để “ban” biết, “ban” sẽ vào và bắt đi kỷ luật ngay)
Thằng “hiếp dâm” và thằng “cưỡng đoạt” lộ rõ vẻ sợ sệt, nhưng chúng vẫn phải tiến lên phía trước… Cả phòng im lặng…
Thằng “hiếp dâm” run rẩy…
“Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp… Các anh cho em xin, em không thuộc, em không hát được đâu…”
– Mẹ kiếp, ca sĩ “cò quay” à… “Cà chua và trứng thối” đâu rồi?…
Từ bên dưới, hai chiếc dép “bay” vèo vèo lên chỗ thằng “hiếp dâm”…
Kể cũng tội, nó vẫn bị “buộc chỉ” nên không né được, một chiếc trúng mặt và một chiếc trúng tay… Nó quýnh quáng… Em xin… các anh…
– Xin gì, tiếp tục đi, đừng để “các anh” mất hứng… Hát đéo được thì đọc, đọc đi cho “diễn viên múa” cưỡng đoạt” còn thể hiện nào…
Thằng “hiếp dâm” mặt méo xệch, nhưng nó không thể chối bỏ hay “bật” lại, nó đành lê lết bước chân lên phía trước và chuẩn bị…
Thằng “hiếp dâm” mặt méo xệch, nhưng nó không thể chối bỏ hay “bật” lại, nó đành lê lết bước chân lên phía trước và chuẩn bị…
Thằng “MC” nhắc:
Hát phải đúng câu các anh dạy nghe chưa? Hát sai là các anh “thịt” đấy, nghe lại đây này: Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao, dù… hàm răng không còn chiếc nào… em vẫn phải là… vẫn tươi cười…”
Những tấn bi hài kịch cứ diễn ra trước mắt tôi, ở môi trường tạm giam này, không còn có trò gì là lũ tù không làm cả, đó là một góc khuất u ám… một góc khuất mà tôi muốn xới nó tung lên…
Nhìn theo một khía cạnh nhất định, thì sự phân cấp từ trên xuống dưới theo tôi cũng nên có, bởi không thế thì mạnh thằng nào thằng đấy sống, sẽ không có trật tự, và nhà giam sẽ loạn mất, tuy nhiên cái sự “có” ở đây không có nghĩa là tù đối với tù và quản giáo dối với tù lại ở mức bẩn thỉu tanh hôi thế này.
Những gì tôi chứng kiến là những sự thật đau lòng về những người quản giáo không có lương tâm, về những người đã cố tình tạo ra một môi trường tù đầy nhiễu nhương và quái đản. Liệu có phải chỉ như thế thì họ mới có “cửa” để mà “sống”?
Trong trại tạm giam cũng có đủ các phòng ban, mỗi phòng chịu trách nhiệm một mảng. Nhưng chẳng có mảng nào tồi tệ như cái mảng “trực tiếp trông tù” – cái mảng mà những cán bộ vẫn thường được tù gọi là “thầy” và “ban” mỗi ngày ấy…
Chính cái mảng “trực tiếp trông tù” này đã tạo nên một điều tiếng rất xấu, một vết nhơ làm ảnh hưởng rất lớn đến những người công tác trong trại giam nói riêng và lực lượng công an nói chung.
Tù khắc nghiệt thì đúng là khắc nghiệt thật, nhưng sự khắc nghiệt đến tàn bạo thì lại là do những người trông tù tạo ra (bởi nếu dãy giam nào mà “luật” và “lệ” được quản giáo “nhẹ nhàng” thì cái dãy ấy sẽ “an bình” hơn và không “gây tiếng vang” như cái nơi tôi đang ở này, cái nơi mà lũ tù đầu vẫn thường dùng hai từ là: “khét lẹt”).
Nhiều người suy nghĩ là (những thằng phạm tội và đi tù đáng bị như thế) chưa hẳn đã đúng. Theo tôi, phàm đã là con người, sẽ chẳng ai là có thể tránh khỏi những phút nông nổi, những việc làm thiếu suy nghĩ… Có cả ngàn lý do dẫn đến con đường phạm tội của họ…
Những gì tôi viết là những gì tôi được chứng kiến ở một góc nhỏ của nhà tù, đồng thời cũng chỉ là góc độ của những kẻ mới lần đầu tiên phạm tội (những người chưa từng có tiền án, tiền sự).
Ở cái góc “tù đầu” này mà đã thế thì thử hỏi ở các “góc khác”, những nơi mà trại giam đã phân loại (kiểu từ 2-3 tiến án tiền sự trở lên bị giam một khu, kiểu phạm trọng tội giam một khu…) thì sẽ còn thế nào?
Đi tù, chúng ta vẫn thường gọi là “cải tạo” bắt buộc. Tại các phiên toà khi xét xử mà quyết định án, bao giờ vị thẩm phán cũng nói một câu: Xét thấy cần phải cách ly khỏi đời sống xã hội một thời gian (nếu là án tử hình thì sẽ là: cần phải loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống…). Như vậy tức là hình phạt dành cho những người phạm tội là phải cách ly khỏi xã hội, phải lao động, học tập cải tạo… Mục đích của việc làm này là răn đe, giáo dục trong các trại cải tạo, để người phạm tội nhận thấy lỗi lầm, sau đó khi ra trại có thể trở thành một công dân tốt…
Nhưng hỡi ôi, sự giáo dục trong trại giam mà như hiện nay thì thử hỏi ai sẽ trở thành người tốt được khi phải hàng ngày trải qua? Môi trường sống thế này sẽ khiến cho người phạm tội lần đầu sợ hãi, nhưng cũng chính cái môi trường này sẽ nhồi nhét vào đầu con người ta những thứ thật khó mà “gột rửa”.
Tôi đặt địa vị mình ở ngoài xã hội, khi có ai đó chỉ vào một thằng và nói : Thằng này mới đi tù về đấy. Cảm giác của tôi sẽ thế nào? Tôi sẽ cảnh giác ngay lập tức (dù là tôi cũng mới trong tù ra), sự thật là ai cũng sẽ như vậy thôi. Xã hội mình còn quá nhiều định kiến và cái “mác” là một “thằng tù” nó chua xót và đớn đau lắm.Có ai cần biết mình thế nào đâu, họ cứ nghĩ rằng đã đi tù là xấu xa, là phải tránh tiếp xúc… Chính vì cái suy nghĩ ấy, chính vì cái sự giáo dục ấy… đã khiến cho những thằng đi tù về luôn bị mặc cảm, ở chỗ người ta không biết mình thì thôi, chứ loanh quanh cùng khu, cùng xóm thì mệt lắm… Chưa kể họ “soi” vào và ngứa mồm “Cái nhà ấy có thằng đi tù về đấy, cứ tưởng thế nào, hoá ra cũng là phường lưu manh cả thôi…”. Đấy, vậy thì thử hỏi ai mà không cắn dứt lương tâm khi đang ở giữa dòng xoáy tù tội như thế này cơ chứ. Nếu không cẩn thận và tỉnh táo thì chính những thứ đó sẽ là chiếc thòng lọng vô hình giết chết cuộc đời của bất cứ một ai lỡ dính vào hai tiếng “tù đày”…
Biết giờ này em có nhớ anh không? Có nghe tình yêu thức dậy trong lòng, Đếm từng màu thời gian đến, Bóng hình người mình yêu mến, Ôi nhớ gì hơn nhớ người yêu…
“Đại nhạc hội” được tiếp tục bởi những “ca sĩ” tù chuyên nghiệp. Hai thằng lính mới được tạm tha và cho “đóng vào góc tủ lạnh” sau khi đã được “nếm trải” khá nhiều “món đặc sản tù”.
Tôi nghe nói, ai có giọng hát hay, biết chơi một loại nhạc cụ nào đó… thì khi đi trại cải tạo sẽ đưa vào đội văn nghệ, sẽ không phải đi lao động vất vả… Ừ, ai cũng mong được xử sớm, được đi trại cải tạo sớm, chẳng ai muốn bị “om” ở cái chốn giam cứu tăm tối và cùng cực này…
Phần văn nghệ kết thúc, cả buồng được yêu cầu “đổ” hết. Lúc này hai thằng “xe” sẽ đi kiểm tra “pha”, “cổ”, “chân chống” xem đã “tắt” và “khoá” hết chưa?. “Pha” thằng nào mở sẽ bị “búng” cho… “lòi pha”, còn “chân chống” thằng nào co thì sẽ ăn gót… cho phải đi… “hàn”…
Mùa hè nóng bức thì lũ tù thường nằm thẳng xuống “mà” xi măng, nhưng mùa đông thì… Lúc ấy khổ nhất là “dân”, chăn không có mà đắp, chiếu không có mà nằm…
Theo quy định của trại, thì tất cả can phạm vào đây, mỗi người sẽ được cấp phát chăn, chiếu, khăn mặt, quần áo (mùa đông được phát áo bông trấn thủ)… Nhưng, sự “cấp phát” đến tay tù những thứ đó chỉ là một giấc mơ, hoạ hoằn lắm mới có vài cái chiếu được đưa vào, nhưng rồi thì các “anh trên” cũng “chẹt” hết. Muốn có chăn đắp thì gia đình tự mua mà gửi vào… (mà nhiều đứa có gia đình gửi chăn mới cũng có được đắp éo đâu, các anh “chẹt” đến nơi đến chốn, tuổi éo gì mà đòi đắp chăn mới, khi ấy may lắm thì được “các anh” thải cho một cái chăn bông rách…).
Tôi đi tù, ừ, nhục thì cũng nhục rồi, cay đắng thì cũng cay đắng rồi. Giờ đây là lúc tôi phải kiên nhẫn, phải chấp nhận thực tế… Chứ hồi đầu tôi suy sụp và bất mãn lắm. Đúng là may mắn đã mỉm cười với tôi, những gì tôi có được ở cái chốn này sẽ chẳng bao giờ lặp lại được.
Đi tù. Lý do này đã khiến tôi đã mất đi quá nhiều thứ. Công ty của tôi không thể tồn tại vì sự xâu xé, người yêu của tôi không thể chịu đựng và đã phải ra đi…
Tôi từng nói, tôi sống trên đời này, tôi phấn đấu tất cả vì hai thứ là TIỀN và TÌNH, tiền là vật chất hàng ngày, là thứ tạo ra sự tồn tại… Còn tình, là thứ tinh thần mà không một ai có thể thiếu… (bao gồm cả tình yêu đối với gia đình và những người xung quanh)… Vậy mà chỉ vì một lý do ngớ ngẩn mà tôi một lúc mất đi gần hết những gì mình phấn đấu gây dựng bao năm mới có được…
Tôi sẽ không trách và cũng không giận ai đâu, kể cả em, cô nàng “chè Thái, gái Tuyên” của anh ạ. Tôi biết, chính tôi là nguyên nhân gây ra mọi chuyện, những gì xảy ra (phải đến, sẽ đến) tiếp theo chỉ là một sự “hoàn tất” (giống như sự tất yếu của trò chơi DOMINO thôi)… Nàng cũng đã phải mất quá nhiều nước mắt vì tôi rồi còn gì. Lá thư cuối cùng tôi gửi về cho nàng, tôi cũng khuyên nàng không nên chờ đợi tôi nữa, tù đã lấy mất hết của tôi rồi, nàng hãy quên tôi đi, bởi nếu ngày về còn gặp lại, tôi cũng sẽ không yêu nàng nữa đâu…
Lá thư này là một trong những thứ làm tôi day dứt nhiều nhất… Mất cả tháng tôi như thằng mất hồn… Đêm nào tôi cũng thao thức, trằn trọc…
Có những đêm không ngủ, nghĩ đến gia đình, nghĩ đến công việc, nghĩ đến người yêu… mà ứa nước mắt…
Đã có đêm tôi nằm mơ được trở về…
Tôi háo hức chạy về nhà, nhưng thay vì cảm giác chào đón thì lại thấy sự lạnh nhạt của mọi người, bố mẹ và hàng xóm nhìn tôi dò xét, lạ lẫm, mẹ tôi hỏi: Mày trốn trại hả con?…
Tôi bàng hoàng với những bước chân vô định, tôi tìm đến nhà nàng… Chẳng có ai, chỉ còn lại căn phòng trống trải và lạnh lẽo… Tôi lao ra ngoài, chạy đến tất cả những nơi trước kia tôi và nàng thường đến… Cũng chẳng gặp nàng… Tôi đã gào lên giữa trời, giữa đất: Em ơi, em đang ở đâu?… Chẳng có ai nghe thấy tiếng gào thét của tôi… Tôi mệt mỏi ngồi phệt xuống bãi cỏ…
Rồi bỗng nhiên phía trước mặt tôi nàng xuất hiện, nhưng… nàng đang sánh vai với một gã trai xa lạ… Nàng không thấy tôi… nàng và gã trai tình tứ như trên đời này không hề có sự tồn tại của tôi… Tôi vùng đứng dậy và lao về phía nàng… nhưng thân thể tôi như tê cứng lại… Nàng và gã trai thì cứ mỗi lúc một xa, một xa…
Tôi choàng tỉnh, bàng hoàng, tôi cố mở to mắt… Ôi giấc mơ… giấc mơ quái ác…
Ngoài trời đang mưa, tôi bất giác đưa tay lên chiếc gối vì thấy cảm giác ươn ướt…
Sao mưa lại có thể hắt vào tận chỗ tôi nằm thế này?…
Đã quá nửa đêm, tôi không thể nào chợp mắt được, bầu trời bên ngoài tối đen, chỉ có những ánh đèn an ninh vàng đục héo hắt là còn sáng ở những dãy hành lang, các buồng giam im ắng đến ghê người, tôi nhỏm người dựa vào tường, giờ này cũng đã bước sang một ngày mới, hôm nay là thứ 7, ngày thứ 7 luôn là ngày tôi cảm thấy lòng mình tê tái nhất, đã là ngày thứ 7 thứ mười hai kể từ khi tôi bị bắt, tôi vẫn đếm, vẫn nhớ và vẫn đau đớn từng ngày…
Ngày hôm nay tôi có thêm một lý do để đau đớn, để khắc khoải, để cắn dứt… Thứ bảy này cũng là sinh nhật lần thứ 24 của em…
Tôi rướn người như muốn gọi, muốn kéo, muốn van nài, muốn nhờ cơn gió kia mang về cho em những lời yêu thương sau song sắt, tôi muốn gửi tới em lời xin lỗi thứ 102 của tôi, 102 ngày trong trại giam, mỗi ngày tôi đều đặn gửi tới em, tới gia đình thân yêu của tôi, tới bạn bè và những người đã luôn ở bên tôi… một lời xin lỗi.
Những kỷ niệm cứ tới tấp ùa về… Ôi những kỷ niệm ngọt ngào giờ đây bỗng như những cái tát khủng khiếp giáng vào mặt. Còn nỗi khổ nào lớn hơn nỗi khổ về mặt tinh thần như thế này?…
Tôi viết lên đây với tất cả chân thành của lòng tôi trao em.
Ngày nào đã quen nhau, vì chung hướng đời, mình trót trao nhau nụ cười
Và tình yêu đó, tôi đem ép trong tim,
Dù bụi thời gian có làm mờ đi kỷ niệm của hai chúng mình.
Tôi cũng không bao giờ, không bao giờ quên em.
Cho đến hôm nay, với nức nở nghẹn ngào, mình mềm lòng xa nhau
Còn đâu những đêm anh dìu em lối về, buồn kể nhau nghe chuyện đờị
Tình mình nay chết như lá uá thu rơi…
Đường trần mồ côi, tôi lạnh lùng ôm kỷ niệm của hai chúng mình.
Ngơ ngác trong đêm trường, tôi chưa vơi niềm yêu thương.
Tôi gói yêu thương, xin trao trả ân tình về người tôi yêu mến.
Đừng thương tiếc chi, chuyện hai chúng mình là giấc mơ trong cuộc đời
Tình mình nay chết, như lá úa thu rơi,
Đường trần mồ côi, tôi lạnh lùng ôm kỷ niệm của hai chúng mình.
Tuy đã xa nhau rồi, nhưng không bao, không bao giờ quên em…
Tiếng hát như nghẹn lại trên môi, tôi hát khe khẽ cho tôi nghe, tôi hát khe khẽ cho gió nghe, tôi hát khe khẽ cho chính cuộc đời của mình…
Một cơn gió lạnh ùa vào buồng giam, một cơn gió kỳ lạ… Rồi trời bỗng đổ mưa sầm sập… Cơn mưa quăng quật những suy nghĩ miên man của tôi, có những tiếng rung rít như than van, ai oán… (Điều kỳ lạ là cả hai lần, trong thời gian tôi đi tù, cứ đúng ngày sinh nhật em thì trời lại mưa rất to)… Có lẽ ông Trời cũng thấu hiểu và đồng cảm được với nỗi khổ của một thằng tù như tôi thế này…

To top
Đóng QC