Cơn mưa Sài Gòn – Phần 21

Phần 21
Kỳ thi học kì hai chợt đến, mới đó đã sắp trôi qua một năm nhất xen lẫn vui buồn. Lại tiếp tục công cuộc không bị nợ môn đầy căng thẳng, điều kiện tiên quyết trong hành trình này là việc học nhóm. Đó là một phương pháp hữu hiệu để chống chọi với cơn bão cuối kì. Việc học trên trường với những môn khô khan, cộng thêm thầy cô không có sự truyền cảm hứng cho sinh viên khiến đa số mọi người chán nản việc tiếp thu bài trên lớp.
Mỗi đứa trong nhóm không ít thì nhiều đều phải tự học ở nhà để đến học nhóm còn trao đổi lẫn nhau. Bởi cả nhóm không có ai học thật sự giỏi hay đều các môn nên đành phân chia mỗi người lo mỗi môn chính. Tôi học khá ổn môn đại số B2 nên kiêm môn này làm “chuyên môn” chính của tôi.
Trong cuộc chinh chiến cuối kì, ai nấy đều lo sốt sắng sợ rớt môn. Thế mà nhóm tôi lại còn đó thằng Vũ vẫn cứ loay hoay tìm chỗ dựa tinh thần. Nó chìm vào quên lãng tự khi nào của nhóm, vì thế học nhóm nó cũng chả thiết gì, thích thì đến không thích thì ở nhà ngủ.
Tình yêu khiến con người ta bỏ lơ cuộc sống vậy ư! Hay tại thằng này yếu đuối quá thể. Cuộc sống khắc nghiệt mới khiến con người thích nghi mà vươn lên, không biết Vũ khi nào mới thích nghi được. Nó luôn trong tình trạng chán nản tột cùng, thân thể nó dần tăng ký lên từng ngày, có lẽ tại nằm “một cục” và ăn “một đống”. Mọi thứ phải cần có thời gian, bởi thời gian sẽ minh chứng tất cả hay cũng có thể ngoảnh mặt rời bỏ chúng ta.
Kỳ thi bắt đầu bằng nỗi lo sợ, khiến ai cũng muốn nó chóng qua. Nhưng khi nó sắp qua, nỗi lo khác càng to hơn. Nỗi lo rớt môn khi không làm được bài, nỗi sợ xa bạn bè trong những tháng sắp tới. Tôi có một nỗi niềm mà không biết có phải nỗi lo không, thời gian trôi nhanh quá, nỗi bỡ ngỡ.
Hôm nay buổi thi cuối cùng, nhóm chúng tôi sẽ tổ chức tiệc chia tay như thường lệ. Tức là đi ăn quán lẩu cùng nhau, rồi đi hát karaoke giữa một đám đực “rựa”. Tôi ca thì không hay cho lắm, nhưng cũng bon chen góp vui với đồng bọn cho vui. Dù gì cũng cuối năm nhất rồi, bao kỷ niệm cùng mấy đứa bạn cùng chiến tuyến ở lại phía sau. Bất giác tôi thấy buồn nhẹ khi tiệc sắp tàn.
Chiều nay Linh có nhờ tôi chở lên ga tàu hỏa, đồ đạc cũng kha khá với lại tình bạn bè ấy tôi nào thể từ chối. Đến ga tàu, Linh nhận tin “dữ”: Chuyến tàu sẽ dời lại sau 2 tiếng nữa. Và thế là tôi lại ngồi với Linh trong một đề nghị chợt đến, chợ sinh viên đường Hòa Hảo.
Cũng mới 2 tháng trước đây thôi, hai con người cười nói trong một quán ven đường. Linh ngồi ăn ốc, tôi ngồi cười hỉ hả. Giờ là hai người với hai tâm thế khác, họ đều biết mối quan hệ giữa hai bên. Chỉ có điều, một bên hạnh phúc, một bên đang loay hoay với sự mới mẻ.
Ngồi ăn và nói chuyện, ở cùng một quán ấy. Không biết Linh có để ý hay không, tôi còn nhớ những hình ảnh ngày nào, dẫu là mờ ảo. Thâm tâm tôi phải bó buộc rằng: Linh chỉ là bạn, chỉ là bạn thôi. Nhưng sao nụ cười em xao xuyến khôn nguôi quá đỗi, tôi nhất thời quên mất Tầm đâu đó trong ngăn tim này. Phải đến bao giờ đây, tôi cứ gặp Linh thế này, xúc cảm mục nát có khi nảy mầm bất chợt chẳng hay.
Hai con người đồng điệu bên quán ốc, chốc chốc thời gian trôi hết phần chè tự khi nào. Các câu chuyện cũng dần cạn, hai đứa nhìn ra đường. Cũng đã hơn một tiếng rưỡi trôi đi, dòng học sinh sinh viên ghé cung đường ăn uống cũng rộn rã hơn. Tôi nhìn Linh, tiết trời trở chiều muộn, gió lất phất mấy đường.
– Lít, tui thèm ăn đậu hủ ghê. – Linh nói bất chợt khi có tiếng rao tàu hủ.
– Ừ, thì ăn đi. – Tôi không hiểu chuyện nên nói thẳng.
– Uầy, ông đi mua hi. Hì. – Linh cười hiền, tôi lại bị hút hồn.
– Hừ, chỉ được cái ăn là giỏi. – Tôi nói rồi chạy lại cô gánh tàu hủ mua lấy hai ly, nhanh chóng vào trong quán trở lại. Tôi vừa bước vào, thì một thằng nhóc chạy từ trong ra hồ hỡi quẹt phải tôi.
– A! Phịch. – Tôi nghiêng người khụy gối chưa ngã hẳn, nhưng mà ly tàu hủ bên tay phải bị đổ ra văng lên tay tôi nóng rang, tay trái còn cố giữ lấy thăng bằng cho ly kia. Thằng nhỏ hớt hãi chạy đi không nói lời gì.
– Ui, Lít. Ông có sao hông? – Linh chạy lại đỡ tôi vậy.
– Hì, cũng không sao, chỉ là đổ ly đậu hủ rồi. – Tôi cười nhăn nhó.
– Trời! Ly nóng vầy hả, tay có sao không? – Linh cầm lấy ly đậu hũ còn nguyên, rồi nhìn sang tay phải của tôi.
– Hì, hơi nóng tí thôi. – Tôi cười gượng gạo.
– Uầy, đưa tay tôi lấy nước rưới lên. Chứ phỏng bây giờ. – Linh cầm tay tôi, đổ nước từ từ và lấy khăn giấy lau nhẹ. Thực ra cũng khá là nóng đó, nhưng mà khoảnh khắc này… Ừ thì mát lắm. Linh vén tóc đuôi gà, búi cao lên gần đỉnh đầu để lộ bờ tai và phần ót. Chợt dừng, tôi chưa từng thấy.
Quen Linh bao lâu, tôi có bao giờ nhìn được hình tượng này của em đâu. Sự tinh khiết muôn thuở nay có vẻ khác hơn, mãnh liệt hơn, có phải là thanh cao chăng. Tự dưng đâu đó trong tôi động lòng, suy nghĩ chợt biến dạng. Tôi thấy Linh một lần nữa trong mấy tỉ dây nơ – ron, chẳng hiểu sao tôi như thế này. Não bộ tôi chợt nảy sinh một ý định lầm lì, rằng: Linh, anh thích em lâu rồi.
– Linh. – Mắt tôi chững lại, nhìn Linh can đảm mà tim đập liên hồi.
– Hở? – Linh tròn mắt đối diện.
– Nếu một ngày Nam và Linh…
– Bốp, xào… – Tiếng cái nắp nồi rớt xuống đường, gió thổi ồ ạt và bắt đầu tiếng mưa rơi. Mưa rơi mạnh ngay từ đầu chứ không có xì xào dạo đầu. Bỗng chốc, suy nghĩ thoáng qua vừa nãy tan biến. Tôi ngỡ mình vừa trở về từ cõi mơ màng, dám lắm vừa nãy thổ lộ hết tâm tư của mình. Dám lắm làm Linh khó xử dù rằng Linh có thể hiểu tình cảm của tôi. Nhưng rồi mưa tới, tôi tỉnh giấc đắng nồng.
– Ủa! Nãy ông tính nói gì vậy Lít? – Linh hỏi khi cơn mưa mạnh đều.
– À, ừ… Không có gì. Tự nhiên biết rồi, không hỏi nữa. – Tôi lắc đầu chối bỏ.
– Hừ, khùng. – Linh bĩu môi nheo mắt.
Rồi cơn mưa cứ thế to mãi, tưởng chừng như muốn nuốt luôn tâm trí tôi vào trong đó. Tôi chở Linh qua ga tàu hỏa, tạm biệt một người con gái của năm nhất. Chạy về trong cơn mưa dầm dề, mưa như trút nước và không ngớt. Đường ngập úng dữ dội, dòng xe không chạy đi nổi. Những con xe chết máy được người ta dắt bộ đi dưới mưa tầm tã. Hôm nay tôi chọn đường Lý Thường Kiệt để về, và rồi máy tôi chết đi.
Mệt mỏi dắt bộ với cái bụng đói, kiếm mãi ven đường chả thấy tiệm sửa xe nào. Nghĩ đoạn một hồi tôi mới dắt vào một con hẻm, đó là một kinh nghiệm xương máu. Khi trời mưa ngập úng và ta bị chết máy, hãy tìm vào một con hẻm chứ đừng tìm trên đường lớn. Bởi trong hẻm người ta còn có thể làm việc khi trời tối và mưa to, ngoài đường hiếm lắm. Quả thực đúng như vậy, dắt vô gần sâu trong hẻm có một tiệm sửa xe. Hồ hởi mừng rơn thay nhanh cái bugi đã bị ngập nước, tôi phóng về đến nhà cũng đã 7 giờ tối.
Giờ mới thấm tháp cái gọi là Sài Gòn thất thủ, nó nhấn chìm cả dòng người dòng xe. Nhấn chìm luôn cái ngu dại của tôi với Linh, chút xíu nữa làm tan vỡ mọi thứ tôi đã kìm nén bấy lâu.
Loay hoay trong phòng trọ, cầm chiếc điện thoại tự chiều giờ chưa đụng tới mới nhận thấy nó hết pin. Lao ngay vào toilet tắm để rửa trôi nhựa đường, cảm giác ấy thật tuyệt vời làm sao. Cơ thể đang lạnh, chạm phải thứ nước ấm ấm vào người khỏi chê chỗ nào luôn.
Nhưng rồi sau lúc sảng khoái là lúc giật mình nhận ra điện thoại có những cuộc gọi nhỡ. Là số của Tầm, lúc này tôi mới định thần rằng cuộc hẹn của tôi với em vào 6 giờ ở làng Đại học đã trễ hơn một tiếng. Thật sự không hiểu đầu óc của tôi như thế nào nữa, nó đi đâu trong buổi chiều nay. Hay tại Linh làm mờ nhạt đi Tầm?
– Tút, tút… – Tiếng nhạc chờ không có mà thay vào đó là tiếng tút, tút tượng trưng cho việc liên lạc không được. Những hồi tút ngắt quãng không có lối thoát, tôi chạy đi trong cơn mưa tàn. Hôm nay là ngày cuối cùng của năm nhất ở Sài Gòn, cũng là cơ hội chót để gặp Tầm trong năm nhất.
Tôi băng băng trên đường rả rích mưa xuống làng Đại học. Con đườ̀ng hôm nay dài lê thê, tôi muốn tới làng đại học nhưng không biết chính xác chỗ nào. Tôi sợ Tầm sẽ đứng đợi tôi mãi một góc nào đó khi gọi hoài không được. Mong sao em giận tôi mà đi về nhà chứ đừng chờ đợi gì một kẻ hời hợt như tôi.
Tôi tìm quanh co từ trường tôi hay các trạm xe buýt vẫn không thấy bóng dáng một cô gái quen thuộc đâu. Lâu lâu lại mừng rơn bắt gặp một cô bé nào đó trong trạm xe buýt dưới cơn mưa để rồi buồn bã ngoảnh đi không phải Tầm. Mưa thế này thì không có cái chợ Đêm nào bày bán, thế Tầm đã đi đâu khi không thấy tôi.
“Em đang nơi đâu vậy Tầm?”
… Bạn đang đọc truyện Cơn mưa Sài Gòn tại nguồn: https://gaigoi.city
Tôi tìm quanh co từ trường tôi hay các trạm xe buýt vẫn không thấy bóng dáng một cô gái quen thuộc đâu. Lâu lâu lại mừng rơn bắt gặp một cô bé nào đó trong trạm xe buýt dưới cơn mưa để rồi buồn bã ngoảnh đi không phải Tầm. Mưa thế này thì không có cái chợ Đêm nào bày bán, thế Tầm đã đi đâu khi không thấy tôi.
“Em đang nơi đâu vậy Tầm?”
Chợt dừng, cái quái quỷ gì xảy ra trong đầu tôi vậy không biết. Phòng trọ của Tầm vẫn ở yên đấy, em đâu dại khờ gì đến nổi đứng dưới mưa chờ tôi, em sẽ về nhà thôi. Chạy từ trường về đường số 2 quen thuộc, tôi vào con hẻm ấy, phòng trọ ấy. Chỉ còn cô bạn cùng phòng của Tầm, em vẫn chưa thấy về.
Mong sao em đang ngồi đâu đó ở cuộc hẹn khác. Tôi thực sự không nghĩ ra tới nơi nào Tầm có thể lui tới trong tối mưa tí tách thế này. Nỗi sợ trong tôi lớn dần lên, day dứt khó chịu. Tầm chắc giận tôi lắm, tôi đã cho em “leo cây” đúng nghĩa. Nhưng cớ sự chi em lại không về nhà mà đi đâu trong tiết trời lạnh thế này.
Tôi sợ em sẽ bâng quơ một góc nào ấy lạnh lẽo. Rồi tôi sợ em sẽ giận hờn tôi dữ dội lắm, gọi em không bắt máy, không thấy ở phòng trọ. Chốc chốc tôi lại qua giận mình, não cá vàng thực sự là dành cho tôi. Tôi cho Tầm “leo cây” và em biến mất. Nếu Tầm mà biết được sự thật rằng tôi vì Linh mà quên cuộc hẹn chắc Tầm ghét tôi cay đắng luôn mất.
Cả buổi tối tìm Tầm không thấy, tôi đâm ra chán nản trở về nhà. Hôm nay là ngày cuối cùng năm nhất đại học, ngày mai phải lên xe trở về quê hương. Hai tháng Hè đang chờ đợi tôi ở phía trước, có lẽ Tầm cũng vậy. Mong sao em không đối hoài tới kẻ “ất ơ” này lâu quá.
Loay hoay cả buổi sáng, tôi cũng thu gom xong những thứ cần thiết để lên đường về nhà. Cũng gần 5 tháng qua đi kể từ Tết, cảm giác hồ hỡi biết bao. Mặc dù trong thâm tâm vẫn còn luyến tiếc gì đó từ năm nhất, từ những bạn bè. Những tiếng cười, những lẫn chửi lộn với nhau đầy phấn khởi. Các ván game, các cuộc vui chơi hay ăn nhậu. Nhưng vẫn đáng nhớ nhất là kỳ học Quốc phòng đầu năm, mọi thứ bắt đầu với việc tôi xung phong làm Tiểu đội trưởng.
Chẳng hiểu sao nữa, một con người không dám làm việc “lớn” lại dơ tay xin làm tiểu đội trưởng. Đôi khi nghĩ lại khoảnh khắc đó tôi chẳng dám nhận là mình, một thằng “ở quê mới lên” đích thị. Thời gian 1 tháng trong khuôn viên Quốc phòng đọng lại trong mọi người rất nhiều điều. Nó là khoảng thời gian bỡ ngỡ mới bước vào đại học, chưa có bạn bè, chưa quen biết nhau. Nhờ vậy mà tôi quen biết những người bạn, những người cùng chung sở thích, lối sống để đi với nhau đến tận bây giờ.
Trong đám bạn ấy, tôi thân với Thâu và Vũ nhất. Tuy mỗi người một tính nhưng có lẽ khi hòa hợp lại tạo ra một mối quan hệ hay ho. Thâu làm bạn nhậu của tôi suốt từ đầu đại học, nó là thằng duy nhất có tửu lượng cùng tôi trong đám ổn nhất. Nhưng có lẽ, nó khó có thể mà làm bạn tâm sự được. Bởi tôi không cảm thấy một sự cảm hứng san sẻ nào ở nó. Nhưng mỗi khi có chuyện, tôi vẫn rủ nó khuây khỏa, để rồi vì thế mà Vũ chen vào cuộc nhậu nhiều hơn.
Vũ nhậu không được nhiều, chỉ tầm vài chai là muốn nằm ngủ. Cơ thể nó đỏ ngầu mỗi khi có cồn vào người, hẳn là cơ địa nó không phải dành cho rượu bia. Nhưng không vì thế mà nó thoát khỏi các cuộc lôi kéo của tôi và Thâu, không nhậu được nhiều cũng phải góp mặt cho các câu chuyện trong bàn mang tính đông vui. Và cũng nhờ thế, mà Vũ dần làm người bạn tâm giao của tôi. Nó đã từng trải qua các chuyện buồn của nhân tình thế thái, thế nên nó hiểu việc của tôi như thế nào. Hơn hết là nó có một sức hút cho việc tâm sự, điều tôi cần giống như ở Tầm.
Vì thế mà khi ở bên Tầm, tôi kể cho Tầm nghe đủ thứ chuyện về lũ bạn “khốn nạn” cùng lớp. Nào là lôi kéo bọn nó chơi game, ăn nhậu, nghỉ học. Tất nhiên là mọi thứ không xuất phát từ một chiều của tôi. Nghe mà Tầm lâu lâu lại đánh vai tôi, hừ nhạt thấy yêu dễ sợ. Vậy mà giờ đây đã hết năm nhất, tôi bước lên chuyến xe để nguôi nghĩ về quá khứ. Mong Hè về với gia đình và bạn bè chí cốt quê hương, nhưng cũng mong Hè trôi nhanh để Tầm còn đứng đó, không rời xa tôi theo quỹ đạo cũ.
Con đường dài hơn 15 tiếng đồng hồ xuất phát, tôi lần thứ hai để Sài Gòn ở sau tầm mắt. Lần đầu là cay đắng ngẫm nghĩ về Nhật Linh, lần thứ hai là mong cay đắng không đến với tôi ở Tầm.
Có một định nghĩa trong “lĩnh vực” sinh viên xa nhà. Khi chúng ta ở Sài Gòn, mọi người hỏi chừng nào về quê. Nhưng hễ cứ về quê, lại được ai đó hỏi rằng: Khi nào vô lại Sài Gòn. Thật là trớ trêu, nhưng có một điều thật lạ. Điều trớ trêu ấy lại khiến ta thèm lắm khi sau này không còn là sinh viên hay cơ hội về quê hao hụt đi trông thấy.

To top
Đóng QC