Phần 264
Thành phố càng phình to, thì công ty của Tâm càng nhanh chóng phát triển. Có những người ra đi, nhưng người đến thì đông hơn. Anh Giáp chị Hồng cũng vào được một thời gian và làm quen với công việc. Tâm để ý chị, chị dường như tập trung vào công việc, không có ý gì hay tìm cách nói chuyện với nó. Dù vậy Tâm vẫn luôn để tâm, nó cũng không muốn những điều không hay nói về gia đình nó.
Chiều hôm nay Tâm sẽ đón trợ lý mới của mình. Nó vốn không cần trợ lý, nhưng dì Sương cứ muốn nó nhận. Quả thật công việc của nó ngày càng nhiều, thật sự cần một người hỗ trợ, truyền đạt mọi thứ gián tiếp. Tâm đang ký bàn giao giấy tờ thì nghe tiếng gõ lộp cộp của giày trên sàn. Chắc là cô thư ký mới tới. Có tiếng gõ cửa, Tâm ngẩng đầu lên nhìn. Thường cửa phòng nó luôn mở nên ít ai gõ. Đứng trước cửa là… Phượng. Nàng mỉm cười đứng đó nhìn nó. Trông Phượng thật đẹp trong bộ đồ văn phòng này, với áo sơ mi ôm gọn cơ thể, khoe khéo bầu ngực và eo thon của nàng. Bên dưới là chân váy ngang đùi với đôi chân trắng mịn. Tâm không khỏi không nhìn đôi chân Phượng, với đôi giày cao gót được thắt nơ ở cổ chân. Nó hơi xao xuyến khi nhớ tới chân thím Lan và dì Sương, những người phụ nữ với bàn chân thật đẹp.
Tâm thấy nàng như chờ đợi, nó vội đứng dậy, thoát ánh mắt khỏi cơ thể nàng.
– Vào đi. Em làm gì ở đây thế.
– Không có việc gì cần giúp thì không được đến chỗ anh à.
– Không… anh tưởng em có việc. Em ngồi đi.
– Em không dám ngồi.
– Sao lại thế. Anh có làm gì em đâu.
– Có chứ… anh là sếp mà. Em là nhân viên sao lại dám ngồi.
– Em là con của sếp Loan, sắp tới có khi sắp làm sếp của anh luôn ý chứ.
– Nhưng giờ em là nhân viên của anh nè. Hôm nay tới trình diện anh đây.
– Nhân viên… a… sao lại thế… ý em là… em là thư ký cho anh.
– Đúng vậy. Có được không.
– Sao em lại làm thư ký. Có nhầm không vậy. Dì Sương vừa bảo anh sáng nay.
– Là em nhờ dì đó. Em muốn làm cùng anh.
– Em học về mảng du lịch và khách sạn thì sao lại làm với anh. Anh suốt ngày mài mặt ở công trường hít bụi mà.
– Thì anh cứ hít. Em ở văn phòng mà. Em thấy nói chuyện với anh rất dễ chịu. Còn hơn làm với mấy ông chú già ở văn phòng mẹ em, khó ưa. Anh có gì cứ sai em, em làm được hết.
Nhìn vẻ mặt Phượng cười thật vô tư, Tâm hơi vỗ trán đau đầu. Tí nó phải gọi cho dì Sương hỏi xem sao sắp Phượng vào đây làm thư ký cho nó. Trông nàng tiểu thư thế này có chạy theo đít nó suốt các công trường được không. Đôi giày đi ở chân kia rất đẹp, nhưng có leo các tầng lầu xây dở dang cùng nó được không đây.
Mang cái tâm lý đó, Tâm đưa Phượng đi làm quen với một ngày làm việc của nó. Đó là đảo qua các công trình, kiểm tra tiến độ và chất lượng công trình, đi qua xem nguyên vật liệu thiếu hụt như thế nào để điều chỉnh. Công ty giờ đã tự nắm được khâu nguyên vật liệu nên có thể chủ động điều chuyển nguyên vật liệu từ thô sơ đến các đồ hoàn thiện như sứ, vòi sen… Tâm mới phải quản lý thêm một xưởng gỗ, nơi tất cả đồ gỗ đóng cho khách sạn đều bắt nguồn từ đây. Khối lượng công việc hàng ngày của nó khá lớn. Tâm vào việc là như cái máy, nó cũng quên mất đi sau nó là một tiểu thư con của cô Loan.
Phượng cứ đi theo nó, cắm cúi ghi chép mọi thứ. Đôi mắt nàng sáng lên khi thấy Tâm xử lý công việc. Nàng cảm thấy người con trai đằng trước không tẻ nhạt chút nào, dù công việc anh đang làm thật tẻ nhạt. Cả hai cứ như vậy đi hết buổi chiều. Mãi khi ngồi lên xe Tâm mới để ý tới cô gái ngồi bên cạnh nó.
– Em có mệt không.
Đáp lại nó là một cái lắc đầu. Nhưng Tâm thấy gương mặt Phượng bạc cả đi. Dường như phải đi theo nó xử lý công việc tốc độ cao như thế là hơi quá sức với nàng.
Xe về đến công ty, Tâm xuống xe. Nó còn phải xử lý vài giấy tờ để mai bàn giao lô nội thất cho khách sạn đang xây dở. Tâm chợt dừng lại khi thấy Phượng đứng cạnh. Chiếc xe đã lao vút đi dường như không có ý chờ Phượng.
– Sao em xuống xe làm gì. Hết giờ làm rồi mà.
– Thế sao anh còn về công ty.
– Vẫn còn nhiều giấy tờ cần anh ký.
– Vậy để em đi theo. Em cũng cần biết chu trình làm việc của anh để có gì sau anh cần hỗ trợ em còn biết.
– Anh thấy em có vẻ mệt… sao không để mai lại tiếp tục.
– Không, em vẫn tiếp tục đư. Ơ. C… ái…
Cái đế giày chợt gãy khi Phượng định bắt kịp Tâm. Đôi giày dường như chỉ làm vật phụ trợ, tôn thêm vẻ đẹp cho đôi chân Phượng. Nó không chịu được lịch trình leo trèo rồi đi nhiều đến thế. Phượng mất trụ chới với, chợt bàn tay Tâm đã giữ tay nàng lại.
– Em có sao không.
– Không… em không sao… chỉ có đôi giày hỏng thôi.
– Chắc hôm nay anh bắt em đi nhiều quá. Để anh gọi xe đưa em về.
– Không… em muốn vào xem anh làm. Em thực sự muốn học tập việc làm thư ký.
Tâm nhìn Phượng, mắt nàng đầy quyết tâm dù môi đã hơi khô vì cả chiều mỏi mệt không một ngụm nước.
– Thế giờ em đi được không. Anh kiếm em đôi dép nhé.
– Anh đi trước đi, em đi được mà.
Cô gái trẻ kiên cường hơn nó nghĩ. Phượng bỏ nốt cái giày còn lại ra. Nàng cầm giày lên rồi đi theo nó bằng đôi chân trần. Tâm giờ mới để ý ngón chân đã sưng đỏ lên rồi. Nơi gót chân còn xước chảy cả máu. Vậy mà còn nói không có gì.
– Em lên phòng trước đi, anh đi ra đây đã.
Phượng không hiểu Tâm đi đâu mà chạy nhanh như vậy. Nàng chợt thấy thích thú cái thân hình đầy nam tính ấy. Cái cuộc sống quá dư giả về vật chất làm Phượng không thấy có cảm xúc với những bạn bè cùng lứa cũng quần là áo lượt như mình. Nàng đã bắt đầu để ý tới Tâm từ cái đêm hôm đó. Cảm giác đầu tiên của nàng với Tâm là đầy bạo lực, nhưng đầy nam tính. Cái cách Tâm bảo vệ hai người phụ nữ kia in sâu vào đầu nàng.
Bẵng đi một thời gian, cái tên Tâm tưởng đã bị vứt xó trong đầu Phượng lại được gợi lên. Nàng không nghĩ người nhắc tới lại là mẹ nàng. Mẹ nàng khen ngợi Tâm hết sức làm anh trai nàng có vẻ bất mãn. Nhưng rồi một thời gian anh nàng cũng khen Tâm. Nhìn cái cách Nghĩa tán thưởng Tâm mà Phượng thêm tò mò về chàng trai này. Ai mà từ việc bị mẹ và anh ghét lại quay sang đồng ý và chấp nhận thế được. Rồi Phượng vào thực tập trong công ty của mẹ, và nàng dần để ý đến Tâm. Vô tình có, cố tình có, vì Tâm dù sao cũng là giám đốc một mảng quan trọng của công ty. Phượng tò mò, vì các cô gái có vẻ rất thích Tâm. Một chàng trai còn chưa học hết cấp 3 có thể lên đến vị trí này, thậm chí là cổ đông thứ 3 của công ty thì không phải là một điều đơn giản. Trai ham sắc gái ham tài, muôn đời là vậy. Cô gái mới ra đời bị ấn tượng mạnh về Tâm qua các tin đồn thổi, qua lời kể của các cô gái chưa có người yêu.
Rồi Phượng cũng gặp được Tâm. Không khác những gì nàng đã chắp nối. Một chàng trai có vẻ khá đơn giản. Nhưng rồi Phượng như bị cuốn hút vào câu chuyện với Tâm khi thấy sự nhiệt tình của anh khi nói về chuyên ngành khách sạn. Tâm không có nhiều kiến thức như nàng, nhưng anh có thực tế. Cái khách sạn Tâm Ngọc là của anh, nghiệp vụ khách sạn gì mà anh không biết. Phượng càng nói chuyện thì càng bị cuốn hút về Tâm, về sự ham học hỏi và những kinh nghiệm của anh. Nàng tiếc nuối khi phải dứt câu chuyện vì cuộc cãi vã của bố. Nhưng từ đó Phượng mới để ý hẳn tới Tâm. Nàng như một cô gái trẻ, đầy tò mò muốn khám phá điều mới lạ. Phượng nghe hóng được mẹ và dì Sương bàn công chuyện, dường như mảng xây dựng đang rất căng. Dì Sương có vẻ lo lắng cho Tâm, một mình anh phải quản lý cả mảng xây dựng. Dù có hai phó giám đốc nhưng cũng không xuể. Dì Sương có ý muốn tìm cho Tâm một trợ lý dù Tâm có vẻ không muốn.
Phượng vội lén đến gặp dì Sương tự ứng cử mình. Mặc cho ánh mắt dì cười như không cười nhìn mình, Phượng vẫn chỉ muốn làm trợ lý cho Tâm. Nàng tự an ủi mình là sẽ cố thu thập thêm kinh nghiệm mảng xây dựng. Sau này công ty không phải của mấy chị em nhà Phượng hay sao.
Phượng nghĩ vẩn vơ thì Tâm đi về. Bàn tay anh đang cầm một tuýp kem bôi.
– Anh thấy chân em bị sưng và xước. Anh mua ego và kem về bôi cho em. Mai có lẽ đi giày thể thao thì hợp hơn.
– Vâng.
Phượng lý rí đỏ mặt. Đúng là xấu hổ. Nàng chưa từng đi bộ nhiều như thế, hôm nay lại còn đi giày nữa chứ. Nhìn đôi bàn chân đẹp tuyệt vốn là niềm tự hào của mình giờ đã sưng lên, ngón chân út đỏ ửng vì bị cọ xát nhiều nhất. Tâm chợt ngồi xuống trước chân làm Phượng hơi sửng sốt. Anh nhìn ngó hồi lâu làm Phượng vừa ngại ngùng vừa thấy hơi thích thích. Bỗng Phượng chợt đưa chân lên, nàng không biết sự dũng cảm nào khiến nàng làm vậy. Nhưng giờ chân nàng đang gác lên đầu gối Tâm.
– Em… em… để lên cao anh đỡ phải cúi… Bôi kem cho nó dễ…
Phượng nói xong mà cảm giác mặt mình chắc sắp cháy mất. Chưa bao giờ nàng có cải cảm giác này, mặt cứ nóng bừng lên, cả người hồi hộp. Bỗng Tâm cầm chân nàng, trong sự ngạc nhiên của Phượng anh nhíu hai ngón tay nơi gần ngón chân út. Hơi nhói một cái, nhưng đó là một cái dằm.
– Được rồi, chắc lúc nãy bị dính cái dằm này làm chân sưng to hơn.
Phượng há miệng, nàng chợt đứng hình. Dường như anh ấy định nhổ dằm ở chân mình chứ không phải là định bôi kem. Có một cảm giác hơi thất lạc kèm với chút xấu hổ. Giờ Phượng chỉ muốn rút chân về chạy ngay lập tức, xấu hổ quá đi mất. Bàn chân định rút lại thì bị giữ lại bởi đôi tay rắn chắc. Tâm chợt mở nắp kem ra nhìn Phượng. Ngón tay chợt thoa nhẹ kem lên chỗ sưng nơi chân. Một cảm giác mát lành lạnh từ kem, nhưng có thứ lại làm con tim thêm nóng bỏng. Cô gái trẻ tim bỗng đập rộn lên, vô thức cắn nhẹ môi mình. Phượng xấu hổ, nhưng lại có chút thích thú lạ lạ. Chưa có người đàn ông nào chạm vào chân nàng cả… Đôi môi nhỏ bé hơi thở mạnh, nhìn theo từng động tác của tay Tâm.
Tay Tâm bôi kem lên, nó cầm vào chân Phượng rồi bôi kem vào các chỗ sưng. Đáng lý ra nó định chỉ mua kem rồi để Phượng bôi. Nhưng chả hiểu sao, Tâm nhìn thấy bàn chân Phượng thì nó lại đổi ý. Nó nhìn thấy cái dằm nơi chân Phượng. Cái thói quen nhiều khi hay nhổ dằm lẫn nhau của đám thợ thuyền. Tâm cúi xuống nhìn và định nhổ cái dằm nơi ngón chân Phượng. Chợt Phương nâng chân lên, câu nói của nàng làm Tâm hơi mỉm cười. Nó biết nàng hiểu nhầm ý nó. Có lẽ ai thì đôi khi cũng hiểu nhầm. Tâm không để ý mà nhổ nhanh cái dằm ra, để tí nữa không để ý có khi nó còn ngập sâu hơn.
Tâm nhìn Phượng, biết sự xấu hổ và khó xử của nàng. Nó cũng không muốn Phượng mang tâm lý như vậy cho đến khi mai gặp lại. Bàn chân Phượng co lại thì nó chợt giữ lại. Nó chợt tự ý muốn bôi kem cho Phượng. Chân nàng đẹp lắm, đẹp hơn hẳn chân mẹ. Chả hiểu từ lúc nào nó cũng hay thích nhìn, ngắm vuốt chân phụ nữ. Có lẽ nó bị ám ảnh bởi thím nó. Nhưng dù sao những đôi chân vẫn luôn là điểm thu hút nó. Tay Tâm bôi nhẹ lên những chỗ sưng, tay nó nhẹ nắm lấy bàn chân mềm như không xương của Phượng.
Mọi thao tác cũng khá nhanh, nó cũng không muốn lợi dụng nàng. Dù rằng con mắt cú vọ của nó hơi liếc thấy một mảnh mờ ảo giữa hai chân không khép kín của Phượng. Tâm cũng biết chừng mực, nó còn mấy người vợ đang ở quê. Hơn nữa nó còn mối quan hệ khá phức tạp với cô Loan, nó cũng không muốn trêu đùa tâm tư cô gái trẻ thuần khiết như Phượng. Nhưng đấy là nó nghĩ thế thôi. Tâm không biết nó đã gieo vào trái tim Phượng chút mầm mống, chỉ đợi những giọt nước hy vọng để âm thầm nhú lên.
Những ngày sau đó, Tâm khá ngạc nhiên vì Phượng. Nàng vẫn dẻo dai bám theo tiến độ làm việc của nó. Giờ nhiều việc Phượng đã thành thạo, có thể quen việc, thậm chí nhắc việc cho nó. Tâm đôi lúc cảm thấy hơi không quen. Nó như cái máy đã lập trình sẵn với tiến độ làm việc luôn căng thẳng. Nhưng giờ nhiều khi có việc, nó mới biết Phượng đã xử lý mất rồi. Tâm dần cũng quen, nó cảm thấy dễ thở hơn không cần việc gì cũng đến tay nữa.
Nhưng nó được ngơi tay chỗ này thì lại bị điều đi làm việc khác. Mặt biển vẫn thật bao la, đất vẫn còn nhiều để làm các khu dân cư cũng như xây khách sạn kéo dài từ bãi Mỹ Khê đến Điện Bàn. Nhưng cô Loan lại nghĩ khác. Cô không hiểu tìm ở đâu ra được một khu có nguồn suối khoáng nóng. Công ty sẽ xây dựng một khu tắm khoáng, tắm bùn cho du khách. Nó cũng hiểu mang máng là mở rộng sản phẩm du lịch, không nhất thiết đến biển chỉ có tắm biển.
Vậy là Tâm lại theo lên trên núi, nghiên cứu địa hình để xây dựng khu nghỉ dưỡng kết hợp tắm khoáng, vui chơi tổng hợp. Dự án sẽ có nhiều hạng mục, xây nối tiếp nhau và có lẽ phải 2 – 3 năm mới xong được. Đợt này ngoài Tâm ra còn có 2 kỹ sư địa chất, anh Hòa kiến trúc sư của công ty và dì. Dường như cô Loan bận nên không đi được. Nhưng công ty càng phát triển, dì Sương và cô Loan như càng thêm khăng khít. Hai người đàn bà vốn coi nhau như thù thì giờ lại là chị em thân thiết. Có lẽ khi thù hận được xóa bỏ, thì hai con người vốn hiểu nhau quá rõ sẽ dễ dàng thân nhau hơn. Cả hai đều có chung mục tiêu phát triển công ty, sau này đó sẽ là tài sản cho Nghĩa, Phượng và Thảo nguyên.
Đường đi càng lên cao càng quanh co. Đến gần mảnh đất định làm suối khoáng thì chỉ còn đường đất. Mọi người đành đi bộ. Phía trước là một anh người Cơ Tu được thuê mở đường tới đất, anh A Lăng Gương. Theo sau là hai kỹ sư địa chất, 1 nam tầm gần 40 tên là Sinh và một chị tầm hơn 30 là Lý. Cả hai anh chị là vợ chồng cùng nghề với nhau. Anh Hòa kiến trúc sư đi gần với dì, vừa đi vừa thuyết minh kế hoạch của anh cho dì. Tâm đi sau cùng, nó vừa đi vừa ngó nghiêng. Xung quanh toàn rừng, nó cũng không hiểu kiến trúc sư có cái nhìn khái quát ở đâu để vẽ lên bản kiến trúc trên giấy thế này. Mọi thứ thật gồ ghề và không có cái nhìn rõ nét.
Đôi lúc nó nhìn dì, nó thấy dì cũng liếc nhìn nó. Nó còn quan sát được anh Hòa cũng hay nhìn dì. Dường như dì sinh ra là cái đích để đàn ông ngắm tới. Tâm nhớ những đêm với dì, cái cảm xúc lúc đó vẫn như vẹn nguyên. Nhưng công việc rồi hoàn cảnh làm nó không có cơ hội gần dì. Và dì dường như cũng không tạo cơ hội cho nó.
Cuối cùng mọi người cũng đi tới đích. Một vùng đồi núi mênh mông đã được phạt bỏ hết cây cối. Vẫn đang có 15 – 66 người Cơ Tu được thuê để dọn dẹp mọi thứ. Đã có mấy cái máy xúc đưa đến chờ sẵn. Anh Hòa vội vã lôi hai vợ chồng anh Sinh đi kiểm tra mạch khoáng trong lòng đất để từ đó còn điều chỉnh thiết kế.
Tâm đứng đó, nó nhìn mấy đồng bào Cơ Tu đang lôi dần những cây rừng được chặt hạ đi. Những cô gái làm nó nhớ tới An. Nó vẫn nhớ có một bức ảnh An đứng bên suối mặc áo dân tộc, không hẳn thế này nhưng có nét gì nhang nhác thế. Vậy là đã mấy năm trời, giờ có lẽ An đã yên ấm có chồng con rồi. Chỉ là Tâm vẫn có chút không an tâm. Nó quyết định khi đi về sẽ gác tất cả mọi chuyện để lên lại Kontum, thăm bố mẹ An rồi đi xem An sống ra sao. Có như vậy nó mới không còn lấn cấn nữa.
Còn đang suy nghĩ thì bên hông bị huých nhẹ. Tâm giật mình khỏi những suy tưởng về An. Dì đang đứng bên nhìn về phía trước mà không nhìn nó:
– Con đang nghĩ về một cô gái dân tộc nào à.
– Có, nhưng là một cô bạn cũ.
– Cái đồ lăng nhăng này, con nói thế không sợ dì buồn à.
– Con thấy dì đâu có buồn, dì nói cười vui vẻ với anh Hòa lắm kìa. Anh ý có vẻ cũng để ý tới dì.
– Để ý thì sao chứ, ai dì chả vậy.
– Thì con cũng vậy, con nhớ về bạn đâu có nghĩa con làm gì mờ ám đâu.
– Lại chẳng mờ ám. Dì lạ gì con. Con không mờ ám thì sao con bé Phượng cứ nhất quyết muốn làm trợ lý cho con.
– Con không có thật mà. Chính con bảo dì con không cần trợ lý rồi. Mà nếu con có ý gì với Phượng thì cô Loan chả xé xác con ra.
– Biết đâu đấy, cô ấy cũng thích đứa con rể như con thì sao. Bên đó tài chính mạnh, có thể hỗ trợ con phát triển sự nghiệp.
– Con không phải Trần Hùng. Nếu con muốn như vậy thì con đã chấp nhận lấy Thảo Nguyên lâu rồi.
Tâm nói xong bỏ mặc dì ở đó. Nó đi về phía núi xa, nơi anh Hòa đang bàn bạc xem lấy suối khoáng về kiểu gì. Nó cũng chả quan tâm, có bản vẽ thì nó thi công thôi. Tâm chỉ không thích kiểu đùa ỡm ờ đó của dì.
Mọi người cứ bàn bạc, lôi giấy tờ ra ghi chép. Tâm thì đi lại nói chuyện với mấy người Cơ Tu như A Lăng Gương. Cuộc sống của người dân nơi đây cũng không dễ dàng, vẫn chỉ phụ thuộc vào núi rừng. Nhưng trên mặt ai Tâm cũng thấy được sự thoải mái mà không vướng những bon chen của cuộc sống. Tâm tự hỏi không hiểu cái khu nghỉ dưỡng này mở ra sẽ đem lại cuộc sống tốt hơn cho họ, hay những thứ hiện đại kia sẽ nhồi vào đầu họ, làm cho cái bản sắc, cuộc sống thanh bình dần dần mất đi.