Phần 25
– “Cộc cộc cộc”, tiếng bà Oanh gõ cửa phòng khám của ông Tình, chỉ còn 15 nữa là đến giờ khám bệnh, bà muốn tranh thủ vào phòng ông Tình để thông báo về việc bà đã tìm được nhà cho ông Tình thuê. Sáng sớm nay bà đã dậy sớm đi sang nhà bà bạn hỏi thuê căn nhà này. Gớm, chả biết sao bà lại quan tâm đến ông như vậy.
Ông Tình cũng vừa mới tới phòng khám, sáng nay mới hơn 5h ông đã dậy và trả cái phòng nhà nghỉ, cả đêm qua ông trằn trọc vì không quen nổi cái không khí ở đấy.
– Vào đi!
Bà Oanh bước vào, ông Tình ngạc nhiên:
– Ô, bà Oanh, sao sớm vậy đã tìm tôi rồi? Có phải là về việc tìm nhà thuê không?
Bà Oanh chưa khoác áo trắng của bác sĩ, bà vẫn trong bộ đồ quen thuộc của mình là quần vải và áo sơ mi. Nhưng hôm nay chiếc áo sơ mi màu xanh nhạt của bà có cách điệu hơn một chút khi đính ở chỗ vú là một bông hoa nho nhỏ màu tím than. Không biết có phải ý đồ của người thiết kế muốn ánh nhìn người đối diện tập trung vào cái vật ở đằng sau bông hoa hay không. Bà Oanh ngồi vào cái ghế dành cho bệnh nhân:
– Không vì việc nhà thuê của ông thì về việc gì. Sáng nay tôi hỏi bà bạn rồi. Tôi thuê luôn rồi, chìa khóa đang cầm ở đây. Đồ đạc thì cũng có cơ bản rồi nhưng vẫn phải mua sắm một vài thứ nữa.
Ông Tình cảm động lắm, cuộc đời ông từ khi vợ mất đến nay một mình gà trống nuôi hai thằng con chưa bao giờ được quan tâm đến như vậy, nhất là của một người khác phải không phải là họ hàng bà con thân thích. Vì vậy ông Tình có chút thẫn thờ trong giây lát:
– Cảm ơn bà, cảm ơn bà rất nhiều. Thú thực là tôi… tôi chẳng có tâm trí đâu mà đi tìm nhà. May có bà giúp.
Bà Oanh cũng nhận ra được thoáng ngỡ ngàng trên biểu hiện khuôn mặt của ông Tình, lại nghe thấy những lời nói cảm ơn ấm áp tự đáy lòng của ông Tình, bà biết việc mình làm vừa rồi có ý nghĩa đối với ông Tình như thế nào:
– Ông nói gì vậy? Cùng là động nghiệp với nhau, hoàn cảnh ông cũng hao hao tôi. Giúp nhau được cái gì thì giúp có gì mà cảm ơn đâu.
Rồi ông Tình nhìn vào mắt bà Oanh, bà ngượng ngùng quay đi tránh cái ánh mắt trực diện của ông, tim bà có chút hồi hộp lạ thường. Ông Tình nói tiếp:
– Thì biết là như thế, ngoài người vợ xấu số của tôi ra thì đây là lần đầu tiên có người quan tâm đến tôi như vậy đấy. Trước nay mọi việc đều là tự mình làm hết.
Bà Oanh sợ ông Tình nói thêm mấy câu khách sáo nữa nên cắt ngang:
– Ông này, đã bảo là không cần nói rồi mà. Rồi khi nào tôi cần ông giúp tôi lại là được mà. À, vẫn còn phải mua một ít đồ rồi dọn dẹp nữa. Chiều nay ông về sớm một tí mà chuẩn bị đi. Đây, chìa khóa nhà đây. Ông cầm lấy.
Ông Tình đón lấy cái chìa khóa Việt Tiệp mà bà Oanh vừa đặt lên bàn rồi đẩy về phía ông, ông ngẩng mặt lên trời vẻ khó hiểu:
– Ơ thế nhà ở đâu? Tôi biết tìm thế nào?
Bà Oanh đúng là chưa nghĩ ra, hoặc có thể bà đang trong trạng thái lâng lâng kiểu thiếu nữ:
– Uh nhỉ, ông đã biết nhà đâu. Thôi thế này, chiều nay tôi và ông cùng về, tôi dẫn ông đến nhà.
Ông Tình gật đầu vài phát như kiểu hài lòng vì mọi việc theo đúng ý mình, rồi ông mượn gió mà bẻ măng:
– Thế cần phải mua những gì? Hay là trên đường về bà giúp tôi mua mấy thứ cần thiết rồi mang về nhà luôn cho tiện? Như vậy có được không?
Bà Oanh giẫy nẩy:
– Á, đã tìm nhà cho rồi lại còn nhờ người ta mua đồ giùm nữa. Người gì đâu mà chỉ biết lợi dụng người khác.
Giọng nói bà Oanh không có vẻ gì là giận dỗi hay là trách móc cả, chỉ là bà muốn giảm bớt sự ngượng ngùng của mình mà thôi. Ông Tình tủm tỉm:
– Nhưng tôi đã đến nhà đâu mà biết cần phải mua những cái gì. Hay là như thế này, đây giấy đây, bà ghi hộ tôi những thứ cần thiết để trưa nay tôi tranh thủ đi mua vậy.
Ông Tình đẩy tờ giấy ghi đơn thuốc và cái bút bi về phía bà Oanh. Bà Oanh “xí” một tiếng nghe rõ đáng yêu rồi cũng cầm lấy cái bút và bắt đầu ghi:
‘Bàn chải đánh răng, kem đánh răng, khăn mặt, dầu gội, xà phòng (đồ vệ sinh cá nhân của ông)
Nồi to, nồi nhỏ, chảo, bát đũa, thìa muôi, mắm muối, dầu ăn. V. V. (Nói chung là ông mua đồ dùng để nấu ăn).
Chiếu, chăn, gối, màn (đơn hay đôi thì tùy)’
Bà Oanh ghi xong thì vừa đưa trở lại tờ giấy cho ông Tình vừa nói:
– Đấy là những thứ thiết yếu, còn thiếu thứ gì thì dần dần mua bổ sung. Ông ở một mình nhưng cũng phải mua sắm cho đầy đủ. Không được tuềnh toàng quá con cái nó biết nó lại buồn.
Ông Tình đọc hoa hết cả mắt từ đầu chí cuối tờ giấy. Đọc đến đoạn cuối ông thắc mắc:
– Chăn chiếu gối màn đôi hay đơn là thế nào hả bà?
Bà Oanh cũng tự nhiên như ruồi mà đáp thật lòng, bà chưa nghĩ đến hậu quả:
– Thì… thì… ông ngủ một mình thì mua đơn, muốn rủ ai về ngủ cùng thì mua đôi. Có thế cũng hỏi.
Nói xong bà Oanh thấy mình hình như vô tình vẽ đường cho hươu chạy, rồi vô tình làm cho ông Tình hiểu nhầm bà có ý nghĩ xấu xa. Thế nên nói xong mà bịt miệng rồi xua xua tay như muốn thu lại lời nói vừa rồi.
Ông Tình thì suýt nữa cười thành tiếng:
– Vậy mua đôi đi. Biết đâu có người nào muốn ngủ nhờ thì sao nhỉ???
Ẩn ý được đáp lại bằng ẩn ý, bà chữa thẹn:
– Vớ vẩn, già rồi mà còn…
Nói xong bà giằng lại tờ giấy vừa đưa cho ông Tình rồi vo viên lại đút vào túi áo, sau đó bà đứng dậy đi ra cửa luôn làm ông Tình há hốc mồm không hiểu mình vừa gây ra cái gì:
– Ơ, bà Oanh, tôi…
Bà Oanh vẫn đi tiếp không có ý định dựng lại, nhưng vừa đi bà vừa nói:
– Để chiều tôi cùng ông đi mua, đàn ông thì biết gì mà mua.
Cửa phòng khám đóng lại để một mình ông Tình ở trong phòng, ông tựa lưng ra ghế để giãn cơ lưng, chợt như vừa nhớ ra một điều gì đó quan trọng, ông nói rõ to:
– Chết cha, chưa hỏi bà ấy xem tiền thuê bao nhiêu tiền một tháng. Chà chà chà, gặp gái là quên hết mọi thứ. Ây za!!!
… Bạn đang đọc truyện Tình già tại nguồn: htpss://gaigoi.city
4 giờ chiều ngày hôm đó, khi vừa hết giờ khám, hai ông bà đã nhấm nháy nhau nhanh nhanh chóng chóng rời khỏi bệnh viện. Bà đi trước ông bám đít theo sau, hai người hai xe đi về hướng hồ Tây.
Trước khi về nhà mới, bà Oanh dẫn ông Tình đến một khu chợ rất lớn, ở đó có bày bán tất cả các đồ dùng mà bà Oanh đã liệt kê sáng nay. Sau khi đã gửi xe, bà Oanh phân công nhiệm vụ:
– Giờ ông đi về đằng kia, ở đó có bán chăn ga chiếu màn. Tôi đi đằng này, tôi sẽ mua giúp ông đồ dùng nhà bếp và vệ sinh cá nhân.
Ông Tình đưa cho bà Oanh tiền của mình rồi nói:
– Cảm ơn bà, bà cầm lấy tiền đi mua, nếu thiếu thì cứ bù vào giúp tôi, lát tôi trả.
Thế rồi ông bà chia nhau hành động. Đến gần 1 tiếng đồng hồ sau thì tất cả các đồ đạc đã được mua xong. Vì nhiều đồ quá, lại cồng kềnh và nặng nữa nên hai người thuê một chiếc xe ba bánh ở cổng chợ mang về nhà.
Về đến ngôi nhà mới, là một căn nhà cấp 4 có lợp mái bằng gạch đỏ kiểu cổ kính. Ở những làng ven hồ Tây này có rất nhiều nhà kiểu như vậy. Ngoài căn nhà cấp 4 ra còn có một khoảng sân và vườn khá rộng ở phía đằng trước, cửa cổng làm bằng sắt màu xanh dương. Ông Tình mở cửa bước vào, điều làm ông thích thú nhất chính là khoảng vườn bên phía trái của căn nhà, mặc dù không có người ở những vườn rất sạch sẽ, được đánh luống cẩn thận để trồng rau. Ông Tình nhìn thấy có một luống rau cải bắp, một luống su hào, một giàn mướp, có một ô có những cây trúc chống chéo lại với nhau dùng làm giàn cây đậu đũa.
Mở cửa chính bước vào, ông Tình thấy rất sạch sẽ, bà Oanh cũng rất ngạc nhiên:
– Chắc là bà bạn tôi hôm nay qua đây dọn dẹp rồi. Chứ sáng nay tôi thấy không được như thế này.
Ông Tình vừa đi một vòng quanh nhà vừa cảm ơn:
– Bà cho tôi gửi lời cảm ơn đến bà bạn của bà, hôm nào dẫn tôi đi gặp bà ấy để cảm ơn.
Bà Oanh không hiểu sao lại không thích ông Tình gặp bà bạn của mình chút nào:
– Khỏi cần, bà ấy bận lắm, không gặp ông đâu.
– Thế hả.
Bên trong căn nhà cấp 4 chỉ có 1 phòng duy nhất vừa là phòng khách vừa là phòng ngủ. Phía bên phải căn nhà có một gian nhà nhỏ khác nữa, ở đó là phòng bếp và phòng vệ sinh. Ngắm nghía làm quen với căn nhà 1 lúc rồi hai người bưng bê đồ đạc trên chiếc xe ba bánh vào trong nhà.
Đến tối mịt mọi đồ đạc đã được đặt đúng vị trí của nó. Bà Oanh vừa rửa tay định ra về thì ông Tình lại gần:
– Bà này, tôi cảm ơn bà. Cũng tối rồi, hay là bà ở đây ăn cơm cùng tôi đi. Coi như là bữa tân gia vậy.
Thật tâm mà nói, bà Oanh cũng không muốn về, vì dù sao giờ về cũng chỉ có một mình, lại lủi thủi nấu cơm ăn một mình kể cũng buồn. Nhưng mọi việc đã xong xuôi, bà không thể mặt dày mà cứ nán lại được, thế nên nghe ông Tình nói ở lại ăn cơm, bà vui vui trong lòng nhưng vẫn làm bộ làm tịch:
– Ông nghiện từ cảm ơn thế hả, đã bảo là đừng có khách sao như vậy, tôi không thích đâu.
– Rồi, tôi biết rồi. Bà ở lại ăn cơm cùng tôi nhé. Mà đồ ăn bà mua vừa nãy để ở đâu?
– Trong bếp kia kìa, có khi mai phải sắm cái tủ lạnh nhỏ ông ạ.
– Uh, mai tôi mua. Giờ bà vào trong nhà nghỉ ngơi đi một lát, tôi thấy bà vất vả từ chiều rồi. Để tôi nấu ăn ào một cái là xong.
Bà Oanh không tiện từ chối, bà vừa đi xuống bếp vừa nói:
– Ông biết nấu không?
Ông Tình đi đuổi theo bà Oanh xuống bếp, ông muốn xem tài nấu nướng của bà ra làm sao.
Lăng xăng bên cạnh nhìn bà Oanh thoăn thoắt nấu ăn, rất nhanh và gọn gàng đâu ra đấy. Cảm giác này đã quá lâu rồi, đã quá lâu rồi ông Tình mới có lại. Cảm giác có một người phụ nữ ở bên cạnh mình, cảm giác được ngắm nhìn một người phụ nữ đang làm những công việc bếp núc. Nhiều lúc ông Tình quên mất rằng, người đàn ông có một niềm vui, niềm hạnh phúc đó là được ngắm vợ trong lúc nấu ăn. Niềm vui nho nhỏ đó làm ông Tình không để ý đến vóc dáng bà Oanh lúc đang nấu ăn, ông không để ý đến cặp mông căng đét trong cái quần vải cứ núng na núng nính theo mỗi nhịp đảo đũa xào nấu của bà.
Có thể ở một không gian khác, một hoàn cảnh khác ông Tình sẽ cảm nhận thêm nét hấp dẫn này. Nhưng ở đây, giờ phút này, đối với ông đã là ổn lắm rồi, rất ổn đối với một người đàn ông sống độc thân gần như cả cuộc đời mình.
Đâu đó, ở ngoài kia vọng lại tiếng mấy con chim nhỏ đang ríu rít bay tìm về tổ ấm, trời đã tối hẳn mất rồi.