Đầy tớ – Phần 1

Phần 1
Tiếng gà kêu vang khắp một góc nhỏ mé đất gần lạch nương, cả một túm người xúm lại hò hét inh ỏi, màn sát phạt này cứ chiều là lại diễn ra, thứ cờ bạc đã ngấm vào lòng người dân xứ nẫu miền tây nam bộ.
Trong đó có một đứa mới độ mười sáu mười bảy, thế mà dáng người nó đã lớn hơn hẳn đám người lớn, nó chăm chú nhìn hai con gà đấu đá lẫn nhau, mặt nó sáng ngời lên.
Tiệc vui nào cũng có lúc tàn.
Coi kìa, con gà mào tím kia mặt rịn máu, thở khò khè, chẳng mấy đã chạy thụt mạng, để con gà lông đỏ mào dí giết lên xuống.
Cả đám kẻ kêu người than, trái lại có kẻ vui mừng hí hửng thắng đậm quả này.
Chợt một bàn tay đặt lên vai nó. Một tông giọng ồm ồm phát lên:
“Ê Như, mày lại bắt con đại tướng cho tao, thắng rồi”
Nguyên nó là chân sai vặt của lão Tám, chủ của đại tướng lông đỏ.
Như làm mặt hớn hở, làm theo lời lão, chẳng mấy nó đã bồng con gà trong lòng.
Lão Tám ngồi đếm lại tiền thắng, rồi lão chìa cho nó vài đồng lẻ.
“Hôm nay thắng trận, tao thưởng cho mày, lấy mà kiếm gì nhét bụng…”
“Dạ, dạ… ông Tám tốt với con quá…”
“Coi mày giúp tao thì tao phải trả công rồi, có qua có lại phải không nè”
“Dạ điều này ông nói chí phải…”
“Thôi mày về đi chắc thằng cha mày chờ lâu rồi đó, cũng chiều rồi”
Như lục tục đi ra khỏi cổng rồi nó co chân đánh một mạch về nhà…
Nhà nó chỉ đơn giản là một căn nhà gỗ lợp ngói đơn sơ, trong nhà chỉ độc mỗi bộ bàn ghế, bàn thờ là của quý trong nhà mà thôi, mảnh đất nhỏ nhưng lấp đầy cây cối xanh um cả lên.
Nhà nó chỉ còn lại hai cha con, mẹ nó vì bệnh mà mất mấy năm trước, của cải hầu như ra đi từ lần đó.
Cha nó nằm nghỉ trên chiếu, đôi mắt nhìn mệt mỏi, cũng có tuổi rồi. Đã tới ngũ tuần. Ông có nó lúc hơn ba mươi tuổi.
Hai cha con dùng cơm, chỉ có nồi cháo và canh cá do cha nó bắt gần sông phía sau nhà.
Vừa ăn vừa nói linh tinh cho hết ngày, chuyện tiền nong giờ dồn hết lên vai nó.
Dẫu khổ mấy cũng chả là gì cả, nguyên nó khỏe như con trâu vậy, làm việc cũng chả than mệt bao giờ.
Sáng hôm sau…
Như chào vội cha nó rồi chèo thuyền từ con kênh nhỏ, rồi từ đó xuôi mái chèo ra sông lớn.
Buổi sáng thì chèo thuyền đưa khách, buổi chiều thì đi bốc vác gạo hay khiên lu gạch, còn dăm ba bữa thì đi bắt gà cho lão Tám, hơn ai hết lão Tám trả công nó hĩnh hơn hết.
Trời đã lên nắng khắp cả mặt, sáng giờ nó đưa đò qua lại sông cũng lãnh được gần mấy đồng.
Như tấp con thuyền vô bờ, cẩn thận cột neo lại rồi ngồi bệt xuống đất, nó mở bình ra uống ngụm nước cho đỡ khát, nắng mỗi lúc mỗi gắt.
Vừa lấy nón lá thổi cho bớt cái nóng đi, nó vừa lẩm bẩm.
“Như vầy là gần đến canh trưa rồi, mình phải về nhà ăn cơm rồi đi xuống xóm dừa mần ăn thui…”
Xong xuôi nó đội nón lên đầu, lục tục đứng dậy định xuôi thuyền đi.
Chợt ở đầu đường xuất hiện một đám người tiến lại, ngó bộ là khách muốn sang sông đây.
Càng lại gần thì nó càng trông rõ dung mạo từng người hơn, ăn mặc sang trọng quá, là tầng lớp phú hộ giàu sang đây mà, một lão già đứng tuổi cha nó và hai người phụ nữ.
Nhưng nó áng chừng hai người không phải mẹ con. Bởi sự khác biệt vẫn thấy rõ.
Cái nón che hết cả mắt nó, lại đứng dưới bờ đất thành ra lại khó thấy hết gương mặt từng người.
Lão già vận bộ y phục áo dài, từng đường thêu họa tiết thanh lam nổi lên sự giàu có của lão. Hai người còn lại không phải ngoại lệ. Hai người nữ đều mang y phục áo dài như lão, thêu hình phượng bay vẻ quý phái quá.
Lão lên tiếng hỏi nó.
“Đò này sang sông được mấy người?”
“Dạ bẩm ông, đò này con chở vừa đủ cả ba người ạ”
“Tay lái mày vững không mà đòi chở hết cả bọn tao, khéo lật thuyền đấy?”
“Dạ con nào dám láo, con chèo cũng hơn hai năm rồi”
Nó bịa chuyện cho lão nghe, chứ thực nó chỉ mới vô nghề chưa tới một tháng, chỉ bởi cha nó đã nghỉ từ tháng trước do một trận ốm làm ông tê cánh tay không cầm chèo được. Rồi nghỉ hẳn để nó tiếp quản.
Lão ngó cái mặt của nó, rồi liếc sang hai người nữ cạnh bên.
Chốc lát cả ba đều bước xuống thuyền. Có vẻ hai người nữ vẫn chưa thành thục lắm, đứng có vẻ nghiêng ngả.
Lão đánh tiếng cho nó.
“Rồi mày cho thuyền đi được rồi đấy”
“Dạ thưa ông con xuất phát ạ”
Nó ở phía sau từ từ khua mái chèo đi tới, lúc này có thể ngắm nhìn hai người nữ từ phía sau, quả thật xứng tầm mỹ nhân.
Nó chèo thuyền trên sông này cũng chở nhiều hạng người, nhưng đa phần là cùng tầng lớp như nó, gặp nhiều loại phụ nữ khác nhau nhưng không có ai trong đó mà nó thấy tương xứng với cả hai người.
Quả là sự khác biệt đến từ địa vị.
Mắt nó hết liếc lên lại liếc xuống, nhìn bờ mông đẫy đà của từng người mà nó cứ xốn xang mãi thôi, chỉ là người nữ trẻ hơn vẫn có điểm vượt trội, nếu không muốn nói là có sự cách biệt, có lẽ là do dáng người cao ráo hơn cả.
“Cái mũ chết tiệt này, mày che khuất mắt tao rồi. Làm sao tao ngắm nhìn được hai mỹ nhân đây…”
Nó vừa chèo vừa nghĩ thầm trong tiếc rẻ.
Ánh mắt này lúc này lồ lộ vẻ tà dâm, mà nếu không có chiếc mũ che đầu kia chắc hai người nữ cũng đã phát giác cả rồi. Điểm này thì nó phải cảm ơn mới phải chớ sao lại trách cho được.
Nhưng có lẽ linh cảm cũng đúng, chốc chốc một trong hai lại liếc về phía nó với ánh mắt đầy vẻ bất an lẫn dò xét.
Thế là nó mới thu lại ánh nhìn rồi chú tâm vào việc chèo thuyền.
Rồi thuyền rẽ nước nhanh chóng nhập đầu kia. Vừa cập thuyền, cả ba người đã đủng đỉnh đi xuống, lão nhét cho nó vài đồng, tiền boa cũng không lớn lắm, có vẻ càng giàu có thì lũ trọc phú càng keo kiệt.
Xong xuôi, nó cũng tính đưa thuyền vào con kênh nhỏ, rồi xuôi theo dòng về nhà.
Bất chợt lão ngó nhìn xung quanh rồi hỏi nó.
“Ê mày có biết nhà ông Tư Sang đâu không?”
“Dạ con biết nhà ổng ạ…”
Nguyên là cha nó có biệt danh Tư Sang, bởi dòng họ của ông nghe nói là giàu có lắm, còn ông không hiểu sao vẫn nghèo rớt mồng tơi, đấy gọi là có tiếng mà không có miếng đó.
Nó lỡ mồm nói ra, nhưng rồi nghĩ lại trong bụng.
“Chà lão giàu có này đến tìm cha mình chắc không phải chuyện vui gì đâu ha, khéo lại đến đòi nợ… mình phải nghĩ kế thôi…”
Nó đổi nét mặt tỏ vẻ không quan tâm:
“Uả ông có việc chi không ạ? Gần đây Tư Sang bị bệnh nằm ở nhà suốt không đi đâu được cả…”
Tất nhiên là nó phải hỏi trước, ngó bộ là lão này đến để đòi nợ đây, lũ người giàu toàn thế cả.
Chẳng ngờ lão đổi sắc mặt, liền than trời một câu:
“Trời ơi thằng em tao bị bệnh nặng lắm sao?”
Lão khịt mũi.
“Mày nhanh chỉ nhà cho tao đi lẹ nào… nhanh lên”
Thế là nó không còn nghi ngờ chi cái sự này nữa, hóa ra đều là người quen họ hàng cả. Ây da vậy là cả hai người nữ kia đều là họ hàng cả sao? Vậy mà lúc nãy nó nhìn chằm chằm thế kia, vậy là không được rồi, thất lễ thất lễ.
Nó liền cúi người xuống, giọng thắm thiết làm sao:
“Bẩm ông, Tư Sang là cha của con ạ!”
Lão tỏ vẻ ngạc nhiên, nhưng rồi thu người lại, lão đáp:
“Vậy mày là cháu của tao đó sao… hèn gì nhìn mày cũng có nét giống giống đó”
Lão nhìn kỹ gương mặt nó. Xăm soi từ trên xuống dưới cả.
Mà nó chỉ mặc nguyên bộ đồ nông dân màu nâu dính bùn áo cũng sờn hết cả, chẳng có gì cả…
“Cũng mừng cho thằng em tao, có thằng con trai lớn khôn thế này, lại to cao khỏe mạnh…”
Câu này không biết là khen hay đang châm chọc đây.
Lão còn muốn nói thêm nữa nhưng đang giữa đường giữa xá, nói chuyện lại không tiện.
Nó thưa:
“Dạ bẩm ông để con dẫn ông đi ạ”
Rồi nó lội xuống cột dây neo thuyền tạm lại. Nó chỉ đường cho cả bọn.
Chẳng mấy chốc đã thấy cái nhà nhỏ bé.
Vừa bước vào sân, lão già đã cất tiếng gọi tên cha nó, giọng ồm ồm:
“Tư ơi, anh đến thăm mày đây, anh Ba của mày đây.”
Trong nhà có tiếng lục tục rồi một tiếng động khẽ phát ra. Cha nó từ phía sau lúi húi đi tới.
Ông ngó xem là ai đang gọi mình đó, rồi thì cả hai thấy mặt nhau. Như một tia sét đánh tới.
Ông không kiềm được cảm xúc, giọng mếu máo làm sao:
“Trời ơi anh Ba…”
“Thằng Tư…”
“Anh Ba…”
Cả hai tay bắt mặt mừng, không giấu nổi vẻ bồi hồi xúc động.
Như mới bỏ mũ xuống, treo vội lên nhánh cây gần đó. Lòng nó cũng thấy lâng lâng cảm xúc.
Từ đây nó mới thấy rõ nét mặt từng người một.
Chợt người nữ trẻ tuổi cất tiếng, giọng ân cần:
“Thưa cha, đừng quá xúc động, bác sĩ đã dặn rồi… cha chớ nên thái quá…”
“Ờ ờ… phải rồi, mày nói cũng phải.”
Cha nó hỏi lại:
“Kìa anh bị bệnh sao?”
Lão mới cười nham nhở:
“Già rồi thì có gì đâu, chỉ là bệnh tim mạch mà thôi… uống thuốc là khỏe”
“Mày mới đáng lo đấy Tư à, trông mày khổ quá…”
Cha nó mới ngó nhìn người nữ kế bên, vẻ tò mò.
Sực nhớ ra lão mới đáp:
“À phải rồi, Đây là Tuyết Ngọc Mai, con dâu của anh…”
Thực là một tuyệt sắc mỹ nhân, làn da trắng như tuyết, nét xuân thì lồ lộ khắp cả, áo ôm thành đường cong trên cơ thể, dáng người thập toàn đầy đặn, căng phồng sắc xuân, như hoa chớm nở, tuổi vừa đôi mươi. Thực là đẹp không thể tả hết lời.
“Còn kia là vợ thứ ba của anh, Mai Trâm”
Làn da trắng trẻo, dáng người lả lướt, nét ngài đoan trang, cơ thể đầy đặn uốn lượn từng nét, vẻ thuỳ mị pha lẫn quý phái làm nên nét tôn nghiêm, ước chừng tuổi chưa quá ba mươi. Quả thực là bảy phần tám phần, so với con dâu chẳng kém cạnh, chỉ thêm nở rộ cảnh xuân.
Cả hai chào cha nó. Ông cũng đáp lại vẻ nhiệt tình.
Rồi cha nó cũng tính giới thiệu nó với cả bọn, nhưng lão đã bảo biết từ trước rồi.
Qua màn hỏi thăm, lại đến phần hàn huyên tâm sự của hai anh em.
Cả hai ngồi nói chuyện sẵn miếng nước trong nhà, có vẻ rôm rả lắm, còn nó thân phận nhỏ chỉ đứng ngoài sân chờ đợi, còn hai người nữ thì đứng riêng một góc bên hiên nhà.
Ngó như vậy nó tính đường bắt chuyện với cả hai, dù gì cũng là người quen họ hàng tính đường làm quen trước chả phải chuyện thiệt thòi gì cho lắm.
Nó liền thu mình tỏ vẻ lễ phép, đoạn nó tiến tới trước mặt cả hai.
Cả hai nữ nhân nhìn nó vẻ lạ lẫm. Ánh nhìn cả hai đều mang vẻ lạnh lùng. Đây gọi là cái nhìn phân biệt tầng lớp đó, chuyện này nó cũng gặp nhiều lần rồi. Đi trên đường gặp kẻ giàu có nó thường phải dạt sang bên nhường đường cho, ấy thế mà vẫn bị trách đó, còn bị ném cho cái nhìn khinh khỉnh nữa.
Chuyện này đối với nó riết cũng thành quen, rốt cuộc cũng trở nên chai lì đi, trơ như cục đá. Và mỗi lần như thế này nó phải làm gì nhỉ. Đơn giản thôi mà.
Nó cười tỉnh queo làm bộ ngây ngô:
“Dạ con chào hai người ạ… hai người có việc chi cần con giúp không?”
Một trong hai lên tiếng, là vợ ba của lão, tên Mai Trâm.
“Tao đứng nãy giờ cũng mỏi chân rồi à, mày có biết quán nước nào gần cho tụi tao nghỉ chân không?”
Việc này dễ như bởn với nó đây mà.
“Dạ, thưa bà, chỉ cần đi một đoạn lên trên rồi rẽ trái là gặp hàng nước thôi ạ.”
“Tốt mày dẫn đường cho tao đi”
Rồi cô quay lại hỏi con dâu. Giọng từ tốn:
“Mày có đi với tao không?”
Ngọc Mai đáp:
“Dạ, dì cứ đi trước ạ”
Chắc là lo lắng cho sức khỏe của lão đây mà, thực là con dâu hiếu thảo.
“Ôi lại lo lắng hão, mày cứ đứng đây mà nhịn khát. Tao đi đây.”
Rồi cô giục thằng Như đi theo.
Quãng đường đi bộ ngắn ngủi chỉ vài bước chân là tới thôi. Quán nước này là quán tủ của nó đó. Trưa nào nó cũng ghé vào đánh một giấc rồi lại đi làm tiếp.

To top
Đóng QC