Đời học sinh – Quyển 2 – Phần 111

Phần 111
Lúc nào cũng vậy, đi ăn cắp trái cây luôn luôn ẩn chứa những hiểm họa tiềm ẩn mà chỉ cả bọn đi ăn cắp như bọn tôi mới trải nghiệm được. Nhưng suy cho cùng nếu không có những tình huống dở khóc dở cười như thế thì còn gì là đi ăn cắp nữa, nói chung là vui cộng mạo hiểm cộng chó rượt là những thành phần không thể thiếu. Cho nên vừa đến thềm nhà nhỏ Nhung, cả bọn đều lăn ra thở hồng hộc như ma đuổi từ lúc nào.
– Gì vậy, sao mọi người lại ở đây?
Nhỏ Nhung vừa ra đã phải phát hoảng vì cả bọn chúng tôi nằm la liệt ngoài thềm.
– Mới băng qua rẫy ca cao tới đây, bị chó rượt muốn té xỉu, hộc!
– Lại hái trộm hả?
– Hề hề, chôm vài trái ca cao ấy mà! Coi nè…
Thằng Khanh nhả vạt áo ra đến 3 – 4 trái ca cao trong đó.
– Trời, chi có mất công dzậy, muốn thì tui ra hỏi cho mấy trái!
– Bậy, như thế mất vui hết, hề hề!
– Ùi, phục mấy người luôn! Nay qua nhà tui chi á?
– Thì qua nhà bà xin ít giấy làm diều chiều đi thả chơi ấy mà!
– Thôi được rồi, mọi người chờ tý!
Nhỏ Nhung thở dài đi vào nhà. Chốc sau nhỏ lỉnh kỉnh bước ra với một sấp giấy vẽ cũ cùng với một số dụng cụ nhỏ như hồ với kéo các loại:
– Đó, muốn làm gì thì làm đi, có mấy cuộn dây gân hồi năm trước thả diều còn dư nữa! Tui vào làm cho phích nước đá, nhìn mấy người mồ hôi mồ kê gớm quá đi!
– Hề hề, bởi chỉ có bà Nhung hiểu ý tụi này!
– Khỏi cần khen à!
Nhỏ trề môi rồi bỏ hẳn vào trong nhà.
Làm diều cũng không khó mấy, chủ yếu là kiếm được bộ khung vừa bền vừa nhẹ để dán giấy vào là được. Sau khi quần thảo một hồi quanh vườn nhà nhỏ Nhung, bọn tôi cũng tìm được ít cành nhãn khô có kích thướt hợp lí.
Ban đầu là ghép hai cành cây lại thành hình chữ thập phân chia cho đều các cạnh. Làm diều thì không nhất thiết diều phải to mới bay cao mà là nhờ vào khả năng đón gió của diều. Tôi chọn những cành cây tương đối dẻo và nhẹ để làm bộ khung vì gió ở đây rất lớn, nếu chọn những cành cây già quá khi đón gió khung sẽ gãy ngay khi còn chưa kịp lên cao.
Bước tiếp theo là dán giấy vào cho khung. Giấy ở đây là giấy vẽ cũ nên tôi chỉ dán một lớp phủ lên phần khung vì giấy vẽ khá dày, nếu chấp dán nhiều lớp quá nó sẽ làm nặng diều dẫn đến không thể bay cao.
Tiếp đến là phần đuôi diều. Đây là bộ phần đa dạng nhất tuy theo sở thích của từng người. Đuôi diều có thể là 1 đuôi, 2 đuôi, có đứa còn làm cả 3 đuôi thậm chí là đuôi hình dây xích. Nói chung bạn có thể làm bất cứ hình thù nào tuy ý nhưng phải đảm bảo một điều là chiếc đuôi đó phải giữ cân bằng cho điều, giúp diều bay đầm và không bị chao đảo khi gặp gió to. Tôi chọn kiểu 2 đuôi truyền thống vì từ đó giờ tôi chưa thử những kiểu khác, sợ rằng lại phải thả thử nghiệm cả chục lần trước khi ra thành phẩm. Đến lúc đó chắc là bị chê cười đến chết thôi.
Và công đoạn cuối cùng là nối dây điều. Phần này thì dễ rồi, cứ buộc vào phần giao nhau của khung chữ thập thôi. Nhưng từ nãy đến giờ người không thể làm tôi ngừng cười được chỉ có Ngọc Lan, nàng đã chăm chú nhìn tôi làm diều từ đâu cho đến giờ với nét mặt ngây ngô đến phát xiêu lòng, hai gò má nàng cứ hây hây đỏ ửng cả lên.
Cực chẳng đã, tôi lòn tay véo má nàng một phát:
– Hơ, đồ dê xồm!
Nàng cau mày đánh nhẹ vào vai tôi.
– Hề hề, bộ đó giờ chưa thấy diều sao mà chăm chú ghê thế?
– Um lúc trước có thả diều mà, nhưng là diều mua chứ không tự làm thủ công như này, nhìn thích ghê!
– Lát thả chung với Phong hen!
– Hì hì, đương nhiên rồi!
– Cỡ thằng Phong có mà thả dê chứ thả diều đết gì.
Toàn phởn chọt mỏ hóng hớt.
– Dê dê cái mế! Bố xé cho nát diều thì đừng có mà khóc!
– Úi xời, sự thật thì mít lòng mà mày!
– À, thằng này ngứa mình ngứa mẩy nhễ?
– Hế hế, hông đúng thôi làm ghê!
Cuối cùng, sau một lúc loay hoay xoay sở, bọn tôi cũng đã hoàn thành xong con diều ưng ý cho riêng mình. Vì nguyên liêu có hạn nên bọn tôi chỉ làm được 3 con, 1 cho tôi và Ngọc Lan, 1 cho thằng Toàn và bé Phương và 1 cho thằng Khanh khờ với Huy đô. Thằng Khánh thì khỏi phải nói, nhà nó lúc nào cũng thủ sẵn 1 – 2 con để có gì gọi phát là xách hàng ra chơi ngay không cần phải tốn công làm như bọn tôi. Nhưng dù sao cũng đã làm rồi, việc duy nhất bây giờ là thả thôi.
Ngoài vườn cây trái ra, cách nhà nhỏ Nhung không xa là một bãi đất trống, tuy không rộng mấy nhưng được cái là rất thoảng đãng, ít cây cỏ bao quanh. Điều này hết sức thuận lợi khi gió được luồn thẳng vào trong bãi mà không bị bất cứ chướng ngại vật nào ngăn cản.
Đến từ rất sớm nhưng bãi đất đã khá đồng người đến thả diều. Và thật không khó nhận ra bọn trong băng của thằng Khánh đều tụ họp đầy đủ ở đây. Vừa thấy bọn tôi, chúng nó đã réo lên:
– Ú chà, tụi thằng Phong kìa bây!
– Đâu, à thấy rồi! Có nhỏ mắt xanh nữa kìa, nhìn đẹp ghê!
– Lát tao thả với nhỏ đó, bây không được dành nghen!
– Mơ đi cưng, diều tao to nhất nên phải ưu tiên cho tao!
Khỏi phải nói, từ hồi gặp ngọc Lan đến giờ, bọn nó đã say mê vẻ đẹp của nàng mất rồi. Cũng chẳng trách, lúc tôi mới gặp nàng cũng vậy thôi, thậm chí là còn hơn thế nữa nếu như nàng không cho tôi ăn một cú đạp nhá lửa xuống ao. Nhưng giờ thì tôi không cần phải mơ tưởng như thế nữa, một con diều nhưng hai bàn tay cầm. Tay của tôi và tay của nàng đang cầm chắc con diều đó. Điều đó khiến cho tôi cảm thấy mình thật may mắn, may mắn nhất trần đời khi có Ngọc Lan gần kề.
Nhưng tụi trong xóm thì chưa thấy vậy, bọn nó vẫn lăm le đến nàng:
– À bạn Lanna ơi, đi thả diều với tụi mình nha?
– Ừa, thì…
– Thôi đừng thả diều với thằng này, diều nó xấu quắc thả không vui!
– Ừi, diều mày có đẹp hơn tao bao nhiêu đâu mà đòi chê!
– Ít ra diều tao bự hơn mày, hế hế!
– Bự thì mau hư mày ơi!
Trước tình cảnh khó xử đó, Ngọc Lan tỏ ra khá bối rối khi có cả chục thằng rũ nàng thả diều chung. Nhưng dù cho ai có rũ, nàng vẫn nhìn về một hướng, đó là tôi. Cứ mỗi lời mời được đưa ra, nàng lại nhăn mũi nhìn tôi với đôi mặt đẹp mê người, đôi môi nàng cứ cong cớn lên làm nàng đã quyến rũ, nay lại quyến rũ gấp bội phần.
Hiểu được hết tâm ý của Ngọc Lan, tôi hắn giọng:
– Hèm, cho xí cái nào!
– Gì thế mày?
– Tụi bây thông cảm nghen, Lanna lúc nãy đã hứa đi thả diều với tao rồi!
– Ới, chơi gì kì vậy!
– Mình xin lỗi mọi người nha, mình hứa đi thả diều với Phong rồi!
Ngọc Lan cũng cười xòa phụ họa cho tôi.

To top
Đóng QC