Phần 47
Vì mình muốn câu chuyện buồn này kết thúc nhanh hơn nên có những đoạn sẽ nói tóm tắt không hợp lý về thời gian nên mọi người thông cảm.
… Bạn đang đọc truyện Đời là câu chuyện buồn tại nguồn: https://gaigoi.city
Quay ngược quay xuôi, tự nhủ chắc ai đó gọi nhầm tên mình rồi ngó qua vài quầy quán thì có người đằng sau vỗ vai:
– Mạnh hả?
Tôi quay lại, tỏ vẻ ngạc nhiên rồi ngu ngơ hỏi:
– Mình quen nhau hả?
Bị ăn ngay cái véo của người con gái đó cười nói:
– Mấy năm không gặp kìa? Trời làm như xa lạ lắm, tớ Nguyệt học cùng cấp 1 lên cấp 2 nè. Mấy năm giờ mới gặp nhìn cậu khác quá…
Bừng tỉnh, hóa ra là Nguyệt, người đầu tiên tôi đem lòng thích… chỉ thích thôi nhé. Lần đầu tiên tôi dám can đảm viết thư tay cho một người khác giới để thổ lộ tình cảm, nghĩ lại hồi xưa hay thật, thích ai là viết thư, đến khi người ta đồng ý thì vẫn viết thư nói chuyện, còn không đồng ý thì… xem như không quen. Trẻ con thật, cũng có khác gì yêu ảo của một số thanh niên bây giờ đâu.
Hồi còn học chung lớp 7, tôi bị cái má lúm với nụ cười duyên của Nguyệt hút hồn, chẳng phải riêng gì tôi mà vài đứa lớp khác cũng nhảy vào bon chen. Phải nhờ trợ giúp của lũ bạn rất nhiều tôi mới có can đảm để viết thư rồi gửi tận tay. Nhưng… Kết quả thì chả đâu vào đâu.
– Ủa Mạnh không nhận ra Nguyệt hả?
– Đâu nhớ rồi, Nguyệt Chốt chứ gì? – Đến giờ vẫn chưa hiểu sao lại gọi là Nguyệt Chốt.
– Nào, cái biệt danh từ hồi bé tí rồi còn lôi lại.
– Hì, mà Nguyệt đi chợ với ai đây? – Tôi tò mò
– Ra phụ chồng bán thịt thôi. – Nghếch mặt về phía người con trai đang nhìn 2 chúng tôi.
Vậy là Nguyệt đã lấy chồng, gái lớn thì gả chồng thôi có sao đâu, ở quê thì học hết cấp 3 chắc là cả một kỷ lục, tại trường cấp 3 gần nhất cũng 10km rồi nên hầu như hết cấp 2 là vác cuốc đi cày hết rồi.
– Nguyệt lấy chồng rồi hả? Lấy lâu chưa?
– Mới được gần nửa năm thôi, mà M đi một mình hả?
Giờ mới để ý, chả biết nhỏ chạy lon ton đi đâu rồi, tôi ngó ngược ngó xuôi xem có thấy nhỏ ở tọa độ nào không thì N lại hỏi:
– Tìm ai hả?
– Ừ tớ đi cùng đứa em gái, không biết nó chạy đâu mất rồi?
– Ui em gái M thì còn lạ gì nữa đâu mà phải lo.
– Không đứa em trên HN về, nó không biết đường. Thôi N làm nốt đi tớ đi kiếm nó.
– Rồi đi đi, rảnh qua nhà tớ chơi nhé.
Đi dọc cả cái chợ chẳng tìm thấy đâu, lo sót vó định rút điện thoại ra gọi mà lại quên béng mất đi vội để ở nhà, lại lóc nhóc đi xung quanh cái chợ đến lúc tuyệt vọng rồi thì nghe tiếng nhỏ í ới bên kia hàng thịt cá. Tôi chạy lại hùng hổ rồi quát:
– Đi đâu sao không bảo? Tự nhiên mất tích làm tìm muốn chết đi được.
– Ơ em bảo ra chỗ mua quần áo mà, có anh không nghe thấy thì có, làm em đợi cũng muốn chết đi được.
– Nãy có đứa bạn hồi bé gọi lại nói chuyện chắc không để ý, mà quần áo ở đây em mua mặc có bị gọi là quê mùa không?
– Giờ em đang tiết kiệm mà, toàn mua đồ chợ thôi không đi mua đồ hàng hiệu đắt tiền đâu.
Từ lúc tôi về ở với nhỏ, nhỏ ít đi chơi, ít ăn tiêu và đặc biệt là rất coi trọng cái việc tiết kiệm tiền nước tiền điện như kiểu mấy ông bà già cả bây giờ ở quê. Nhiều lúc muốn hét lên vì cái tính từ trên trời rơi xuống của nhỏ.
Đi mua vài đồ và không quên mua đồ chơi cho bé út, lúc đi có cảm giác rất dài và lâu, lúc về thì cảm giác nó ngược lại hoàn toàn. Tôi với nhỏ chỉ ở lại đến mùng 3 là đi lên HN, thực ra thì chỉ đến mùng 2 là đi nhưng nhỏ nhất quyết nói ở lại cho đến mùng 3. Đi chơi quê nội quê ngoại và giới thiệu nhỏ như con dâu tương lai, ông bà còn nói bao giờ cho ông bà chắt để bế. Nhưng còn thời gian rảnh không phải đi chúc tết họ hàng thì tôi với nhỏ lại lén sang với cái lũ bạn chí cốt, có khi nửa tháng hoặc 1 năm gặp nhau được 1 lần nên quý trọng cái thời gian này lắm. Chúng nó biết tôi chẳng tha thiết gì về nhà cả nên chẳng bao giờ gọi điện giục giã về quê. Ở quê có phong trào lấy vợ sớm, chủ yếu là để trông nhà phụ giúp gia đình việc đồng áng, đi thăm đi chơi họ hàng mà bằng tuổi tôi chúng nó có con 2 tuổi rồi. Nghĩ đến cảnh lỡ vài tháng nữa lấy vợ thì… Chắc bốc cứt mà ăn qua ngày…
Lo toan xong việc ở nhà, tôi đến nhà ông bà chơi vào sáng ngày mùng 3 như lời chào tạm biệt, ông bà già cả chả biết sống được đến bao giờ, sống được bao lâu hay đến đấy. Ông bà luôn nói vậy mặc dù chẳng bệnh tật gì lại khỏe mạnh nói chuyện vẫn tỉnh táo ở độ tuổi 80, ông bà tôi bằng tuổi nhau, ngày nào cũng có con cháu sang chơi nên không có gì là buồn chán cả. Ở lại ăn bữa cơm với ông bà, ngày xưa hồi bé tôi được bố mẹ gửi sang cho ông bà chăm nom nên ông bà cũng quý, thêm nữa lại là thằng cháu đít nhôm lại càng phấn khởi.
Ăn xong nhỏ đi rửa bát rồi gọt hoa quả còn tôi thì bóp vai cho ông, đến 1h chiều tôi xin phép thì ông kéo tay tôi vào trong phòng, ông mở cái phong bì ra rồi đưa cho tôi nói như nghẹn ngào:
– Ông biết mày lên học trên thành phố nhiều chi tiêu, bố mẹ mày thì chẳng phụ cấp gì cả một mình mình mày sống ngần đấy năm trên thành phố ông cũng mừng. Tiền ông bà dành dụm cũng chẳng để làm gì sau này cũng cho con cho cháu hết, cứ cầm lấy có gì cần mà sử dụng.
Ông đưa phong bì mà tôi lệ chảy hai hàng, tiền không phải là tất cả nhưng nó chứa đựng rất nhiều tình cảm ông dành cho tôi, tôi đi biền biệt mấy năm cũng chỉ thăm ông bà được vài lần.
– Cháu, cháu không nhận được đâu, cháu ở vẫn còn dư cả tiền cơ mà, ông bà cứ giữ lấy, mà sửa nhà sửa cửa đi ạ.
– Bảo mày cầm thì mày cầm đi, ông mày chứ ai mà mày khách sáo – Ông nhét luôn phong bì vào túi tôi – Rồi đi thăm bạn bè đi, bao giờ về quê lại vào thăm ông.
Chào ông bà rồi 2 đứa tôi cùng đi về, chạy luôn sang từng nhà đứa một chúc tết, nhà ai cũng làm cỗ cũng tiệc rượu ngập nhà nhưng tôi từ chối khéo. Chỉ ngồi uống nước hỏi thăm sức khỏe bố mẹ từng đứa một rồi đi về. Tết này… Cũng chỉ ngồi uống rượu với chúng nó được một lần tối mùng 2.
Về HN cũng có nhiều việc ngập đầu, việc đầu tiên là lau dọn nhà cửa, rồi đi chúc bạn bè họ hàng ở HN của nhỏ, tôi đi theo như thằng xe ôm. Tiếp đến là nhà thằng Nam, Quang và Lâm. Năm nay không sang nhà bà My nữa vì ở quê nội hết rồi và bà Hương cũng vậy. Tối mùng 4 hẹn nhau làm tết ở nhà nhỏ, vài món đơn giản ngày tết, bánh chưng bánh tẻ lấy ở quê mang lên vài cái đủ ăn vì nhỏ sợ béo cũng có dám ăn bánh chưng đâu. Lâu lắm mới đông đủ anh em thế này, chỉ tiếc là không có Mai vì còn việc ở quê.
Vậy là hết những ngày tết bạn bịu, năm nay có thêm một tháng âm nữa nên tết đến càng lâu.
– Anh? – nhỏ gọi
– Sao?
– Anh biết sắp đến ngày gì không?
– Xem nào… qua valentine rồi mà? – Thực ra valentine chúng tôi phải xa nhau, nên kỷ niệm valentine đầu tiên của 2 đứa là trên skype và bó hoa tôi ship về tận quê nhỏ.
– Không. Cho anh đoán lại…
Tôi ngầm nghĩ… Chính xác thì chúng tôi yêu nhau gần 6 tháng, thôi thì cứ giả nai coi như không biết vậy.
– Chả nhớ, nói luôn đi.
– Đồ vô tâm. – Đỏng đảnh dỗi rồi co chân lên dựa cằm vào.
– Ơ thế là ngày gì?
Nhỏ mở cái điện thoại ra, có cái app gì đếm ngày và giờ yêu nhau ấy. Tôi thấy hiện 179 day 5 hours. Vậy là cũng gần nửa năm, nhanh thật đấy.
Cái ngày đầu còn bỡ ngỡ quen nhau, ngày tôi làm gia sư dạy kèm cho nhỏ, một vì lúc đấy hơi nghiêm khắc và nhỏ thì cứng đầu nên chẳng hơp tính nhau.
Cái ngày đầu tôi nhận ra tình cảm mình dành cho nhỏ, nó đan xen cả hờn ghen vu vơ khi tôi thành thằng phụ xe đưa nhỏ đi chơi với người yêu.
Cài ngày tôi nhìn thấy nhỏ khóc lóc trong quán cafe, bị người yêu phũ phàng gạt bỏ, một tiểu thư kiêu kỳ cũng phải có lúc khóc lóc van xin người mình yêu thế này ư?
Cái ngày tôi mời nhỏ đi uống trà sữa ở quán thân thuộc, tôi phải lục lọi cả 4 túi để gom tiền lẻ trả cho nhân viên và một cái cười khểnh mỉa mai của nhỏ.
Cái ngày nhỏ thích tôi và tôi cũng nhận ra, lúc đấy nếu không có mẹ nhỏ ngăn cấm thì là tới luôn rồi đấy. Nhưng tôi vẫn giữ lời hứa với bản thân, chỉ mình tôi biết cho đến khi em đỗ đại học.
Cái tát ở quán cafe vào buổi học cuối, những cái nhìn nhau như thể không quen biết ở quán karaoke khiến tôi mất đi ít nhiều niềm tin về khoảng thời gian còn lại.
Tôi vẫn âm thầm theo dõi em từ xa và của những người thân quen của nhỏ truyền đạt lại rồi trái chín cũng sẽ rụng, 2 chúng tôi đã là của nhau. Đi cùng nhau trên một đường suốt 6 tháng qua, chưa đủ lâu để cả 2 có thể hiểu hết hoàn toàn về nhau nhưng cũng được một nửa. Nhiều lúc tôi cảm thấy nhỏ thật khó hiểu, không biết phải làm sao để cho vừa ý thì chỉ giải quyết bằng sự im lặng. Nhưng sau sự cố ”mua nhà” vừa qua thì tôi nhận thấy… Chẳng ai có thể thay thế nhỏ trong tôi cả.
– Vậy em thích gì?
– Không biết, tùy anh.
– Thế anh nấu cho em ăn nhé. – Tôi lại nghĩ đến cái viễn cảnh lãng mạn trong phim tình cảm Âu Mỹ với những tình tiết bữa tiệc nhỏ và rượu vang nhẹ.
– Anh thì nấu cái gì? – Nghi ngờ.
– Mì tôm, trứng, rau luộc. Em thích thứ gì?
– XÌ, thôi mặc kệ anh, em đi ngủ.