Phần 22
– Anh cần chuẩn bị gì không em?
– Cứ bình thường thôi. Nhớ em là Thương, không phải Thúy Anh là được rồi, sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, đang làm Part – time ở Công ty Lữ hành. Anh thì là làm cùng công ty. Một người bạn, không phải người yêu nhé.
– Được. Cái này thì anh làm được.
Liền những ngày sau đó tôi không gặp Thương, chỉ thỉnh thoảng nhắn tin Zalo nói qua nói lại về chuyến đi. Em hẹn sáng sớm Thứ 7 anh bắt taxi qua đón em rồi cùng ra bến xe Mỹ Đình, đi chuyến sớm chút cho mát và đúng chuyến xe qua nhà, đỡ phải chuyển xe nhiều lần. Tôi ok, nhưng cũng ấp ủ vài điều bất ngờ dành cho cô.
Thật sự lúc này tôi đang khá rảnh. Thủ tục thành lập doanh nghiệp còn đang chờ vài con dấu và xét duyệt. Trong khi mấy dự án của tôi thì giờ đã hoàn toàn chạy theo lập trình có sẵn, chỉ cần thỉnh thoảng ghé qua xem có lỗi gì thì fix hoặc chỉ đạo thôi. Mấy công việc ngốn thời gian tôi đã thuê hết Cộng tác viên là mấy đứa sinh viên làm rồi. Thuê chục đứa, mỗi đứa tháng 5 triệu, chúng nó làm không biết mệt mỏi.
Khi tôi qua thì Thương đã đứng đợi sẵn. Cô bất ngờ và lưỡng lự khi thấy tôi đến đón cô bằng một chiếc ô tô!
Chả là tôi đang có ý định mua một chiếc xe để đi lại phục vụ công việc. Thằng bạn tôi làm sales ở hãng Ford thì cứ dụ tôi mua Ranger đi. Tôi thì cũng khoái dòng bán tải vì tiện dụng, sáng thì chở gạch chở đất chở đá chở phân cho nhà vườn trên Ba Vì, hoặc đi gặp khách hàng, tối thì chở gái đi chơi, đi café, đi xem phim… Hết sức tiện lợi.
Dẫu vậy tôi còn đang phân vân xem nên là mua Ford hay Mazda hay Nissan… Tiện đợt này mượn luôn con Ford Ranger của thằng bạn lái thử đường dài xem có phê pha không. Khi tôi nói ý định mua xe thì lũ bạn tôi nhâu nhâu lên chửi, đm thanh niên quản trị tài chính tiêu tiền như lồn, thuê cái nhà trọ rẻ rách 3 triệu/tháng và mua ô tô đi, mày định làm màu hay lấy le với gái à. Tôi bảo kệ mẹ tao.
Tôi là thế mà, vẫn thích làm chuyện ngược đời, kiểu như, bỏ một đứa sinh viên trường Kinh tế Quốc dân, ngoan hiền học giỏi, cùng quê, chỉ hơi dẩm lol tý thôi, để theo mấy con phò, cũng ngoan hiền, trình độ văn hóa cỡ <12/12, và cũng dẩm lol chẳng kém.
Tôi xuống xe, mở cửa cho Thương và giúp cô bỏ balo lên hàng ghế sau. Từ khi tìm hiểu về ô tô, tôi hay theo dõi Diễn đàn Otofun để ngóng xem các “cụ” có kinh nghiệm gì hay, những pha xử lý gì đẹp thì học hỏi theo. Và tôi đã tiếp đãi Thương bằng một vài hành động khá tinh tế và lịch lãm như xuống xe mở cửa xe cho cô và giúp cô xếp ba lô gọn gàng vào xe chẳng hạn.
Cô có vẻ hơi ái ngại khi thấy tôi trong trang phục bảnh bao là lịch sự, mặc quần jeans áo trắng, khoác ngoài bằng chiếc vét nâu da bò, đeo kính râm, tóc thì vuốt vuốt trông thật đẹp trai. Cô cười bảo anh làm gì mà như đi hỏi vợ thế. Tôi phơi phới trong lòng, giá mà chuyến này đi hỏi vợ thật thì tốt hihi.
– Anh David Tèo, Phó phòng Kinh doanh, thay mặt công ty về thăm sức khỏe gia đình cô nhân viên Nguyễn Thị Thương Thương. Em thấy vậy ổn không?
– Anh thật là… Bày vẽ quá… Em cảm ơn anh Tèo nhiều ạ. – Tôi quay sang nhìn cô đang cười híp cả mắt lại vì vui.
Mở đèn xe lên, tôi mới kịp nhìn rõ Thương. Cô mặc quần bò rộng, đi giày thể thao, áo thun trắng, tóc xõa dài, mặt mộc. Trông cô thật giống một sinh viên tỉnh lẻ lên Hà Nội học, sau 1 – 2 năm thì cũng gọi là biết ăn mặc hơn chút nhưng vẫn giữ được chất quê. Những ngón tay cũng được tẩy hết màu ở các móng, cắt ngắn tinh tươm.
Tôi chợt nhớ lại hình ảnh khi cô ngồi vắt vẻo trên bar, mặc quần ống xẻ hở nửa đùi, những ngón tay đan trên ly rượu Chivas 21, nom thật sành điệu và chất chơi, khác xa những gì tôi đang thấy trước mắt. Cả hai phong cách tôi đều thấy đẹp, nhưng tôi thích giản dị hơn, nếu cô đến với tôi với tư cách một người bạn.
– Anh chẳng biết mua gì làm quà nên đã mua mấy cân hoa quả đang để trong thùng xốp đằng sau. Nếu em có tư vấn gì thêm thì bảo anh dừng lại bên đường mua nhé.
– Em cảm ơn, nhưng không cần đâu ạ. Anh chú đáo quá. Về chơi thăm nhà em là bố mẹ em vui rồi. Đừng mang đồ gì nhiều bố mẹ không thích đâu ạ.
Thật ra cái thùng hoa quả kia cũng toàn đồ xịn tôi đặt mua ở cửa hàng nông sản sạch. Mỗi ký nho, táo, cherry cũng toàn có giá tiền trăm.
Tôi hỏi cô ăn sáng chưa, nếu đói thì tôi rẽ vào quán nào đó ăn lót dạ, cô bảo thôi, em không đói, nếu anh đói thì vào ăn, không thì cứ chạy xe thẳng một lèo về nhà đi ạ.
6h xe bắt đầu chạy từ công viên Nghĩa Đô, ra Phạm Văn Đồng rồi lên đường vành đai 3 trên cao thẳng tuốt mà đi. Đường Quốc lộ 1 từ cầu Thanh Trì đi Bắc Giang, sau khi nâng cấp thành đường cao tốc tôi chưa đi lần nào, nên hết sức dè dặt, đi làn trong tốc độ thấp hơn, vừa đi vừa phải ngắm nghía biển chỉ dẫn, biển tốc độ, không là hugo phi ra chặn đầu xe lúc nào chẳng hay.
Qua Thành phố Bắc Giang trời mới thực sự sáng hẳn. Vài tia nắng đầu ngày lấp ló sau máy đám mây đùng đục phía chân trời. Nắng ngày càng lên và sáng rõ hơn, lướt trên những thửa ruộng sắp trổ đòng, xuyên qua cửa kính xe, hôn lên tóc và má Thương. Cảnh tượng vô cùng đáng yêu đó khiến tôi không kìm được cảm xúc, một tay buông khỏi vô lăng sang nắm lấy tay em và cất giọng hát: … Dường như nắng đã làm má em thêm hồng.
Làn mây bay đã yêu tóc em.
Trộm nhìn anh khẽ cười khiến em thẹn thùng.
Áo trắng em bây giờ… tan trường… Em quay nhìn tôi cười mỉm rồi lại quay ra cửa sổ nhìn xa xăm…
Theo sự chỉ dẫn đường hết sức vòng vèo của cô, cuối cùng tôi cũng đến được con đường làng dẫn vào nhà. Cô bảo tôi dừng lại chút trước cổng làng, rồi bấm máy gọi điện về nhà.
– A lô bố ạ. Con sắp về đến nhà rồi. Bố mở cánh cổng kia to ra giúp con với. Con đi ô tô với bạn ạ.
Tôi thầm nghĩ, chắc gọi điện để báo ở nhà xem có cái gì lủng củng thì cất gọn nó vào, quét dọn nhà cửa sạch sẽ tinh tươm chút để đón khách quý. Phó phòng Kinh doanh chứ đùa à. Chứ còn mở cổng cho xe vào thì kể cả xe đến rồi mở cũng có chết ai…
Sau chục phút Thương bảo anh đi tiếp đi. Tôi đánh lái luồn lách qua con đường nhỏ, và thẳng tiến vào ngôi nhà với cánh cổng và cái ngõ rất rộng, nhưng nhà thì chỉ vừa vừa nếu không muốn nói là nhỏ so với sự rộng rãi đai đai ở nông thôn.
Từ bên ngoài nhìn vào, tôi có thể dễ dàng nhận thấy điều ấy. Đậu xe trong sân, tôi chỉnh đốn lại áo sống tóc tai, hít một hơi dài. Ôi mẹ kiếp. Sao tự dưng lại hồi hộp thế này? Mới là Phó Phòng thôi mà đã run quá, không biết mấy bữa nữa thành Giám đốc rồi thì làm sao đây?
Tôi xuống xe, chạy sang bên kia mở cửa cho Thương, lấy giúp cô ba lô ở ghế sau, và lấy thùng hoa quả ra. Bố mẹ Thương đã đứng ở trước sân, cười rạng rỡ và cuống quýt, lăng xăng không biết phải làm gì, tay chân cứ vung vẩy không có mục đích. Có lẽ họ cũng đang vui và hồi hộp như tôi vậy…
– Cháu chào hai bác ạ! – Tôi hơi gập người, cúi đầu cất lời chào thật lễ phép. – Thôi chết. Hơi xã giao quá rồi. Tôi đoán thế, nên kịp ngâng lên và nở một nụ cười tươi và thân thiện, như thể đứng trước mặt tôi là bố mẹ đẻ của tôi vậy!
Thương đã kịp chạy lại và ôm chầm lấy mẹ cô, vừa ríu rít khoe, con không bị say xe mẹ ạ. Cái ôm và câu chuyện ấy thật giống khi xưa tôi đi học Đại học, mỗi lần về quê là mẹ đứng đón ở ngoài cổng, xong câu hỏi đầu tiên bao giờ là có bị say xe không.
Bố Thương mời tôi vào nhà và rót nước. Thương giới thiệu đây là anh Tèo, sếp của con, anh Tèo nay về chơi thăm nhà mình.
– Dạ. Thương cũng có ý mời anh em đồng nghiệp về thăm nhà nhưng đợt này công ty bận nhiều việc nay mới sắp xếp để về thăm được. Được tin bác gái đợt này không được khỏe nên Công ty nhờ cháu gửi tới bác phần quà nhỏ, mong bác yên tâm điều trị bệnh, sớm bình phục. Để cho Thương còn yên tâm công tác, phục vụ công ty ạ. Thương là nhân viên xuất sắc 3 tháng liên tiếp rồi đó hai bác.
– Ôi quý hóa quá. Tôi có làm sao đâu mà. Con này nó chỉ vẽ chuyện. Anh về chơi là quý hóa lắm rồi. Công ty lại còn chu đáo thế. Gia đình hết sức cảm ơn.
Trong lúc này Thương hơi liếc nhìn tôi, cười tươi vì thấy tôi diễn đạt quá, và hơi nhếch lông mày đầy ẩn ý, có lẽ vì cô thấy, ngoài túi hoa quả to kia ra, còn kẹp thêm cả một cái phong bì.
Khi câu chuyện đã có vẻ bắt đầu vào guồng và tự nhiên hơn rồi, tôi mới bắt đầu kịp để ý xung quanh. Ngôi nhà nhỏ 3 gian có một căn buồng lồi kiểu nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, lợp ngói đỏ, không cầu kỳ kiểu cách, nhưng rất gọn gàng quy củ. Mọi đồ đạc trong nhà đều toát lên đây là một gia đình bình thường ở một miền quê yên bình.
Bố mẹ Thương, chắc đều đã ngoài 50. Ồ. Thương mới 20 tuổi thôi, vậy là gia đình này sinh con cũng khá muộn nhỉ. Nhưng không! Khi tôi đáo quanh thì thấy trên bàn thờ có một di ảnh của một nam thanh niên trẻ. Chắc là anh trai của Thương. Ồ. Chết trẻ quá. Tội nghiệp! Nhưng mà… Tại sao… Người này nhìn quen quá nhỉ? Tôi đã thấy ánh mắt và nụ cười của người đó ở đâu rồi. Hơi sởn gai ốc. Ghê ghê.
Vẻ đẹp của Thương, có lẽ là được nhận lại di truyền từ mẹ, nhất là đôi mắt. Bác gái hơi gầy, hom hem, tóc đã lốm đốm hoa râm, nhưng ánh mắt hẵng còn tinh nhanh, hiền hậu.
Mỗi khi bác nói nhắn nhủ một lời gì đó, là ánh mắt ấy như tỏa ra một cảm xúc tràn đầy yêu thương, nhìn ánh mắt mà như thấu cả nỗi lòng người nói.
Khác Thương ở chỗ, dù cũng to tròn và trong ngần, nhưng của Thương khá vô cảm xúc, nhìn vào chỉ thấy một màu ngây thơ, không đoán định được là cô đang buồn hay vui. Đó là sự quyến rũ ma mị!
Nói chuyện một lát, bác gái giục Thương chuẩn bị nấu cơm đi, rồi bảo tôi ở lại ăn chung với gia đình một bữa cơm. Tôi “dạ” một cái như thể đó là một điều hiển nhiên, không lẽ giữa trưa rồi mà bác còn đuổi con về không cho ăn cơm huhu.
Tôi nói bác đi nghỉ đi cho đỡ mệt và xin phép xuống phụ Thương nấu cơm. Bà bảo, ấy chết, ai lại làm thế, anh cứ ngồi đây uống nước, để tự nó làm, con gái 20 tuổi đầu rồi chứ ít gì. Tôi bảo không sao, ở nhà cháu vẫn phụ mẹ và chị nấu cơm mà bác, bác cứ đi nghỉ đi ạ.
Tôi xin phép đưa Thúy Anh ra chợ mua thêm chút đồ, tại vì là, định mổ gà nhà nhưng sáng nay bố Thương đã chót thả hết chúng nó ra vườn rồi, không sao bắt lại được. Bà thì cứ càu nhàu ông, tôi đã dặn từ tối qua rồi, đừng thả ra, ông lại còn thả. Ông gãi đầu cười hì hì bảo, tôi quên.
Thương chỉ tôi lối ra chợ. Đó là một con chợ cóc kiểu nông thôn bán mấy thứ rau cỏ và thịt, cá tôm. Thương lựa lựa mấy mớ rau, mua một con gà sống, hỏi anh có biết cắt tiết gà không thế. Chuyện, mua đi anh làm cho.
Tôi định qua giúp cô xách đồ nhưng trong bộ đồ áo vét thắt cà vạt kẹp kim vàng thế này, thật sự mọi người sẽ nhìn. Tôi không ngại nhưng Thương chắc chắc sẽ ngại. Cô chủ động bảo anh cứ đợi em ở xe đi đi, em mua tý là xong ý mà.
Và ngay kể cả khi tôi đã cố tình không xuất đầu lộ diện thì hằng trăm cặp mắt của những người bán hàng cùng với những người cùng xóm đang đi chợ, tay xách nách mang lỉnh kỉnh các thứ, đã đổ dồn về phía hai chúng tôi. Hai người ăn mặc lịch sự, đi ô tô, và mua những thứ quà quê.
– Uê. Anh Tèo cắt tiết gà siêu quá. Đủ tiêu chuẩn lấy vợ rồi.
– Anh đủ tiêu chuẩn lấy vợ lâu rồi. Cắt tiết gà từ khi chưa dậy thì cơ mà hehe.
– Đây, anh chặt cái này ra cho em. Đùi với cánh để luộc nhé. Nầm thì để xào chả ăn cơm.
Rồi cô lại tiếp tục sai tôi hàng loạt các thứ việc linh tinh nữa. Anh bóc hành cho em, đập tỏi cho em. Gọt bí cho em. Rửa rau cho em…
Mẹ Thương lững thững bước ra hiên, thấy thế thì mắng: Con này vô duyên, mày làm sếp anh anh Tèo làm sếp, rồi cười một cái không thể tươi hơn.
– Ở Công ty thì cháu là sếp còn về nhà thì Thương là sếp bác ạ. Bác thấy đấy, em ý là nhân viên xuất sắc những 3 tháng liền. Còn cháu ở nhà, vẫn là một thanh niên hậu đậu bác ạ.
– Anh cứ khiêm tốn. Nhìn anh là bác biết rồi. Tháo vát, giỏi giang, nhanh nhẹn. Còn cái con kia. Nó lười lắm anh ạ. Mọi khi về nhà tôi toàn phải nấu cơm cho nó ăn đấy. Đã thế còn yếu ớt. Từ có Hà Nội về đây mà cũng say xe. Nhờ anh chỉ bảo thêm cho em nó…
– Mẹ thật! Cứ nói xấu con thế. Hihi – Thương nói vọng ra.
Lát sau bà lại lững thững vào nhà, nhưng vẫn cười và giọng nói thì sang sảng, khác hẳn lúc đầu, nói yếu như người hết hơi. Thương đang đứng xào rau, tôi mon men lại gần nói nhẹ nhẹ vào tai:
– Em đang làm gì thế? – Đoạn vòng tay ôm từ sau, định vặn núm tắt bếp.
Thề. Phụ nữ có rất nhiều bộ dạng khiến đàn ông kích thích, nhưng với tôi kích thích nhất là khi: 1. Trong bộ dạng đồ ngủ xộc xệch, tóc tai rũ rượi ở trên giường. 2. Đứng nấu cơm trong bếp. Tôi đã xem rất nhiều phim thể loại “Bà nội trợ” của điện ảnh JAV, khi nhận vật nữ đang đứng khuấy đũa thì nhân vật nam xuất hiện, ôm từ phía sau, đưa tay tắt bếp, xong bóp vú, xong hôn, xong tụt quần, xong nữ ngồi lên bàn bếp hoặc đứng khom người chổng mông. Và Phập! Phập! Phập…
Tôi định bắt chước như thế, cũng đã đến đoạn tắt bếp và định hôn rồi, nhưng Thương gạt ra bảo, đừng mà, anh đứng tránh ra kẻo mỡ bắn vào tay giờ.
Tôi bẹo đít cô một cái và đứng ra xa để cô tiếp tục nấu cơm. Hai đứa lườm nhau cười rúc rích. Cái cười chỉ tắt ngúm khi bác trai hắng giọng một cái. Pha tình tứ vừa giờ đã bị ông vô tình bắt gặp.