Đảo lạnh mù sương – Phần 4

Phần 4
– “Ối giời ôi! Cả nhà ơi!” – Một cô thợ cũng vừa bước vào, nhìn thấy cảnh tượng trên bàn thì chạy ngay ra ngoài khoe với cả shop. – “Hôm nay nhà mình có đầu bếp năm sao đến trổ tài rồi. Đồ ăn trưa như tiệc buffet trong khách sạn.”
– “Bọn chúng em chỉ nấu tạm bợ cho xong bữa trưa thôi.” – Quỳnh ngượng ngùng giải thích. – “Có hôm không kịp nấu. Như hôm nay định chỉ ăn mì gói thôi.” – Nói đoạn cô chạy ngược ra ngoài bàn. Lúc nãy vào chỉ cầm theo 110 định trả tiền. Giờ quay ra lấy thêm 2 tờ 20 nữa. – “Em gửi anh.” – Quỳnh nhỏ nhẹ, đưa tiền bằng cả hai tay. – “Cảm ơn anh nhiều lắm.”
– “Chị tuyển anh ấy làm đầu bếp luôn đi.” – Mai. Cô gái lúc nãy đã quay lại. Khích chủ.
– “Anh ấy bận nhiều việc lắm.” – Quỳnh đáp. Nhưng mắt lại nhìn thẳng vào Sơn như chờ đợi anh nhận lời.
– “Cuối tuần thì được.” – Sơn lúng túng trả lời. Quỳnh có biết đâu anh đã bị đuổi khỏi cục biên phòng rồi, giờ đói rã việc gì cũng nhận ngay.
– “Vậy mai anh đến nữa nhé.” – Cẩm Quỳnh mừng rỡ. – “Tiện thì mua luôn thức ăn em sẽ hoàn thêm tiền.” – Ánh mắt của cô long lanh ẩn chứa rất nhiều điều muốn nói. Đã bao nhiêu là nước chảy qua cầu rồi nay mới gặp lại được cố nhân.
– “Phải. Cũng phải hơn 7 năm rồi.” – Sơn nhủ thầm trong đầu trên đường lái xe trở về.
Năm đó, Sơn đang quản lý một đội công vụ di động, chuyên thanh lọc các hồ sơ tị nạn. Công việc đơn giản. Chỉ lấy dấu vân tay, ghi tên tuổi đương sự và nếu họ xin tị nạn thì hỏi lý do. Có vậy thôi nhưng không phải ai cũng biết quyền lợi của mình, đặc biệt là người vượt biên từ Việt Nam qua Pháp vào Anh. Có chàng trai dáng vẻ học thức khôi ngô nhưng hỏi câu đó cái là hùng hổ lên khẳng định “em chưa bao giờ theo tệ nạn nào và cả đời sẽ không bao giờ vướng tệ nạn.” Có người thì nói thẳng sang Anh để kiếm tiền xóa nghèo ở quê, tức là tự mình ký vào lệnh trục xuất vì thế giới không chấp nhận di dân kinh tế.
Như cô gái này vậy. Từ trên xe công – ten – nơ xuống, láo ngáo đi ra đường cao tốc là cảnh sát tới hốt luôn, đưa vô trại di dân. Ngồi nói chuyện với Sơn cứ tưởng Sơn là phiên dịch cho cái ông tây đi cùng, mà thật ra là lính của Sơn.
– “Quê em ở Hà Tĩnh khổ lắm. Em học sư phạm ra chạy chọt mãi mới được vào biên chế. Nhưng không chịu đi tiếp khách ủy ban nên phải lên núi cắm bản.” – Cẩm Quỳnh ngồi kể trong gian phòng hỏi cung khá rộng rãi của trại Deptford. Nơi đây là trại di dân duy nhất giữ phụ nữ và thiết kế là cả gia đình họ nữa, nên trong phòng thẩm vấn có sẵn một góc nhỏ cho trẻ con chơi. Ánh nắng từ cửa sổ xiên chéo qua chiếc áo phông quá khổ, chắc là lấy từ đống đồ từ thiện trong trại, không có coọc – xê.
Quỳnh khai tới đâu thì Sơn ghi tới đó. Nhưng không phải những gì cô nói. Mà là một kịch bản do anh tự phóng tác ra. Dựa trên những gì Quỳnh đã trải qua trong cuộc đời. Nhưng chỉ chọn lấy những chi tiết có liên quan tới việc được cho ở lại Anh quốc tị nạn, và mô – đi – phê lên một chút. Rằng cô bị chính quyền cộng sản ngược đãi và được một tay xã hội đen gốc Nghệ An giải cứu bằng cách đưa sang Nga. Rồi từ Nga lại bị bán sang cho một băng đảng người Chechnya đưa sang Pháp. Bị hiếp dâm cho tới khi biết có bầu thì bọn chúng nhanh chóng phủi tay, đẩy lên xe công – te – nơ hất sang Anh.
Đi nước ngoài, mà nhất là từ quê nhà của Quỳnh, thì ai cũng phải bán nhà thế chấp đất đai trả hàng chục ngàn euro cho đường dây. Mà đường dây thì chuyển từ chủ nọ sang chủ kia gọi là bán khách thôi. Đi trên đường đẹp như vầy bị hiếp dâm là bình thường, từ chủ đường dây, người đưa đường, cho tới bạn cùng đi. Khai một đằng thì nhận là di dân kinh tế. Viết xuống một nẻo là sẽ được quy chế nhân đạo dành cho nạn nhân buôn người. Nhất là có thêm chữ ký không phải của nhân viên thường mà là sếp nhỏ như của Sơn nữa, thì hầu như sẽ không có ai hỏi lại nữa mà cấp giấy tờ luôn, gọi là fast – tract.
Nhưng Cẩm Nhung lúc này không biết đến điều đó. Chỉ cố gắng đong đưa với ông già tây nhân viên sắp về hưu của Sơn. Ông ta cũng đang rung động với cô gái đẹp như thiên thần này, mà trên người khoác bộ quần áo tạm rộng thùng thình đúng là như chẳng mặc gì vậy. Lẽ ra đương sự phải tự lăn tay mình vào mực đen rồi lăn lên tờ giấy hồ sơ, nhưng ông ta cầm trọn lấy tay cô gái mà mân mê. Còn vòng cánh tay qua thân mình để cô ta muốn chạm được vào tờ giấy phải nếu mà không cố ý ôm sát lấy người mình như bây giờ thì cũng phải cạ cạ chạm chạm đôi chút. Cả hai như không muốn làm cho nhanh. Ông già muốn hưởng thụ chút hồi xuân còn cô gái thì hành động như trong bản năng của một con cái muốn chiêu dụ con đực để mong được chia sẻ chút lợi lộc gì đó cho bản thân.
Sơn nhìn thấy hết chứ. Nhưng anh cắm cúi viết như đang rất tập trung, không để ý gì tới hai người bọn họ, đang khiêu vũ với nhau trong một điệu múa câm lặng nhưng đầy kích dục của bản năng cái gọi là “con” bên trong “người”.
– “Ti… n.”
Tiếng còi xe làm Sơn giật mình. Quay trở về thực tại. Đèn quẹo trái đã xanh từ lâu mà anh vẫn chưa đi, khiến chiếc xe đằng sau phải bóp kèn nhắc nhở.
Giơ tay xin lỗi, anh cho xe lướt đi rồi tấp vô khu chợ mà người ta hay gọi là Poplar. Chỗ này dân nhập cư tứ xứ ngày xưa tụ về rất đông, nên có khu chợ ngoài trời có mái che, mấy hàng rau quả tấp nập như ở Việt Nam. Mà người Việt Nam ở khu này cũng đông, có riêng một nhà thờ cho người Việt, một trường giáo lý tiếng Việt, và lúc trước còn có cả một nơi để người theo đạo Phật tụng kinh ngày rằm nữa.
Sơn đậu xe ngay đúng chỗ thùng rác dưới chân cầu thang lên tháp báo cháy. Trời còn nắng nhưng chợ đã dọn, cả đống rau quả cũ còn nguyên trong bọc ni lông bị quăng vô đống rác. Đúng là những thứ mà Sơn cần. Một bà cụ giống kiểu như người ́n Độ nhặt một túi khổ qua còn ăn được đưa cho Sơn, nhưng anh mỉm cười xoa xoa tay cảm ơn. Cúi xuống lựa mấy bọc trái bắt đầu chuyển sang chín vàng. Anh kiếm hạt giống mà. Thứ này mua trên mạng mắc lắm. Bà cụ mỉm cười gật gật đầu ý chừng đã hiểu. Lượm bên phía đó một trái cà tím bự chảng, già căng, nhưng trầy xước bên ngoài nên chắc không ai thèm mua. Thêm một trái bí già nữa, và một trái mướp loại vỏ cứng. Có cả một khúc mía đã khô đét lại nữa.
Về miếng đất ngoài ngoại ô thì xa quá nên Sơn quay lại chỗ chiếc xe tăng để ngủ tối nay. Luật giao thông ở Anh cho phép đậu xe trên một vạch vàng vào cuối tuần. Nên hôm nay thứ Bảy vẫn chưa tới 7h tối vẫn không sao. Sáng mai Chủ Nhật ngủ nướng thêm một chút cũng được. Sơn ngồi lọ mọ lọc hạt giống ra ươm.
Một chiếc xe máy đi theo hướng ngược lại bên kia đường. Cô gái châu Á dáng người nho nhỏ vừa chạy chầm chậm vừa dáo dác nhìn quanh tìm kiếm. Bỗng chiếc xe tự nhiên khựng lại. Rồi đề liên tục mà không nổ máy trở lại được.
– “Hết xăng rồi.” – Sơn lẩm bẩm trong đầu. Rồi mở cửa xe rảo bước qua bên đó coi. Chính xác. Đồng hồ kim xăng xuống hết mức. Lật yên. Mở nắp bình xăng ra nhìn thì khô rang.
– “Xe hết xăng.” – Sơn quay qua giải thích. – “Cô đừng đề máy nữa. Hết ắc – quy thì không nổ máy lại được đâu.”
– “Ôi.” – Cô gái ngơ ngác. – “Thế cây xăng ở chỗ nào nhỉ?”
– “Đằng kia. Ngược lại hướng cô vừa chạy tới. Cũng may là không xa.” – Nói đoạn Sơn ái ngại nhìn cô gái. Chiếc Honda Vision này không nặng, nhưng không phải ai cũng biết cách dắt bộ. – “Nếu cô không sợ tôi lấy mất xe thì để tôi đi đổ xăng cho.”
– “Sao lại sợ anh chứ.” – Ariel nhoẻn miệng cười. Cô gái người Philippines làm thuê cho bà chủ người Anh bên Dubai. Giờ bả về London nghỉ thì cô cũng được cho bám càng theo sang đây cho biết. Hôm nay là ngày đầu ra đường. Thuê chiếc xe qua mạng để chạy trong vòng hai tuần lễ ở đây. – “Google Map nói đã đến chỗ chiếc xe tăng mà sao nơi này tôi không thấy có tượng đài nào cả.” – Ariel hỏi.
– “Kia kìa. Đằng sau chiếc xe của tôi. Và thêm một cái cây thấp che khuất một phần nữa. Cô thấy chưa.”
– “À. Đúng rồi. Chìa khóa đây.” – Ariel nhí nhảnh hôn chụt lên má Sơn rồi ào đi như một cơn gió thoảng qua. Chạy ra chỗ chiếc xe tăng dòm ngó rồi tìm cách trèo lên.
Sơn bật cười. Rồi trèo lên chiếc xe máy ngồi. Đạp một chân cho nó chạy rồi cứ theo đà mà trôi đi. Khi phải dắt xe thì đây là cách tiết kiệm sức nhất, vì người ta khi thiết kế không tính toán nhiều tới sự tiện lợi cho người dắt xe.
Tới cây xăng Tesco. Đổ đầy bình. Chờ chút cho xăng xuống bình xăng con thì bật khóa. Xe nổ ngon lành. Xăng đã trả tiền bằng thẻ lúc nãy rồi, nên phóng thẳng về chỗ cũ thôi.
– “Anh tuyệt vời quá.” – Ariel mừng rỡ nói. – “Đi chơi với em đi.”
Thế là hai người họ băng qua cây cầu Tower Bridge nổi tiếng, ghé lại chỗ Tower of London cho Ariel chụp hình. Rồi xuôi xuống khu Westminster có tháp chuông đồng hồ Big Ben và bên kia sông là vòng quay xích đu London Eye. Ngồi đằng sau Sơn cứ phải nhắc Ariel không được quá tốc độ 20 dặm trên giờ vì hai bên liên tục là mấy cái hộp vàng chụp ảnh rồi tự động gửi giấy phạt về nhà. 130 bảng, trả liền thì được giảm giá 50% ân huệ.
Ariel…
– “Em thèm ăn fish & chips, đặc sản của nước Anh.” Dựng xe ngồi ở góc London Bridge nhìn đám thanh niên nghịch mấy cái tia phun nước bắn từ dưới đất lên, Ariel hào hứng.
Sơn cười giật, chút xíu nữa thì bắn nước miếng tung tóe. Ai cũng nói cái món cá bọc bột chiên ăn với khoai tây chiên là đặc sản của nước Anh. Nhưng thực chất là do di dân Hy Lạp mang qua đây, kiếm sống bằng các tiệm đồ ăn nhanh góc phố. Một thời gian sau thì có mấy của hàng mì xào take away của người Hoa. Và bây giờ là mốt cánh gà chiên ướp gia vị piri – piri, không biết là kiểu ́n Độ, hay Caribê, hay Nam ỹ nữa. Tất cả đều là đặc trưng của nước Anh.
– “Muốn ăn fish&chips đúng kiểu thì phải ra biển.” – Sơn gợi ý. – “Chắc phải gần hai tiếng chạy xe.”
– “Thì mình đi.” – Ariel nói luôn không cần suy nghĩ. Gạt chống nổ máy luôn.
Sơn biết đường. Nhưng là đường xe hơi trên cao tốc. Nên bật Google Map lên dùng chế độ dẫn đường cho xe đạp. Chỉ Ariel chạy xuống Croydon rồi men đường làng tới Brighton.
Hai chân kẹp sát vô mông Ariel. Êm êm mềm mềm thiệt sướng. Cô gái này ngực chắc là nhỏ. Nhưng hông cũng nhỏ và mông nở ra. Ngồi đây mà tưởng tượng đang đâm từ đằng sau tới là thằng nhỏ cũng muốn ngóc ngóc dậy rồi. Sơn chùng người xuống cho xe cân, bớt cản gió. Hai tay thuận đà để ra đằng trước, đặt lên đùi Ariel. Cô gái thỉnh thoảng lại bỏ tay xuống chạm chạm, đập đập vô tay anh, tỏ phản ứng khi nghe anh giải thích các địa danh dọc đường đi.
Hai tiếng đồng hồ trôi qua thật là nhanh tới bất ngờ luôn. Tay Sơn hết chạy xuống gần đầu gối lại ngược lên ngay háng. Hết vuốt từ hông lên eo, chạm nhè nhẹ vô chỗ da lộ ra, lại vòng ra trước xoa xoa khều khều trên phần bụng dưới. Ariel mặc quần jean nhưng là loại jean thun bó sát. Sờ từ bên ngoài vẫn cảm nhận hết được từng chuyển động và hơi ấm từ bên trong tỏa ra.
Họ đậu xe ngay gần cây cầu gỗ dẫn từ bờ ra tận ngoài xa. Mấy chiếc máy chơi cảm giác mạnh quay quay, đu đu lên xuống, chớp chớp thật là cuốn hút. Trên đường người qua kẻ lại thật là náo nhiệt. Món fish&chip là thứ không thể thiếu được trên bất cứ cây cầu pier bờ biển nào như vậy trên khắp nước Anh. Mỗi đứa một chai cider. Sơn không hợp gu lắm nên chỉ nhấp miệng. Còn Ariel thì chạy ra mua thêm 3 chai nữa uống cho đã.
Cái rồi Sơn chỉ đường cho Ariel chạy dọc con đường náo nhiệt bờ biển, thêm một đoạn nữa là tới khu cảng du thuyền Brighton Marina. Vòng vèo bên dưới cho Ariel xem những chiếc du thuyền không chỉ tuyệt đẹp mà còn siêu mắc nữa. Rồi ngược lên vách đá. Chạy vô chỗ anh hay ghé chơi golf. Sân này chỉ có pitch&putt, cũng là một loại trò chơi phổ biến ở nước Anh. Tức là không phải là golf toàn bộ, mà chỉ đánh nhẹ vô vòng cỏ, rồi từ đó đánh vô lỗ.
Giờ này sân golf đóng cửa lâu rồi. Nên bãi đậu xe không có ai. Đứng ở đây tha hồ nhìn xuống mà bên dưới đường ai đó ráng nhìn lên cũng không thấy gì. Sân golf thoai thoải lên dốc, mãi đằng xa mới có đường chạy qua và xa nữa mới là nhà, chắc phải dùng ống nhòm siêu xa mới nhìn được lờ mờ qua bên này. Thật là một bãi đáp lý tưởng có đúng không.

To top
Đóng QC