Phần 21
Thời tiết năm nay kỳ lạ.
Mới có tháng tư âm lịch.
Mà lất phất mưa phùn suốt đầu mùa.
Chãi hiên nhà không đủ để ngăn những hạt mưa đong đưa trong gió vào tận cửa. Nhà đóng cửa im ỉm suốt ngày. Năm nào còn nhỏ. Bốn anh chị em tôi chẳng có việc gì làm, buổi trưa chị tôi xuống bếp lấy mấy hạt ngô vàng ( Ngô cho gà ăn) rồi rang lên , bỏ ít tóp mỡ và đường. Bốn chị em ngồi trên giường đắp chăn ấm thưởng thức từng hạt ngô nóng hổi, giòn tan.
Người lớn thì chẳng ai vui với kiểu mưa phùn này. Ngoài đồng ngập tràn cỏ và thực vật ký sinh, nấm cây hoành hành. Công việc thì chẳng có gì làm . Đám đàn ông tụ tập ngoài quán bà Tư cháo lòng chè chén. Các bà mẹ ngồi khâu áo hoặc may áo ấm cho mấy đứa nheo nhóc.
Đám rêu thi nhau mọc phủ kín tường nhà.
Sức học tôi càng ngày càng giảm sút. Tôi đuối dần với mấy môn học tự nhiên. Họa hoằn lắm mới được lên con xe 6 – 7 còn lại toàn đi thi Club 50 . Cho nên tổng điểm trung bình chỉ hơn 5.0. Đối với trường tôi, thành tích từ xưa giờ đã thành thông lệ. Nếu có điểm trung bình là 8.0 thì hầu như ba trường : Đại Học Y – Bách Khoa – Tự Nhiên là vô chắc. Dưới điểm đó đến tầm 6.5 thì mấy trường làng xàng cũng vô tuốt. Khoảng cách từ 5.0 đến 6.0 thì coi chừng rớt tốt nghiệp. Thế nên tôi nằm trong tầm ngắm của “Tiến Sỹ Gây Mê – Cẩm Vân” . Tôi với thằng Tiến Mập
Năm đó tôi đi làm chung với thằng Tiến Mập.
Mẹ nó sắp xếp được một công việc sơn cửa. Ông thợ chính sẽ có hai thợ phụ nhóc tỳ là tôi và nó. Ban đầu ổng có vẻ càm ràm trước hai đứa. Đơn giản vì cửa sắt nặng, với sức bọn tôi có thể là không lẹ làng bưng được. May mắn sao hai đứa tôi mau lẹ, nên dần dần ổng cũng vui vẻ trước bọn tôi.
Sơn cửa sắt không khó lắm, pha sơn theo tỉ lệ với xăng thơm rồi dùng máy phun lên. Tôi và thằng Tiến thừa sức làm. Có điều không phải dễ dàng để làm công việc đó. Bọn tôi chỉ được phụ dựng cửa. Bưng bê máy móc và sơn kẻ chỉ. Tức là sơn những vết sơn sót khi máy phun không đều. Sử dụng bằng cây cọ dầu. Có điều vì thời tiết hay mưa, nên công việc cũng không lấy gì đều lắm, thất thường.
Không ngày nào về hai đứa tôi sạch sẽ.
Người ta kêu quả không sai: Càng thợ kém càng dính lem. Mấy ngày đầu tôi với nó còn đổi quần áo. Sau áo dính quá đi làm về toàn vứt bỏ đó mai mặc vào đi làm tiếp. Tôi với nó trở nên thân thiết đặc biệt. Nhất là thời gian nghỉ trưa. Tôi cùng nó vác cà men cơm ra. Lấy thức ăn san sẻ cho nhau. Có hôm nhà tôi là món đậu phộng rang muối – nhà nó là thịt kho trứng. Khi nhà tôi là con cá khô – Nhà nó là trứng chiên. Việc đổi thức ăn cho nhau cũng là làm phong phú thêm khẩu phần ăn của mình. Thói quen này tôi lớn cũng không bỏ được. Từ thời sinh viên cho đến khi lập gia đình. Hai vợ chồng đi ăn tiệm cũng gọi món khác nhau. Sau đó chia ra đổi món.
Giờ nghỉ. Gặp nhà nào tốt và nhà cửa rộng rãi thì cho bọn tôi nằm ngoài hiên. Tất nhiên là mời vào nhà ngủ bọn tôi cũng không dám vào vì sẽ dính sơn. Gặp nhà nào chỉ biết thuê thợ làm, không quan tâm “ Bọn Nó” là ai thì tôi với nó chạy đại ra vườn. Kiếm một gốc cây thật to để ngủ cho mát. Dưới tán cây – Gió hiu hiu, bọn tôi chuyện trò đủ thứ.
Thằng Tiến tâm sự tôi rất nhiều, ngay từ hồi đụng độ với đám Bảo Lộc ở trường Em. Tôi đã thấy nó không hề đơn giản. Nghe nó kể, tôi còn khám phá thêm sự phức tạp trong gia đình. Mẹ nó một thời là đau khổ. Sau này về già có một mụn con duy nhất là thằng Tiến. Tính ra hai mẹ con như hai bà cháu. Nó không có bố chính thức trên sổ. Mẹ nó sau khi sinh thằng Tiến ra vài năm thì đi bước nữa. Nó bơ vơ. Ở với ông bà ngoại. Chính vì không có cha từ nhỏ nên tính cách nó cũng định hình theo kiểu tưng tưng bất cần đời.
Nó vốn dĩ thông minh nhưng lại không khoái học, muốn lấy những trò nghịch phá trong lớp để che dấu đi khiếm khuyết tuổi thơ của mình. Mẹ nó không phải không thương yêu, thậm chí là yêu quá trời luôn. Có điều ảnh hưởng còn phải lo mấy đứa con nheo nhóc của đời chồng sau. Nên chẳng có thời giờ quan tâm. Thảo nào khi mẹ nó lên gặp cô chủ nhiệm. Cô để cho thằng Tiến thích ngủ trong lớp sao thì ngủ.
Đối với một đứa con trai, mất cha là mất đi cả một khoảng trời tuổi thơ. Dẫu biết rằng được trải nghiệm cuộc đời theo cách khác, nhưng có cần thiết cần trải nghiệm thế không? Ba tôi đi nằm viện Sài Gòn mấy tháng. Tôi đã trải nghiệm vui buồn, huống hồ vắng Cha cả mười mấy năm???? Tôi lấy làm thương cho nó.
Thỉnh thoảng tôi với nó cuối tuần lấy lương mua ít rượu và mồi về hai đứa nhậu với nhau. Nghe nhậu cho oai thực ra là bập bẹ cho vui. Rượu vào lời ra. Tôi hỏi nó:
– Tiến, sau này mày tính làm gì?
– Tao không biết – Nó trả lời gọn gẽ.
– Tao sẽ đi Sài Gòn. Tao không muốn nhà tao đói khổ mãi.
– Mày đi đi, kéo tao theo với. Tao chẳng biết rồi tao sẽ ra sao. – Nó tâm sự với ánh mắt xa xăm.
– Uhm. Tao với mày quyết định vậy. Sau này có cơ hội tao sẽ kéo mày cùng đi
Lời hứa đó tôi chưa bao giờ thực hiện được. Bởi khi có đủ khả năng, thì tôi không thể kéo đi Sài Gòn một người Chết. Chết đúng nghĩa. Chết bất đắc kỳ tử. Tôi có lỗi với nó nhiều.
Quay lại với câu chuyện.
Mùa hè năm đó Nhỏ Phương Anh đến nhà ba lần.
Tất nhiên là Nhỏ đi thăm bạn rồi bắc kèo qua thăm tôi.
Lần đầu, Tôi đi làm nên quê độ đi về.
Lần thứ hai là vào giấc buổi trưa. Nhỏ được ăn cơm bằng cái cà men cơm của tôi san sẻ. Tôi ăn bằng cách lấy lá chuối đựng. Hôm đó nhỏ xuống nhà, được mẹ tôi chỉ cho chỗ bọn tôi làm.
Lần thứ ba Phương Anh tới. – Tôi có nhà.
Tôi chở nhỏ đi ăn chè bằng chiếc xe đạp mini. Vẫn còn nhớ rõ là hôm đó tôi ăn một chén chè thưng. Phương Anh ăn chè trôi nước. Suốt dọc đường, không biết vì lẽ sợ té hay lẽ gì mà Phương Anh lấy hai bàn tay cặp vào hông tôi, giữ chặt. Cảm giác ấm áp và nhẹ nhõm. Hình như chân tôi đạp xe bằng cách lắp điện nên khi tay Nhỏ vịn thì ngay tức khắc một dòng điện truyền từ đôi tay – Qua hông – lên trái tim – rồi truyền xuống đôi chân. Đạp hăng hẳn.
Cảm thấy thích thích…
Bọn tôi dắt bộ suốt quãng đường từ quán chè về nhà. Dắt nhau trên con đường làng. Dắt nhau dưới ông trăng hình lưỡi liềm soi bước….
Dưới hiên nhà, chúng tôi đàn và hát.
Tôi hát nhỏ nghe bài “Dòng sông lơ đãng” của Việt Anh
“[Fm] Từng ngón tay khép như [Cm] nụ hoa trắng [Bb]
Bỏ lại hàng cây ngơ ngác sau [Eb] lưng [Fm]
Và nỗi đau rơi trong [Cm] lòng đêm vắng [G7]
Nỗi đau ta nhận riêng [Cm] mình
Ở chốn [Fm] nào dòng sông [Bb] đã hòa cùng đại [Eb] dương
Cạn bến [Fm] bờ chiều nay [Bb] thẫn thờ nhìn hoàng [Eb] hôn [Fm]
Rồi chúng ta sẽ đôi [Cm] lần nuối tiếc [Bb]
Để một dòng sông lơ đãng trôi [Eb] qua [Fm]
Một sớm kia xuôi theo [Cm] dòng anh đến [G7]
Cớ sao em chẳng đứng [Cm] chờ
[Fm] Rồi sớm mai sẽ không [Cm] còn vết dấu [Bb]
Một bờ phù sa quên bước chân [Eb] qua [Fm]
Chỉ có mưa bâng khuâng [Cm] về trong mắt [G7]
Khóc đi cho thoả dỗi [Cm] hờn”
Nhỏ chống tay vào hai cằm, môi mỉm cười nhìn tôi say mê.
Rồi tôi đàn cho nhỏ hát bài “ Khúc hát chim trời” . Nhỏ cũng hát say sưa không kém, tôi cũng nhìn nhỏ y chang nhỏ nhìn tôi.
…
Gót xuân về âm thầm người tìm sao ta lúc vui lúc buồn người thất thường mưa nắng
Đôi khi vì một vài chuyện không đâu nước mắt ngắn dài người trách ta thờ ơ
Những cơn buồn lắm lời vẫn thường qua mau bước chân ra về người như chừng quên khuấy
Có bao giờ dù vội vàng trong mơ trái tim ơ thờ người nhớ thương cùng ta…
Tôi buông lơi tiếng đàn. Giọng hát vẫn trong trẻo giữa bầu trời đầy sao.
Tôi vẫn yêu cái giọng hát của Nhỏ đến đến bây giờ.
Tiếc là sau này, Phương Anh quá đam mê nghiệp “Cầm Ca” mà tôi với Nhỏ lỡ hẹn tình duyên. Lỡ một chuyến đò.
Âu cũng là số phận!
…
Cũng giống như hôm nào. Ánh Trăng hôm nay cũng chiếu qua tán lá mận, hắt xuống mái hiên soi lên cuốn sổ thành nhiều hình thù đa dạng. Hình lục giác, Hình chiếc lá, hình viên tròn vo, hình cái dù che mưa và còn có thêm một hình : Hình Trái Tim
Sau cái buổi thăm đó thì Phương Anh biệt tăm.
Ngồi ngẫm nghĩ lại, hình như hồi đó tôi thích nhỏ, rồi quãng thời gian tạm chia tay Em. Tôi quay ra cặp bồ với Nhỏ, tính cả chuyện cưới xin. Ruốt cuộc bởi vì Nhỏ có nét giống em và Trâm Anh mà thôi. Nhỏ giống như vật thay thế khi trái tim đa tình của tôi thiếu thốn cảm giác được yêu. Ở đâu đó Bình Dương và Sài Gòn, Phương Anh vẫn miệt mài đi hát phòng Trà… bar… đám cưới. Có lần tôi cũng tình cờ thấy giọng hát đó ở một tụ điểm. Trên Sân Khấu Phương Anh vẫn hát say mê như lần ở mái hiên nhà. Rồi lần lượt cũng có người kẹp tiền lên tặng hoa. Nhìn nhỏ với ánh mắt thèm thuồng. Tự dưng tôi có cảm giác khó chịu. Bỏ về.
…
Những cơn mưa rả rich chỉ chấm dứt vào những ngày tôi sắp tựu trường.
Số tiền kiếm được không tệ. Tôi chuẩn bị bước vào năm học mới.
“Đồi gió hú” không còn hoang vắng như ngày xưa. Người ta đã mua nó bằng cách nào đó và trồng lên đó những hàng chè xanh thẳng tắp. Cái ngày mà xe ủi tới san bằng đám cỏ may. Tôi lặng lẽ nhìn từ sáng đến chiều. Gàu xe ủi đi đám cỏ may rồi hùng dũng tiến lên đỉnh đồi hạ cây Xoài Rừng. Tôi chết lặng. Khi chặt đi đám bạch đàn xào xạc. Tôi nhớ tới năm nào cùng Trâm Anh và Em nằm bên cạnh nhau. Đa tình và duyên phận.
Giờ mỗi đứa mỗi phương trời.
Trà My ơi. Em có biết ngày hôm nay anh ở đây nhớ tới Em ?
Trâm Anh ơi. Em ở Sài Gòn có biết đồi gió hú đã không còn? Chẳng lẽ những kỉ niệm chúng ta cùng nhau trải qua đã là dĩ vãng không hồi cứu?
“NẾU CHO ANH MỘT LẦN LẠI ĐƯỢC YÊU
ANH SẼ YÊU BẰNG TÌNH YÊU DUY NHẤT
YÊU EM BẰNG TRÁI TIM CHÂN THẬT
BỎ QUA NHỮNG GIAN DỐI – ĐA TÌNH”